trước và sau khi cổ phần hoá
Để thực hiện phân tích, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của các DNNN trước và sau khi cổ phần hoá, đề tài sử dụng Kiểm định trị trung bình của 2 mẫu phụ thuộc hay mẫu phối hợp từng cặp (Paired-samples T-test), đây là loại kiểm định dùng cho 2 nhóm tổng thể có liên hệ với nhau. Quá trình kiểm định sẽ bắt đầu với việc tính toán chênh lệch giá trị trên từng cặp quan sát bằng phép trừ (-), sau đó kiểm nghiệm xem chênh lệch trung bình của tổng thể có khác 0 không, nếu không khác 0 có nghĩa là không có sự khác biệt.
Bảng 2.14 - Kiểm định Paired-samples T-test để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của các DNNN trước và sau khi cổ phần hoá
Các cặp Nội dụng kiểm định Paired Differen ces Mean Std. Deviatio n t df Sig. (2- tailed)
Pair 1 Kỹ năng chuyên môn của người lao động -0,796 0,570 -14,041 100 0,000 Pair 2 Thái độ cầu thị của người lao động -0,960 0,692 -13,941 100 0,000 Pair 3 Tự trau dồi thêm trình độ chuyên môn -0,980 0,848 -11,604 100 0,000
Pair 4 Khả năng xử lý thông tin -1,031 0,774 -13,376 100 0,000
Pair 5 Tính tuân thủ kỷ luật làm việc -1,051 0,852 -12,402 100 0,000 Pair 6 Tính hợp tác giữa những người lao động -0,957 0,747 -12,886 100 0,000
Pair 7 Sự chấp hành mệnh lệnh -1,000 0,752 -13,366 100 0,000
Pair 8 Nỗ lực nhằm nâng cao khả năng ngoại ngữ -0,804 0,815 -9,918 100 0,000 Pair 9 Khả năng sáng tạo của người lao động -0,938 0,818 -11,520 100 0,000 Pair 10 Sự ham muốn nắm bắt công nghệ mới -0,833 0,786 -10,656 100 0,000 Pair 11 Người lao động xem doanh nghiệp như của
mình?
-1,143 0,806 -14,250 100 0,000
Pair 12 Phản ứng của người lao động đối với các chương trình đào tạo của doanh nghiệp
-0,723 0,780 -9,321 100 0,000
Pair 13 Tính tích cực, tính chủ động và sáng tạo của người lao động trong xây dựng kế hoạch kinh doanh
-0,926 0,752 -12,383 100 0,000
Pair 14 Sự đóng góp ý kiến có tính chất xây dựng của bản thân người lao động
-1,194 0,716 -16,754 100 0,000
Pair 15 Sự quan tâm của người lao động đối với quá trình ra quyết định của doanh nghiệp
-1,061 0,797 -13,382 100 0,000
Pair 16 Sự quan tâm của DN đối với việc đào tạo nâng cao trình độ người lao động
-0,990 0,780 -12,755 100 0,000
Pair 17 Quy trình tuyển dụng lao động của doanh nghiệp -0,887 0,797 -11,184 100 0,000 Pair 18 Việc quản lý nhân sự trong doanh nghiệp -,929 0,793 -11,769 100 0,000 Pair 19 Việc giải quyết các chế độ hưu trí, thai sản,
bảo hiểm
-0,697 0,759 -9,219 100 0,000
Pair 20 Việc thuyên chuyển, thay đổi vị trí công tác -1,020 0,811 -12,652 100 0,000
Nguồn: số liệu điều tra và xử lý trên phần mềm SPSS
Kết quả cho thấy với mức ý nghĩa sig. (2-tailed) của các cặp đều bằng 0,000, có thể kết luận rằng có sự chênh lệch đạt mức ý nghĩa thống kê về sự
đánh giá của những người được điều tra đối với các biến số phản ánh chất lượng nguồn nhân lực của các DNNN trước và sau khi cổ phần hoá. Cụ thể:
- Cặp 1 (pair 1) - Kỹ năng chuyên môn đối với công việc được giao của bản thân người lao động có giá trị sai số trung bình của cặp (Paired Differences Mean) bằng = - 0,796 cho thấy chất lượng về kỹ năng chuyên môn đối với công việc được giao của bản thân người lao động trước khi cổ phần hoá thấp hơn sau khi cổ phần hoá 0,796 điểm hoặc nói cách khác kỹ năng chuyên môn đối với công việc được giao của bản thân người lao động sau khi cổ phần hoá được đánh giá cao hơn trước khi cổ phần hoá, với trung bình là khoảng 0,796 điểm.
