3. Đối t−ợng, nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu
3.5.4 Ph−ơng pháp điều tra, thu thập số liệu
+ Ph−ơng pháp điều tra không chính thức
Đây là dạng điều tra mở và chủ yếu là mang tính đặc điểm hoá, nhằm xác định nhanh các hệ thống chăn nuôi chủ yếu có trong vùng nghiên cứu.
Điều tra không chính thức là những cuộc thăm viếng và phỏng vấn những ng−ời cấp tin chính. Những ng−ời cấp tin chính này chủ yếu là các cán bộ địa ph−ơng, những ng−ời chăn nuôi giỏi, những ng−ời già và những ng−ời am hiểu về địa ph−ơng… Thông qua những cuộc trao đổi, trò chuyện một cách cởi mở, tự nhiên giữa ng−ời phỏng vấn và những ng−ời cấp tin chính này mà ta có thể có đ−ợc những thông tin chung nhất về vùng, những vấn đề mà địa ph−ơng đang gặp phải …đồng thời có thể xác định nhanh đ−ợc các hệ thống chăn nuôi chủ yếu trong vùng. Ph−ơng pháp này có −u điểm là thực hiện nhanh, ít tốn kém hơn so với điều tra chính thức.
+ Ph−ơng pháp điều tra chính thức
Ph−ơng pháp này đ−ợc thực hiện sau khi đ0 xác định đ−ợc các hệ thống chăn nuôi có đ−ợc do điều tra không chính thức. Cuộc điều tra này đ−ợc thực hiện tại các nông hộ đ0 lựa chọn thông qua bộ câu hỏi hoàn chỉnh đ0 chuẩn bị sẵn. Điều tra chính
thức bao gồm hai dạng điều tra, nghiên cứu đó là nghiên cứu các chỉ tiêu mang tính hệ thống và nghiên cứu các chỉ tiêu về chăn nuôi.
*Ph−ơng pháp nghiên cứu các chỉ tiêu mang tính “hệ thống”
Có nghĩa là tìm ra cấu trúc và hoạt động của hệ thống chăn nuôi. Để xác định đ−ợc cấu trúc của hệ thống chúng ta cần phải xác định đ−ợc các thành phần của hệ thống, môi tr−ờng hệ thống. Thành phần của hệ thống nh− loại gia súc đ−ợc nuôi, ng−ời chăn nuôi, các loại thức ăn cho gia súc…Để thấy đ−ợc hoạt động của hệ thống cần xác định đ−ợc các mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống và giữa các thành phần hệ thống với môi tr−ờng xung quanh nh− mối quan hệ giữa mức kinh tế của nông hộ với mức độ thâm canh trong chăn nuôi; mối quan hệ giữa chăn nuôi với trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản; mối quan hệ giữa thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm với quy mô, trình độ thâm canh trong chăn nuôi…
*Ph−ơng pháp nghiên cứu các chỉ tiêu “chăn nuôi”
Nghiên cứu các chỉ tiêu chăn nuôi thực chất là nghiên cứu trên quy mô đàn gia súc và mô tả năng suất của đàn. Các chỉ tiêu chính cần nghiên cứu nh− cơ cấu đàn, năng suất vật nuôi (tăng trọng, sinh sản…), hiệu quả sử dụng thức ăn, tình hình dịch bệnh…Các nghiên cứu này chủ yếu nhằm thu thập đ−ợc các số liệu định l−ợng, rất có ích trong việc phân tích thống kê. Việc điều tra th−ờng dựa vào trí nhớ ng−ời chăn nuôi và tiến hành một lần (không lặp lại). Tuy nhiên để có thể có đ−ợc thêm các thông tin cần thiết và chính xác về hệ thống chăn nuôi, ng−ời ta cũng có thể kết
hợp việc điều tra với các theo dõi chăn nuôi (Vũ Đình Tôn, 2006) [16].