Đặc điểm tổ chức bộ máy kếtoán của Công ty Thương mại vàTư vấn Tân Cơ

Một phần của tài liệu hoàn thiện hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại và Tư vấn Tân Cơ (Trang 46 - 51)

Tân Cơ

Sơ đồ 2.1.3.2. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Thương mại và Tư vấn Tân Cơ

Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng các chi nhánh Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư, TSCĐ, và các nguồn vốn của Công ty

Thủ quỹ kiêm kế toán vốn bằng tiền Kế toán vật tư hàng hoá Kế toán thanh toán, kế toán các khoản Doanh thu, thu nhập và các khoản chi phí khác Kế toán thuế, theo dõi công nợ Thủ quỹ kiêm kế toán vốn bằng tiền

Dưới đây là nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán của Công ty:

Kế toán trưởng: Là người tổ chức chỉ đạo toàn diện công tác kế toán của Công ty. Tổ chức công tác kế toán, tạo ra mối liên hệ các công việc trong từng phần hành cụ thể.

Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán, xác định hệ thống báo cáo kế toán mà Công ty cần lập và sử dụng để cung cấp thông tin nội bộ và bên ngoài.

Phân tích các quyết toán của Công ty.

Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp và kiểm tra toàn bộ hoá đơn chứng từ do bộ phận kế toán cung cấp để đưa vào sổ sách, đến cuối kỳ lập các

Báo cáo kế toán.

Kế toán vật tư, TSCĐ, và các nguồn vốn của Công ty: Có nhiệm vụ lập danh điểm vật tư và tổ chức kế toán quản trị về số hiện có, số đã sử dụng, đã bán cả về số lượng và giá trị phù hợp danh điểm vật tư, sản phẩm, hàng hoá đã lập theo yêu cầu nội bộ của Công ty. Phần hành Kế toán vật tư còn phải xác định được phương pháp tính giá hàng tồn kho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Công ty, đáp ứng yêu cầu quản lý cũng như lập kế hoạch cho tương lai. Đồng thời phải so sánh giữa mức đã lập và thực tế thực hiện để kịp thời đưa ra nhận xét và kiến nghị.

Đối với kế toán TSCĐ thì nhân viên kế toán phần hành này phải có trách nhiệm mở sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp để phản ánh được các chỉ tiêu về giá trị hiện vật của quá trình quản lý, sử dụng và phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của toàn đơn vị, các bộ phận, các đối tượng TSCĐ chủ yếu, đồng thời cung cấp được nhu cầu sử dụng tài sản cố định của từng bộ phận cũng như toàn Công ty một cách cụ thể để giúp lãnh đạo Công ty có cơ sở quyết định các phương án khai thác năng lực tài sản cố định hiện có và đầu tư mới thích hợp, hiệu quả. Kế toán tài sản cố định tại Công ty cũng cần phải xác định cơ cấu tài sản cố định theo cách phân loại tài sản cố định phù hợp, đồng thời kết hợp kế toán theo từng đối tượng tài sản cố định của Công ty để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch đầu tư dài hạn cho từng thời kỳ, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định cũng như các khoản tổn thất do sử dụng tài sản cố định không đúng mục đích. Bên cạnh đó, cũng cần phải lập hệ thống tài khoản , sổ kế toán TSCĐ thích hợp với tình hình Công ty.

Kế toán thanh toán, kế toán các khoản Doanh thu, Thu nhập và các khoản chi phí khác: Phản ánh các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, các khoản

phải nộp, các khoản còn phải thanh toán cho các đối tượng khác. Phản ánh đầy đủ kịp thời các khoản doanh thu, thu nhập và các khoản ghi giảm doanh thu, thu nhập phát sinh trong doanh nghiệp. Từ đó xác định doanh thu thuần, thu nhập thuần từ các hoạt động làm căn cứ để xác định kết quả kinh doanh. Phản ánh đầy đủ kịp thời các khoản chi phí phát sinh trong doanh nghiệp liên quan đến thu mua, tiêu thụ hàng hoá cùng với các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp.

Kế toán thuế và theo dõi công nợ:

Tập hợp chứng từ, hạch toán kế toán, lập các báo cáo theo đúng quy định của cơ quan thuế.

Với các chi nhánh, phản ánh đầy đủ kịp thời giá trị hàng hoá xuất nhập cho chi nhánh, công nợ giữa công ty và chi nhánh.

Yêu cầu đối với kế toán công nợ là đảm bảo cung cấp được các thông tin về: Chủ nợ, loại nợ theo kỳ hạn, thời hạn thanh toán và chất lượng của khoản nợ vào bất kỳ lúc nào khi nhà quản lý cần. Căn cứ vào tình hình thực tế của Công ty để thiết kế các tài khoản phản ánh công nợ theo chủ nợ, khách nợ đồng thời phân tích theo chất lượng nợ và kỳ hạn thanh toán hoặc phản ánh các khoản nợ theo hạn nợ, đồng thời phân tích theo chủ nợ, chất lượng của khoản nợ.

Thủ quỹ kiêm kế toán vốn bằng tiền: Theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng.

Bộ phận kế toán tại các chi nhánh: Có trách nhiệm theo dõi, phản ánh đúng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại chi nhánh, tổng hợp và báo cáo lên bộ phận kế toán tại Công ty.

Từ Mô hình tổ chức công tác kế toán của Công ty Cổ phần Thương mại và Tư vấn Tân Cơ, có thể đưa ra nhận xét sau:

sinh và thuận tiện cho công tác đối chiếu tổng hợp số liệu phục vụ tốt công tác kiểm tra trong toàn công ty trên một địa bàn rộng lớn với nhiều đại lý và chi nhánh; Công ty áp dụng hình thúc tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Tại trụ sở chính có phòng kế toán tài chính, ở các chi nhánh và đại lý cũng có phòng kế toán. Phòng kế toán tại trụ sở Công ty có nhiệm vụ: Thực hiện kiểm tra công tác kế toán ở các đơn vị phụ thuộc; thực hiện công việc kế toán phát sinh ở trụ sở chính và các đơn vị trực thuộc không có tổ chức kế toán riêng; thu nhận kiểm tra báo cáo kế toán ở các đơn vị trực thuộc có tổ chức kế toán riêng về và lập báo cáo tổng hợp toàn Công ty. Kế toán tại các đơn vị phụ thuộc (Các chi nhánh và đại lý): Có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ công tác kế toán phát sinh ở đơn vị mình, công tác tài chính, thống kê gửi về phòng kế toán Công ty; các nhân viên ở các đơn vị trực thuộc không có tổ chức bộ máy kế toán riêng thì thực hiện các công việc hạnh toán do phòng kế toán tài chính của Công ty đưa ra và định kỳ gửi chứng từ về phòng tài chính kế toán của Công ty.

2.2.Thực trạng hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại và Tư vấn Tân Cơ

2.2.1.Tài khoản sử dụng

Để hạch toán quá trình lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu, kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:

TK 151- Hàng mua đang đi đường TK 156- Hàng hoá

TK 131- Phải thu khách hàng hoặc khách hàng ứng trước TK 331- Phải trả người xuất khẩu

TK 632- Giá vốn hàng bán: phản ánh trị giá vốn của hàng tiêu thụ trong kỳ

TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Ngoài ra, để hạch toán quá trình lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu kế toán còn sử dụng các tài khoản như: TK 111, TK 112, TK 331, TK 333, TK 641, TK 642, TK 911, TK 421, TK 141...

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hoàn thiện hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại và Tư vấn Tân Cơ (Trang 46 - 51)