- Tương tự, kết quả kiểm định từ cặp 2 đến cặp 20 cho thấy: cặp 2 - thái độ cầu thị nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn của bản thân người lao động sau khi cổ phần hoá được đánh giá cao hơn trước khi cổ phần hoá 0,96 điểm; cặp 3 - Tự học để trau dồi thêm trình độ chuyên môn để làm việc tốt hơn sau khi cổ phần hoá được đánh giá tốt hơn trước khi cổ phần hoá 0,98 điểm; cặp 4 - Trình độ tin học hoặc khả năng xử lý thông tin trong quá trình làm việc sau khi cổ phần hoá được đánh giá tốt hơn trước khi cổ phần hoá 1,031 điểm; cặp 5 - Tính tuân thủ đối với kỷ luật làm việc của bản thân người lao động sau khi cổ phần hoá được đánh giá tốt hơn khi cổ phần hoá 1,051 điểm; cặp 6 - Tính hợp tác giữa những người lao động nhằm giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu, sứ mạng kinh doanh sau khi cổ phần hoá được đánh giá tốt hơn trước khi cổ phần hoá 0,957 điểm; cặp 7 - Sự chấp hành mệnh lệnh của cấp trên khi được giao những nhiệm vụ mới mà công ty yêu cầu sau khi cổ phần hoá tốt hơn trước khi cổ phần hoá 1 điểm; cặp 8 - Sự mong muốn và nỗ lực nhằm nâng cao khả năng ngoại ngữ sau khi cổ phần hóa tốt hơn trước khi cổ phần hoá 0,804 điểm; cặp 9 - Khả năng sáng tạo và đưa ra các sáng kiến mới giúp
doanh nghiệp cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh theo xu hướng của thị trường sau khi cổ phần hoá được đánh giá tốt hơn trước khi cổ phần hoá 0,938 điểm; cặp 10 - Sự ham muốn nắm bắt công nghệ mới khi doanh nghiệp yêu cầu sau khi cổ phần hoá được đánh giá cao hơn trước khi cổ phần hoá 0,833 điểm; cặp 11 - Người lao động xem doanh nghiệp như của chính mình, sẵn sàng làm thêm giờ giúp doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch kinh doanh khi có yêu cầu sau khi cổ phần hoá được đánh giá tốt hơn trước khi cổ phần hoá 1,143 điểm; cặp 12 - Phản ứng của người lao động đối với các chương trình đào tạo hoặc tập huấn mà doanh nghiệp tổ chức sau khi cổ phần hoá được đánh giá tốt hơn trước khi cổ phần hoá 0,723 điểm; cặp 13 - Tính tích cực, tính chủ động và sáng tạo của người lao động trong quá trình doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh sau khi cổ phần hoá được đánh giá tốt hơn trước khi cổ phần hoá 0,926 điểm; cặp 14 - Sự đóng góp ý kiến có tính chất xây dựng của bản thân người lao động nhằm giúp cho doanh nghiệp có vị thế và hình ảnh tốt hơn trong quá trình kinh doanh sau khi cổ phần hoá được đánh giá tốt hơn trước khi cổ phần hoá 1,194 điểm; cặp 15 - Sự quan tâm của người lao động đối với quá trình ra quyết định có tính dân chủ của doanh nghiệp (như chia cổ tức, nhân sự, chiến lược kinh doanh ...) sau khi cổ phần hoá được đánh giá tốt hơn trước khi cổ phần hoá 1,061 điểm; cặp 16 - Sự quan tâm của doanh nghiệp đối với việc đào tạo nâng cao trình độ người lao động sau khi cổ phần hoá được đánh giá tốt hơn trước khi cổ phần hoá 0,990 điểm; cặp 17 - Quy trình tuyển dụng lao động của doanh nghiệp đã khách quan, minh bạch để đảm bảo tuyển dụng đúng người, đúng việc sau khi cổ phần hoá được đánh giá tốt hơn trước khi cổ phần hoá 0,887 điểm; cặp 18 - Việc quản lý nhân sự trong doanh nghiệp đã đảm bảo cho người lao động phát huy được tính chủ động, sáng tạo của mình? sau khi cổ phần hoá được đánh giá tốt hơn trước khi
cổ phần hoá 0,929 điểm; cặp 19 - Việc giải quyết các chế độ hưu trí, thai sản, bảo hiểm của doanh nghiệp đã đảm bảo công bằng, khách quan? sau khi cổ phần hoá được đánh giá tốt hơn trước khi cổ phần hoá 0,697 điểm và cặp 20 - Việc thuyên chuyển, thay đổi vị trí công tác đã thực sự phù hợp? sau khi cổ phần hoá được đánh giá tốt hơn trước khi cổ phần hoá 1,020 điểm.
