Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp sau cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 51)

2.1.1.3.1 Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của Quảng Bình là 806.526 ha [13], trong đó:

- Đất lâm nghiệp : 588.818 ha, chiếm 73,1% - Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản : 2.544 ha, chiếm 0,31%

- Đất chuyên dùng : 23.216 ha, chiếm 2,88%

- Đất ở : 4.822 ha, chiếm 0,6%

- Đất chưa sử dụng : 118,289 ha, chiếm 11,44%

Trong diện tích đất tự nhiên gần 170.000 ha đất vùng gò đồi, phù hợp với đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây lâm nghiệp và chăn nuôi. Vùng cát ven biển có điều kiện để xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế và nuôi trồng thuỷ sản. Trong 118.289 ha đất chưa sử dụng, chủ yếu là đất bằng và đất đồi - là địa bàn để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và phân bố các cơ sở công nghiệp mới. Ngoài ra, có khoảng 2.000 ha mặt nước lợ, nước ngọt chưa được khai thác, sử dụng.

2.1.1.3.2 Tài nguyên rừng và đất rừng

Theo số liệu thống kê năm 2006 thì toàn tỉnh có trên 588.818 ha đất lâm nghiệp, chiếm 73,1% đất tự nhiên; trong đó rừng tự nhiên có 525.013 ha và rừng trồng có 63.777 ha. Đất trống, đồi núi trọc chưa sử dụng có diện tích 92.201 ha, chiếm 11,44% đất tự nhiên [13].

Trữ lượng gỗ toàn tỉnh có khoảng 32,3 triệu m3, trong đó: rừng tự nhiên 30,5 triệu m3, rừng trồng có 0,77 triệu m3.Trữ lượng rừng đặc dụng có 2,16 triệu m3, rừng phòng hộ có 15,3 triệu m3, rừng kinh tế 14,85 m3. Trữ lượng gỗ phân bố chủ yếu ở vùng núi cao, giao thông khó khăn. Tỷ lệ rừng che phủ năm 2006 đạt 66,5% [29].

Thảm thực vật rừng Quảng Bình rất đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, sến, táu,... và nhiều loại thú quý hiếm như hổ, báo, voọc, trĩ sao, gà lôi, các loại bò sát, móng guốc khác. Đặc sản dưới tán rừng khá phong phú, đa dạng và có giá trị lớn như song mây, dược liệu quý,

phong lan... Đặc biệt ở khu bảo tồn Phong Nha - Kẻ Bàng có nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm như cây bách xanh núi đá, sao la và mang lớn, cùng nhiều loại thuỷ sinh độc đáo là những nguồn gen quý hiếm tạo nên hệ sinh thái có giá trị kinh tế, khoa học và du lịch.

Xu thế rừng giàu giảm sản lượng và diện tích, rừng trung bình và rừng nghèo, rừng trồng rừng mới và rừng tự nhiên phục hồi được tăng đáng kể; diện tích đất trống, đồi núi trọc vẫn còn nhiều. Tình trạng trên đặt ra cần phải có phương thức khai thác đất đai và tài nguyên rừng một cách hợp lý, gắn công tác bảo vệ rừng, chăm sóc rừng với giao đất giao rừng cho từng hộ gia đình, ổn định nơi ở và sản xuất cho đồng bào, có như vậy mới bảo vệ được tài nguyên rừng.

2.1.1.3.3 Tài nguyên biển

Quảng Bình có đường bờ biển dài 116,04 km từ Đèo Ngang đến Hạ Cờ với vùng đặc quyền lãnh hải khoảng 20.000 km2. Dọc theo bờ biển có 5 cửa sông chính: Roòn, Gianh , Dinh, Lý Hoà, Nhật Lệ tạo ra nguồn cung cấp phù du sinh vật có giá trị cho việc phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Ngoài khơi có 5 đảo nhỏ tạo những vịnh có vị trí đẹp và thuận tiện cho các hoạt động kinh tế biển như Hòn La. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, vùng biển có một số ngư trường có nhiều loại hải sản quý hiếm như tôm hùm, mực, hải sâm ... cho phép Quảng Bình phát huy thế mạnh của biển để phát triển kinh tế tổng hợp biển. Ngoài ra vùng ven biển Quảng Bình có tiềm năng rất lớn về cát thạch anh, nguyên liệu để sản xuất thuỷ tinh cao cấp xuất khẩu [26].

2.1.1.3.4 Tài nguyên khoáng sản

Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản khác nhau, được phân bố rải rác ở các huyện, thành phố. Tài nguyên khoáng sản có 2 loại:

- Nhóm khoảng sản kim loại có nhiều loại như: sắt, chì, kẽm, vàng... nhưng trữ lượng thấp và phân tán.

