Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp sau cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 59)

Kể từ khi chia tách tỉnh năm 1989, tỉnh Quảng Bình đã có những kết quả tích cực trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, nhiều công trình lớn, trọng điểm của tỉnh đã được xây dựng hoàn thành phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: Quốc lộ 1A, 2 nhánh Đông - Tây đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 12A, cầu Nhật Lệ, cầu Quán Hàu, cầu Gianh, sân bay Đồng Hới, cảng Hòn La giai đoạn 1… Đến nay, 100% xã phường có điện, trên 97% số dân có điện lưới; có 156/159 xã phường có đường ô tô về đến trung tâm xã, có 160 km đường sắt đi suốt chiều dài của tỉnh với 17 ga, có 116 km bờ biển, 364 km đường sông; toàn tỉnh có 184 hồ chứa, đập dâng lớn nhỏ, 120 trạm bơm điện với tổng dung tích hồ đập gần 300 triệu m3 nước với khả năng tưới vụ Đông Xuân là 25.000 ha, vụ Hè Thu gần 15.000 ha; mạng lưới bưu chính viễn thông được phát triển hiện đại và rộng khắp. Toàn tỉnh có 01 bưu cục trung tâm, 06 bưu cục huyện thị, 37 bưu cục khu vực và 90 điểm bưu điện văn hóa xã. Đến cuối năm 2006, toàn tỉnh có 25 trạm chuyển mạch PSTN, 93 trạm thu phát sóng thông tin di động BTS với 158.887 thuê bao điện thoại, trong đó có 65.911 thuê bao cố định, 92.360 thuê bao di động, 159/159 xã, phường, thị trấn có máy điện thoại; hệ thống cấp nước Phú Vinh và Bàu Tró ở Đồng Hới đang hoạt động với công suất 26.000m3/ngày đêm để phục vụ cho trung tâm thị xã và vùng lân cận. Các thị trấn huyện lỵ Ba Đồn, Minh Hóa, Tuyên Hoá, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ đã đầu tư xây dựng và đang hoạt động hệ thống cấp nước với công suất mỗi huyện 1-2.000m3; có trên 97% số xã có trạm y tế, mỗi huyện có 01 bệnh viện và 2 -3 phòng khám đa khoa, 100% số xã có trường TH, 95% số xã có trường THCS, mỗi huyện có từ 2 - 3 trường THPT, 01 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề. Ở tỉnh có 1 trường Đại học, 2 trường trung học chuyên nghiệp, 1 trường trung cấp nghề, 2 trường dạy nghề, 1 Đài Phát thanh Truyền hình có công suất 5KW, có 08 trạm phát lại truyền hình và

07 đài phát thanh ở các huyện, thành phố. Sân vận động của tỉnh có công suất 12.000 chổ ngồi đã đưa vào sử dụng [26].

2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SAU CỔ PHẦN HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

2.2.1 Các DNNN đã thực hiện cổ phần hoá trên địa bàn Quảng Bình

2.2.1.1 Số lượng đã cổ phần hoá trên địa bàn Quảng Bình

Tính đến thời điểm ngày 31/12/2008, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 30 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, trong đó: giai đoạn 1999 - 2002 thực hiện cổ phần hoá 7 DNNN và giai đoạn 2002 - 2008 thực hiện cổ phần hoá: 23 DNNN.

Sau khi thực hiện cổ phần hoá, có 25 doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hoá 100%, chủ yếu do người lao động trong các doanh nghiệp nắm giữ cổ phần, (có 18 doanh nghiệp người lao động trong doanh nghiệp nắm giữ 100% cổ phần, chiếm 60% số doanh nghiệp CPH; các doanh nghiệp còn lại còn có người ngoài doanh nghiệp nắm giữ cổ phần) và có 5 doanh nghiệp vẫn còn vốn Nhà nước (trong đó có 3 doanh nghiệp Nhà nước còn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) [28].