Qua phân tích trên cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá trên các mặt trình độ, kỹ năng của người lao động, ý thức tổ chức kỹ luật, tính hợp tác, sự nỗ lực của người lao động, việc quản lý và sử dụng lao động… tại các DNNN đã thực hiện cổ phần hoá đều được đánh giá là tốt hơn trước khi cổ phần hoá.
Tuy nhiên, qua điều tra từ 101 bảng câu hỏi được tổng hợp tại biểu đồ 2.1, cho thấy 25,2% ý kiến cho rằng trình độ nguồn nhân lực tại các DNNN đã cố phần hoá còn hạn chế; 14,0% cho rằng chương trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề còn mang nặng lý thuyết, chưa phù hợp với thực tiễn công việc nên chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các DNNN đã cổ phần hoá; 8,4% cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, nên thiếu kinh phí để đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; 6,4% ý kiến cho rằng, các doanh nghiệp chưa tạo điều kiện cho người lao động tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn; 23,4% ý kiến cho rằng còn thiếu sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; 9,3% cho rằng chất lượng, năng lực hệ thống đào tạo nghề còn thấp và 13,1% ý kiến cho rằng doanh nghiệp và Nhà nước (tỉnh Quảng Bình) chưa thực hiện tốt chính sách thu hút lao động giỏi.
Nguồn: Số liệu điều tra
Qua số liệu điều tra về ý kiến đề nghị các giải pháp để khắc phục những khó khăn, tồn tại nêu trên cho thấy: 16,5% ý kiến cho rằng doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho người lao động học tập nâng cao trình độ chuyên môn; 8,7% ý kiến cho rằng doanh nghiệp phải cải tạo điều kiện làm việc, tăng thu nhập cho người lao động; 11,7% cho rằng cần cơ cấu lại ngành nghề đào tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cho phù hợp với định hướng phát triển KT-XH, phù hợp nhu cầu của các doanh nghiệp; 12,6% ý kiến cho rằng, tỉnh Quảng Bình cần thiết phải hỗ trợ nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp về số lượng, quy mô đào tạo, cũng như chất lượng đào tạo; 26,2% ý kiến cho rằng tỉnh Quảng Bình cần hỗ trợ thêm cho các doanh nghiệp trong việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; 4,9% ý kiến cho rằng doanh nghiệp cần tạo được sự gắn kết giữa người lao động và doanh nghiệp và 7,8% ý kiến cho rằng tỉnh Quảng Bình cần tập trung các nguồn lực để đầu tư phát triển KT - XH, tạo công ăn việc làm cho các doanh nghiệp để có được nguồn vốn đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Nguồn: Số liệu điều tra
Ngoài phần phần tích đặc điểm của địa bàn nghiên cứu, nội dung chính của chương 2 là đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của các DNNN đã thực hiện cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Đề tài đi sâu vào việc phân tích các biến số phản ánh chất lượng nguồn nhân lực của các DNNN sau và trước khi cổ phần hoá như: sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố nhằm có được những biến số có nghĩa hơn cho đề tài nghiên cứu. Đồng thời, sử dụng phân tích hồi quy logistic, ANOVA để đánh giá tác động của các nhân tố được chọn đến chất lượng nguồn nhân lực; sử dụng kiểm định paired - sample T-test để phân tích, so sánh chất lượng nguồn nhân lực trước và sau khi thực hiện cổ phần hoá tại các DNNN để thấy được sự tác động tích cực của quá trình cổ phần hoá đến chất lượng nguồn nhân lực tại các DNNN.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC DOANH NGHIỆP SAU CỔ PHẦN HOÁ