- Nhóm khoảng sản phi kim loại như: than bùn, đá vôi, cao lanh, cát thạch anh có trữ lượng lớn, là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển ngành sản xuất VLXD, đặc biệt là sản xuất xi măng, gạch ngói.

2.1.1.3.5 Tài nguyên du lịch

Dãi đất Quảng Bình như một bức tranh hoành tráng, có rừng, có biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng: đèo Ngang, đèo Lý Hoà, biển Nhật Lệ, cổng Trời… Đặc biệt có Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - là động lực phát triển mạnh các loại hình du lịch, với hệ thống địa tầng, địa mạo được hình thành trên 400 triệu năm, chứa đựng trong lòng trên 300 hang động lớn nhỏ có giá trị hàng đầu thế giới với 4 điểm nhất: có các sông ngầm dài và sâu nhất; cửa hang cao và rộng nhất; có những bờ cát dài và rộng nhất và có những thạch nhũ đẹp nhất. Phong Nha - Kẻ Bàng còn là vùng rừng nhiệt đới có hệ động thực vật đa dạng và quí hiếm, có những khu rừng nhiệt đới có độ che phủ trên 93%, có trên 75 nghìn ha rừng nguyên sinh ẩn chứa nhiều tiềm năng của tự nhiên. Tỉnh Quảng Bình đang xây dựng hồ sơ trình UNESCO xin công nhận di sản thiên nhiên thế giới lần hai theo tiêu chí đa dạng sinh học.

2.1.2 Nguồn nhân lực

2.1.2.1 Dân số

Đến năm 2007, dân số Quảng Bình có 854.919 người, trong đó nữ chiếm 50,55%; dân số thành thị 123.111 người, chiếm 14,4% dân số. Tỷ lệ tăng dân số trung bình thời kỳ 1996 - 2006 là 1,77%, trong đó thời kỳ 1996 - 2000 là 1,5% và thời kỳ 2001 - 2006 là 1,2%. Đại bộ phân dân cư Quảng Bình là người Kinh (trên 98,5%) và 15 tộc người thiểu số sống tập trung ở 2

huyện miền núi Tuyên Hoá, Minh Hoá và phía Tây các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ.

Bảng 2.1 - Diện tích, dân số và mật độ dân số tỉnh Quảng Bình

Đơn vị 2005 2006 2007 Diện tích Km2 8.065,3 8.065,3 8.065,3 % so cả nước 2,45 2,45 2,45 Dân số Nghìn người 838,6 846 856,4 Mật độ dân số Người/km2 104 105 106 % so cả nước 41,25 41,42 41,22

Nguồn: Niêm giám thông kê tỉnh Quảng Bình năm 2007

Mật độ dân số trung bình năm 2007 là 106 người/km2. Dân cư Quảng Bình phân bố không đều giữa các huyện, thành phố. Năm 2007, mật độ dân cư ở Đồng Hới là 687 người/km2, Quảng Trạch 335 người/km2, trong khi đó các huỵên miền núi dân cư thưa thớt, như Minh Hoá 32 người/km2, Tuyên Hoá 71 người/km2.

2.1.2.2 Lao động

Quảng Bình có nguồn lao động khá dồi dào. Tính đến năm 2007, số dân trong độ tuổi lao động là 453,92 ngàn người, trong đó có 425 ngàn người tham gia lao động trong các ngành kinh tế; với mức tăng bình quân năm của cả thời kỳ 2006-2010 là 1,44% đối với dân trong độ tuổi lao động và 1,54% đối với số người tham gia lao động trong các ngành kinh tế thì dự kiến đến năm 2010 quy mô dân trong độ tuổi lao động khoảng 469-470 nghìn người (53,7% so dân số) và số lao động cần bố trí việc làm là 469 nghìn người (92,5% dân số trong tuổi lao động).