2.2.1.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN sau khi thực hiện cổ phần hoá thực hiện cổ phần hoá

- Về huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn

Nhìn chung, các DNNN sau khi CPH đã tổ chức lại bộ máy hợp lý, tích cực huy động, sử dụng các nguồn vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng đa ngành, đa nghề, mở rộng mặt hàng và thị trường; vừa củng cố những ngành nghề sản xuất truyền thống, vừa mở rộng thêm một số ngành nghề mới phù hợp với năng lực đơn vị, như: Công ty cổ phần Bia rượu với dự án Bia Hà Nội tại Quảng Bình quy mô 20 triệu lít/năm, Công ty cổ phần Bình Lợi với Dự án chế biến tinh bột sắn quy mô: 60 tấn/ngày… Tuy

vậy, tổng mức vốn điều lệ của các doanh nghiệp hầu như không tăng, mặc dù có một số doanh nghiệp có khả năng bổ sung vốn từ lợi nhuận. Nhiều doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá, phần vốn Nhà nước còn lại chưa tích cực bán hết, kể cả nguồn vốn Nhà nước cho doanh nghiệp vay không tính lãi trả dần từ 2-3 năm. Một số doanh nghiệp không muốn tăng vốn điều lệ do mức cổ tức mà công ty cổ phần phải trả cho cổ đông cao hơn lãi vay ngân hàng [28].

- Phương thức quản lý

Các DNNN sau khi cổ phần hoá đã tinh giảm biên chế, làm lành mạnh hoá tình hình tài chính doanh nghiệp; đổi mới phương thức quản lý theo hướng phát huy vai trò làm chủ, tích cực chủ động sáng tạo của người lao động, đảm bảo quyền lợi của các cổ đông và từng bước tạo động lực phát triển doanh nghiệp; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Tuy nhiên, ở một số đơn vị, trong phương thức hoạt động chưa thực sự đổi mới do đội ngũ lãnh đạo của đơn vị được thành lập trên cơ sở bộ máy điều hành cũ nên vẫn chưa thật sự có được bước đột phá lớn.

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết DNNN sau khi cổ phần hoá được nâng lên, các khoản doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp năm sau cao hơn năm trước, trong đó một số đơn vị có mức tăng khá như: Công ty Cổ phần VLXD 1/5 lợi nhuận năm 2006 đạt: 1.810 triệu, năm 2007: 3.668 triệu và năm 2008: 9.893 triệu đồng…; Công ty Cổ phần Dược phẩm Quảng Bình lợi nhuận năm 2006 đạt: 2.419 triệu đồng, năm 2007: 3.199 triệu đồng và năm 2008: 5.176 triệu đồng…; việc trích lập các quỹ đã được chú ý hơn trước, nhất là trích lập quỹ phúc lợi và quỹ khuyến khích sản xuất, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của người lao động (nguồn số liệu điều tra doanh nghiệp).

2.2.1.3 Khó khăn chung của các DNNN sau cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Các DNNN sau cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên có những khó khăn chung như các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Những khó khăn phổ biến hiện nay là:

2.2.1.3.1 Khó khăn về vốn

Nguồn vốn hạn hẹp, vốn tự có thấp, gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vốn tại các tổ chức tín dụng do không có tài sản thế chấp, nên trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp có phương án kinh doanh tốt, nhưng đã bỏ lỡ cơ hội kinh doanh do không có vốn để triển khai.

Các quy định về điều kiện vay vốn vẫn còn nhiều phức tạp làm cho các doanh nghiệp sau cổ phần hoá, với trình độ tài chính còn hạn chế, không hiểu biết các thủ tục, trình tự vay vốn, các chế độ chính sách ưu đãi của Nhà nước… nên gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các thủ tục vay vốn.

2.2.1.3.2 Khó khăn về cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất của các DNNN sau khi cổ phần hoá còn yếu, trang thiết bị lạc hậu, nhà xưởng sản xuất chật hẹp…, do cơ sở vật chất chủ yếu là được thừa hưởng từ các doanh nghiệp nhà nước đầu tư đã lâu, nay đã xuống cấp, nhưng thiếu vốn để đầu tư cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của các DNNN sau cổ phần hoá trong xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng.

2.2.1.3.3 Khó khăn về trình độ quản lý

Nhìn chung, trình độ quản lý và quản trị các hoạt động tại các DNNN sau cổ phần hoá còn yếu, còn mang tính kinh nghiệm, đặc biệt là rất yếu trong quản trị tài chính, quản trị nhân sự, do hầu hết đội ngũ lãnh đạo của các

DNNN sau cổ phần hoá được bầu trên cơ sở Ban lãnh đạo của DNNN trước khi cổ phần hoá. Đội ngũ lãnh đạo này vẫn ít nhiều chịu ảnh hưởng của tư tưởng bao cấp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Phần lớn các lãnh đạo doanh nghiệp chưa được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành, chưa trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng quản trị điều hành doanh nghiệp hiện đại.