TRÊN ĐỊA BÀN QUẢNG BÌNH
3.1 MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020
3.1.1 Quan điểm phát triển
"(1) Tiếp tục xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh với mức tăng trưởng hai con số, đưa tỉnh Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển trong khu vực miền Trung. Gắn kết nền kinh tế với thị trường trong nước và quốc tế, hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
(2) Tập trung phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, coi đó là khâu bứt phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; đẩy mạnh phát triển kinh tế biển; hình thành rõ nét những sản phẩm mũi nhọn, những vùng động lực của tỉnh; nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ. Đầu tư có trọng điểm vào một số lĩnh vực mà Quảng Bình lợi thế như công nghiệp sản xuất VLXD, công nghiệp chế biến, du lịch, dịch vụ; các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản... Khai thác tối đa các lợi thế của Khu Kinh tế Hòn La, Khu Kinh tế cửa khẩu Cha Lo, của từng huyện, thành phố. Hình thành và phát triển các khu du lịch ở phía Bắc và Nam tỉnh. Xây dựng thành phố Đồng Hới là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, ngang tầm với các đô thị trong vùng; nâng cấp thị trấn Ba Đồn, Hoàn Lão thành thị xã thuộc tỉnh.
(3) Coi trọng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực để thu hút đầu tư, khai thác các nguồn lực của tỉnh và bên ngoài.
(4) Gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, giảm bớt sự chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa đô thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi. Quan tâm đầu tư hỗ trợ phát triển vùng nông thôn miền núi, vùng bãi ngang ven biển.
(5) Phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống giảm nhẹ thiên tai; sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên và môi trường.
(6) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội." [7]
3.1.2 Mục tiêu phát triển
3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát
"Phấn đấu đưa Quảng Bình thoát khỏi tình trạng tỉnh kém phát triển vào năm 2015; cơ bản trở thành tỉnh phát triển trong vùng vào năm 2020. Xây dựng Quảng Bình trở thành một trong những tỉnh có kinh tế phát triển nhanh và bền vững; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; hệ thống giáo dục - đào tạo đáp ứng được yêu cầu phát triển mới; đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân không ngừng được nâng cao, có nền văn hóa lành mạnh và bảo vệ môi trường; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo" [7].
3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể
"- Phấn đấu duy trì đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trên 12% thời kỳ 2011- 2015, trên 13,0 % thời kỳ 2016-2020.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng các ngành phi nông nghiệp. Năm 2010, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP đạt 40%, dịch vụ 40% và nông - lâm - thuỷ sản 20%; cơ cấu tương ứng của các ngành vào năm 2015 là 43%, 40,5% và 16,5%; vào năm 2020 là 45,0%, 41,0% và 14,0%.
- Đẩy mạnh hoạt động các chương trình quốc gia về văn hóa, y tế, giáo dục. Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt khoảng 35%,
đến năm 2020 khoảng 60%. Đến năm 2015, có 90% lao động qua đào tạo có việc làm" [7]
3.1.3 Các lĩnh vực trọng điểm phát triển trong thời kỳ tới
"a) Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, theo quy hoạch: Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển, sân bay, giao thông liên vùng, các công trình