Bảng 2.2 - Lao động và cơ cấu sử dụng lao động tỉnh Quảng Bình

Đơn vị 2005 2006 2007

1. Nguồn lao động 1.000 ng 459,45 461,66 465,72

2. LĐ đang LV trong các ngành KT 1.000 ng 410,4 416,0 425,0

Nông- lâm- ngư nghiệp 1.000 ng 291,4 290,1 288,8

Công nghiệp- xây dựng 1.000 ng 56,5 57,3 61,0

Dịch vụ 1.000 ng 62,5 68,6 75,2

3. Cơ cấu sử dụng lao động % 100,0 100,0 100,0

Nông- lâm- ngư nghiệp % 71,0 69,7 68,0

Công nghiệp- xây dựng % 13,8 13,8 14,4

Dịch vụ % 15,2 16,5 17,7

4. Năng suất lao động (GDPhh/lđ) tr.đồng 11,07 13,17 15,15

Nông- lâm- ngư nghiệp tr.đồng 4,63 5,27 5,68

Công nghiệp- xây dựng tr.đồng 25,76 32,14 37,99

Dịch vụ tr.đồng 27,77 30,74 32,96

Nguồn: Niêm giám thông kê tỉnh Quảng Bình năm 2007

Cơ cấu sử dụng lao động theo hướng thu hút nhiều lao động vào các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Cùng với phát triển kinh tế, năng suất lao động công nghiệp - xây dựng tăng lên. Những số liệu trên đây chứng minh điều đó.

Sự phân bố lao động giữa các vùng không đồng đều. Vùng núi đồi chiếm trên 85% diện tích với tài nguyên phong phú, nhưng chỉ có gần 30% lao động trong toàn tỉnh. Vùng đồng bằng chật hẹp chỉ có gần 15% diện tích tự nhiên nhưng nguồn lao động tập trung trên 70% trong tổng số lao động. Thời kỳ 1996 - 2005, hàng năm giải quyết việc làm trung bình cho 1,8 - 2,0 vạn lao động, thời kỳ 2006-2008 giải quyết việc làm trung bình cho 2,6 - 2,7 vạn người.

Trình độ văn hoá, trình độ ngoại ngữ của người lao động. Theo kết quả điều tra số người mù chữ trong độ tuổi lao động chiếm 0,75% dân số và chiếm 1,5% so tổng số người trong độ tuổi. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề

còn thấp, chất lượng không cao; năm 2001 là 7,3% đến năm 2005 đạt 19,5%, trình độ ngoại ngữ còn nhiều hạn chế.

Trình độ khoa học kĩ thuật: Toàn tỉnh có trên 18.500 người có trình độ từ công nhân kỹ thuật bậc 5 trở lên, chiếm 5% so với lao động đang làm việc trong nền kinh tế, nếu tính từ trình độ cao đẳng trở lên có 8.843 người, chiếm 1,1% dân số. Trong đó: cao đẳng có 4.115 người, đại học 4.613 người, thạc sĩ có 66 người, tiến sĩ có 9 người.

Chia theo ngành kinh tế: Giáo dục đào tạo 4.995 người; quản lý kinh doanh 1.290 người; y tế 339 người; pháp luật 302 người; toán và thống kê 41 người; kỹ thuật 297 người; xây dựng và kiến trúc 167 người; khoa học và xã hội 393 người; vận tải 87 người; nông lâm thuỷ sản 512 người; các ngành khác 295 người.

Sự phân bố của lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật không đồng đều, chủ yếu tập trung ở Đồng Hới, huyện lỵ; lao động có trình độ đại học chủ yếu là giáo viên ở các trường. Số công nhân bậc cao ít, thiếu công nhân ở những lĩnh vực công nghệ mới. Như vậy, lao động của tỉnh dồi dào nhưng chất lượng thấp, cơ cấu không đồng bộ. Vì vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng đang được đặt ra vô cùng cấp bách.

2.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình

2.1.3.1 Tình hình phát triển KT-XH những năm qua

Thời kỳ 2001-2007, kinh tế của tỉnh phát triển ổn định, đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; chất lượng, hiệu quả từng bước được nâng lên. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân hàng năm thời kỳ 2001 - 2005 tăng 8,86%; trong đó: nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 4,71%, công nghiệp xây dựng tăng 14,02%, dịch vụ tăng 8,52%. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 11,63% và năm 2008 đạt 11,42%.

Đơn vị tính 2005 2006 2007 KH 2008 Nhịp độ tăng BQ 2006-2008

Giá trị tăng thêm- GDP (giá ss 1994) Tỷ đồng 2208,9 2460,7 2.731 3.059 11,46

Nông lâm ngư nghiệp Tỷ đồng 636,3 665,6 710 742 5,26

Công nghiệp- xây dựng Tỷ đồng 721,4 841,3 1.001 1.177 17,72

Dịch vụ Tỷ đồng 851,1 953,8 1020,4 1.140,0 10,23

Khu vực sản xuất 1357,8 1.506,9 1.711 1.919 12,22

Khu vực dịch vụ 851,1 953,8 1020,4 1.140 10,23

Khu vực phi nông nghiệp 1572,6 1.795,1 2021,4 2.317,0 13,79

Khu vực nông nghiệp 636,3 665,6 710,0 742,0 5,26

Tổng nhu cầu đầu tư (2006-2008) Tỷ đồng 12.545,5 Tăng trưởng vốn

đầu tư 2006-2008 % 14,37

Nguồn: Quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Quảng Bình đến năm 2020

Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 2000 tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP chiếm 24,8%, đến năm 2008 là 36,6%; tỷ trọng GDP nông nghiệp của Quảng Bình vẫn lớn, năm 2000 chiếm 37%, năm 2008 là 24,2%; tỷ trọng dịch vụ năm 2008 chiếm 39,2%. Nông, lâm, ngư nghiệp phát triển tương đối ổn định. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá, một số cơ sở sản xuất và khu công nghiệp được hình thành như KCN Tây Bắc Đồng Hới, KCN cảng biển Hòn La,...Các loại hình dịch vụ từng bước được phát triển. Hoạt động tài chính - tín dụng có tiến bộ. Đầu tư phát triển có nhiều cố gắng, cơ sở kinh tế xã hội được cải thiện đáng kể. Kinh tế nhiều thành phần đang từng bước phát triển. Công tác quản lý tài nguyên môi trường được tăng cường. Giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, thể dục thể thao có nhiều tiến bộ; đời sống văn hoá, tinh thần được nâng lên; xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và thực hiện các chính sách xã hội đạt kết quả khá [29].

2.1.3.2 Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

Kể từ khi chia tách tỉnh năm 1989, tỉnh Quảng Bình đã có những kết quả tích cực trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, nhiều công trình lớn, trọng điểm của tỉnh đã được xây dựng hoàn thành phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: Quốc lộ 1A, 2 nhánh Đông - Tây đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 12A, cầu Nhật Lệ, cầu Quán Hàu, cầu Gianh, sân bay Đồng Hới, cảng Hòn La giai đoạn 1… Đến nay, 100% xã phường có điện, trên 97% số dân có điện lưới; có 156/159 xã phường có đường ô tô về đến trung tâm xã, có 160 km đường sắt đi suốt chiều dài của tỉnh với 17 ga, có 116 km bờ biển, 364 km đường sông; toàn tỉnh có 184 hồ chứa, đập dâng lớn nhỏ, 120 trạm bơm điện với tổng dung tích hồ đập gần 300 triệu m3 nước với khả năng tưới vụ Đông Xuân là 25.000 ha, vụ Hè Thu gần 15.000 ha; mạng lưới bưu chính viễn thông được phát triển hiện đại và rộng khắp. Toàn tỉnh có 01 bưu cục trung tâm, 06 bưu cục huyện thị, 37 bưu cục khu vực và 90 điểm bưu điện văn hóa xã. Đến cuối năm 2006, toàn tỉnh có 25 trạm chuyển mạch PSTN, 93 trạm thu phát sóng thông tin di động BTS với 158.887 thuê bao điện thoại, trong đó có 65.911 thuê bao cố định, 92.360 thuê bao di động, 159/159 xã, phường, thị trấn có máy điện thoại; hệ thống cấp nước Phú Vinh và Bàu Tró ở Đồng Hới đang hoạt động với công suất 26.000m3/ngày đêm để phục vụ cho trung tâm thị xã và vùng lân cận. Các thị trấn huyện lỵ Ba Đồn, Minh Hóa, Tuyên Hoá, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ đã đầu tư xây dựng và đang hoạt động hệ thống cấp nước với công suất mỗi huyện 1-2.000m3; có trên 97% số xã có trạm y tế, mỗi huyện có 01 bệnh viện và 2 -3 phòng khám đa khoa, 100% số xã có trường TH, 95% số xã có trường THCS, mỗi huyện có từ 2 - 3 trường THPT, 01 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề. Ở tỉnh có 1 trường Đại học, 2 trường trung học chuyên nghiệp, 1 trường trung cấp nghề, 2 trường dạy nghề, 1 Đài Phát thanh Truyền hình có công suất 5KW, có 08 trạm phát lại truyền hình và

07 đài phát thanh ở các huyện, thành phố. Sân vận động của tỉnh có công suất 12.000 chổ ngồi đã đưa vào sử dụng [26].

2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SAU CỔ PHẦN HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

2.2.1 Các DNNN đã thực hiện cổ phần hoá trên địa bàn Quảng Bình

2.2.1.1 Số lượng đã cổ phần hoá trên địa bàn Quảng Bình

Tính đến thời điểm ngày 31/12/2008, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 30 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, trong đó: giai đoạn 1999 - 2002 thực hiện cổ phần hoá 7 DNNN và giai đoạn 2002 - 2008 thực hiện cổ phần hoá:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp sau cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w