2.2.1.3.4 Khó khăn về khả năng cạnh tranh

Khả năng cạnh tranh trên thị trường của các DNNN sau cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, hầu hết các doanh nghiệp chưa tiếp cận và mở rộng được thị trường trong nước và quốc tế. Mà nguyên nhân chủ yếu là do đội ngũ cán bộ quản lý tại doanh nghiệp còn mang nặng tư tưởng trì trệ, ỷ lại trong các DNNN trước đây. Việc chậm trong việc cải tiến kỹ thuật, đổi mới quy cách, nâng cao chất lượng sản phẩm đã làm cho các sản xuất, dịch vụ còn đơn điệu, chưa thể hiện sự khác biệt nhiều so với thời điểm trước cổ phần hoá, nên chưa xây dựng được những sản phẩm có thương hiệu để cạnh tranh tốt với các doanh nghiệp cùng ngành. Trong khi đó, các chính sách hỗ trợ của tỉnh còn ít và khó tiếp cận, nên hiệu quả của các chính sách hỗ trợ của Nhà nước còn thấp.

2.2.1.3.5 Khó khăn về thông tin

Hệ thống thông tin, dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình còn kém phát triển, không đáp ứng được nhu cầu thông tin và tư vấn về thị trường, công nghệ, pháp luật, cũng như các thông lệ trong quan hệ kinh tế, thương mại quốc tế. Mặt khác, bản thân các DNNN sau cổ phần hoá cũng chưa chú trọng đến việc tìm kiếm thông tin, dịch vụ tư vấn để vận dụng vào trong quá trình quản lý, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp [28].

Chính những khó khăn trên, đã làm giảm hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các DNNN sau cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

2.3 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DNNN SAU CỔ PHẦN HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 2.3.1 Mô tả về quá trình điều tra và xử lý số liệu

Để thu thập thông tin cho đề tài, Bảng câu hỏi được thiết kế và sử dụng để thực hiện việc thu thập số liệu thông qua việc phỏng vấn các đối tượng là lãnh đạo doanh nghiệp, trưởng, phó các phòng chuyên môn như phòng quản lý nhân sự, phòng kế hoạch, phòng kinh doanh, kế toán trưởng... của các DNNN đã thực hiện cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (bảng 2.4).

Nhằm thu thập một cách chi tiết hơn các số liệu về chất lượng nguồn nhân lực của các DNNN đã cổ phần hoá, 20 câu hỏi được đưa ra ở phần sau để các đối tượng được phỏng vấn cho biết ý kiến của mình. Thang độ 5 điểm Likert được sử dụng để lượng hoá sự lựa chọn, trong đó 1 điểm được xem là "Rất kém", và 5 điểm được xem là "Rất tốt" theo sự lựa chọn của người được phỏng vấn (Chi tiết bảng hỏi xem phụ lục 1).

Sau khi hoàn chỉnh, bảng câu hỏi được gửi đến Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Giao thông Quảng Bình để thực hiện phỏng vấn thí điểm 4 đối tượng nhằm phát hiện những thiếu sót của bảng câu hỏi, cũng như khung nghiên cứu. Trên cơ sở kết quả phỏng vấn thí điểm, tác giả đề tài đã tiến hành chỉnh sửa từ ngữ của các câu trong bảng hỏi để thông tin thu thập từ người được phỏng vấn có thể chính xác hơn.

Bảng 2.4 - Đặc điểm người được phỏng vấn

Đặc điểm Số quan sát Tỷ lệ (%) Đặc điểm Số quan sát Tỷ lệ (%)

