nhân lực của các DNNN sau và trước khi cổ phần hoá
Để tiến hành kiểm định phân phối chuẩn các biến số phản ánh chất lượng nguồn nhân lực của các DNNN đã thực hiện cổ phần hoá tại các thời điểm sau khi cổ phần hoá so với trước khi cổ phần hoá, đề tài sử dụng kiểm định Kolmogorov-Smirnov Test trong phần mềm SPSS. Bảng dưới trình bày kết quả kiểm định tính phân phối chuẩn của số liệu.
Bảng 2.9 - Kiểm định phân phối chuẩn ý kiến về chất lượng nguồn lao động tại các DNNN sau và trước khi cổ phần hoá theo đánh giá của doanh nghiệp
Mean Statistic Skewness Statistic Kurtosis Statistic Kolmogorov- Smirnov Z Asymp. Sig. (2- tailed)
1. Kỹ năng chuyên môn của bản thân người lao động ,7959 -0,015 -0,178 3,346 0,000
2. Thái độ cầu thị nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn
,9597 0,804 3,757 3,299 0,000
3. Tự học để trau dồi thêm trình độ chuyên môn ,9796 0,040 -0,141 2,142 0,000
4. Khả năng xử lý thông tin trong quá trình làm việc 1,0306 0,107 -1,011 2,099 0,000
5. Tính tuân thủ kỷ luật làm việc của người lao động
1,0510 0,399 -0,538 2,280 0,000
6. Tính hợp tác giữa những người lao động ,9573 0,228 -0,742 2,308 0,000
7. Sự chấp hành mệnh lệnh của cấp trên 1,0000 0,015 -1,242 2,139 0,000
8. Sự mong muốn và nỗ lực nhằm nâng cao khả năng ngoại ngữ
,8041 0,344 -0,770 2,254 0,000
9. Khả năng sáng tạo và đưa ra các sáng kiến mới ,9381 0,474 -0,548 2,235 0,000
10. Sự ham muốn nắm bắt công nghệ mới ,8333 0,559 0,259 2,489 0,000
11. Người lao động xem doanh nghiệp như của chính mình
1,1429 0,560 0,681 2,647 0,000
12. Phản ứng của người lao động đối với các chương trình đào tạo hoặc tập huấn mà doanh nghiệp tổ chức
,7234 0,535 -0,454 2,601 0,000
13. Tính tích cực, tính chủ động và sáng tạo của người lao động
,9263 0,131 -0,405 2,444 0,000
14. Sự đóng góp ý kiến của người lao động nhằm giúp cho doanh nghiệp có vị thế và hình ảnh tốt hơn
1,1939 0,012 -0,390 2,361 0,000
15. Sự quan tâm của người lao động đối với quá trình ra quyết định có tính dân chủ của doanh nghiệp
1,0607 0,487 -0,024 2,544 0,000
16. Sự quan tâm của DN đối với việc đào tạo nâng cao trình độ người lao động
,9898 0,541 0,743 2,385 0,000
17. Quy trình tuyển dụng lao động của doanh nghiệp đã khách quan, minh bạch để đảm bảo tuyển dụng đúng người, đúng việc
,8866 0,574 1,033 2,367 0,000
18. Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp ,9286 0,615 0,091 2,674 0,000
19. Việc giải quyết các chế độ hưu trí, thai sản, bảo hiểm
,6966 0,582 -0,288 2,674 0,000
20. Việc thuyên chuyển, thay đổi vị trí công tác 1,0204 0,655 0,808 2,539 0,000
Hệ số tin cậy Cronbach Alpha cho toàn bộ: 0,9376
Kết quả cho thấy mức ý nghĩa kiểm định sig. trong cột thứ 6 (cột sig.) của bảng này đều nhỏ, trong khi đó mức ý nghĩa thống kê được mặc định trên SPSS là α = 0,01. Thêm nữa giá trị lệch về bên trái và bên phải Skewness Statistic và Kurtosis Statistic đều trong giá trị cho phép. Do đó các biến số trên đều thoả mãn tiêu chuẩn Kolmogorov-Smirnov, hay nói cách khác các biến số phản ánh sự cải thiện về chất lượng nguồn nhân lực sau khi cổ phần hoá so với thời điểm trước cổ phần hoá tại các DNNN đã thực hiện cổ phần hoá đều tuân theo phân phối chuẩn và thoã mãn các điều kiện phân tích số liệu đa biến sau này.
Độ tin cậy của số liệu là mức độ đảm bảo sự đo lường của các biến điều tra là không gặp phải các sai số, và nhờ đó cho ta các kết quả trả lời từ phía người được phỏng vấn là chính xác và đúng với thực tế. Để kiểm định độ tin cậy của nhân tố mới được xác định và đặt tên, ta sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha. Theo Hair et al (1999), hệ số Cronbach Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 là tốt, từ, 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Vì vậy, các thông tin về vấn đề nghiên cứu là khá đầy đủ và đủ tin cậy để sử dụng trong nghiên cứu.