Giới tính Nhóm tuổi

Nam 79 78,2 Dưới 30 tuổi 7 6,9

Nữ 22 21,8 31 - 40 tuổi 25 24,8

Tổng số 101 100,0 41 - 50 tuổi 50 49,5

51 - 60 tuổi 17 16,8

Trên 60 tuổi 2 2,0

Tổng số 101 100,0

Trình độ chuyên môn Vị trí công tác

Thạc sĩ 5 5,0 Giám đốc 14 13,9

Đại học 81 80,2 Phó giám đốc 18 17,8

Cao đẳng, trung cấp 13 12,9 Trưởng phòng quản lý nhân sự

19 18,8

Sơ cấp 1 1,0 Các bộ phận khác 50 49,5

Loại khác 1 1,0 Tổng số 101 100,0

Tổng số 101 100,0

Nguồn: số liệu điều tra

Đặc điểm của người được phỏng vấn được trình bày ở bảng 2.4 cho thấy: nam giới chiếm tỷ lệ 78,2%, nữ giới chiếm tỷ lệ 21,8% điều này cho thấy phần lớn các vị trí chủ chốt tại các DNNN đã cổ phần hoá là do nam giới nắm giữ, do đối tượng được phỏng vấn được tập trung vào các vị trí như giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng quản lý nhân sự, kế toán trưởng của các doanh nghiệp. Trình độ chuyên môn của người được phỏng vấn tương đối đồng đều, chủ yếu có trình độ đại học (80,2% so người được phỏng vấn); có 50,5% số người được phỏng vấn giữ các chức vụ từ trưởng phòng quản lý nhân sự trở lên, điều này cho thấy các ý kiến đưa ra có độ tin cậy cao.

2.3.2 Đặc điểm doanh nghiệp

2.3.2.1 Thông tin về người đứng đầu các DNNN sau cổ phần hoá

Qua khảo sát số liệu điều tra và xử lý trên phần mềm SPSS, có thể nhận thấy một số nội dung cơ bản về thông tin cá nhân của người đứng đầu các DNNN sau cổ phần hoá như được trình bày tại bảng 2.5:

- Về độ tuổi của người đứng đầu doanh nghiệp, kết quả cho thấy người đứng đầu các DNNN đã thực hiện cổ phần hoá có độ tuổi trung bình là 52 tuổi, trong đó số người sinh trước năm 1960 chiếm tỷ trọng 55%, trong đó có

trường hợp cá biệt giám đốc doanh nghiệp đã trên 60 tuổi. Điều này phù hợp với thực tế của các DNNN đã thực hiện cổ phần hoá là Ban lãnh đạo của các doanh nghiệp này chủ yếu được bầu lại từ Ban lãnh đạo của các DNNN trước đây. Với cơ cấu độ tuổi như vậy cho thấy, người đứng đầu doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp.

Bảng 2.5 - Thông tin cá nhân của người đứng đầu DNNN sau cổ phần hoá

Đặc điểm của người đứng đầu DNNN

cổ phần hoá Số quan sát

Tỷ lệ (%) 1. Tuổi của người đứng đầu doanh nghiệp

- Sinh trước năm 1960 - Sinh sau năm 1960

Tổng cộng 11 9 20 55 45 100 2. Giới tính của người đứng đầu doanh nghiệp

- Nam - Nữ Tổng cộng Chi-square Sig. 19 3 22 11,636 0,001 86,4 13,6 100 3. Trình độ học vấn của người đứng đầu DN

- Tiến sĩ - Thạc sĩ - Cử nhân - Cao đẳng, trung cấp Tổng cộng Chi-square Sig. 1 1 17 3 22 32,545 0,000 4,5 4,5 77,3 13,6 100

Nguồn: số liệu điều tra - Về giới tính: kết quả cho thấy, người đứng đầu doanh nghiệp là Nam chiếm 86,4%, người đứng đầu doanh nghiệp là Nữ chiếm 13,6%. Điều này cũng phản ánh đúng thực tế của các doanh nghiệp nói chung, vì nam giới thường năng động, tháo vát hơn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, Nam giới thường giữ chức vụ cao hơn trong các DNNN đã cổ phần hoá.

- Về trình độ học vấn: qua kết quả điều tra cho thấy, nhóm người đứng đầu doanh nghiệp có trình độ tiến sĩ chiếm 4,5%, thạc sĩ chiếm 4,5%, cử nhân 77,3%, cao đẳng, trung cấp chiếm 13,6%. Đây là cơ cấu trình độ học vấn khá cao so với các loại hình doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh như: doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh cá thể, công ty TNHH…, chứng tỏ người đứng đầu các DNNN sau cổ phần hoá được đào tạo bài bản hơn, có khả năng quản trị tốt hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Đây cũng là một lợi thế cạnh tranh của các DNNN sau cổ phần hoá so với các loại hình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp sau cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w