Khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp sau cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 41)

Cùng với sự phát triển ngày càng cao của khoa học công nghệ, các loại máy móc tiên tiến được ứng dụng vào quá trình sản xuất ngày càng nhiều. Điều đó đòi hỏi phải có một lực lượng lao động được đào tạo với chất lượng cao, có trình độ chuyên môn kỹ thuật đáp ứng được sự phát triển của khoa học công nghệ mới.

1.3.2.4 Y tế - Chăm sóc sức khoẻ

Hoạt động y tế đem lại cho nguồn nhân lực sức khoẻ, làm tăng chất lượng nguồn nhân lực cả trong hiện tại và tương lai. Người lao động được chăm sóc, được khám chữa bệnh thường xuyên và kịp thời sẽ là người có sức khoẻ tốt, mang lại lợi nhuận trực tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung trong khi làm việc. Từ đó có thể tăng năng suất lao động, phát huy được tài năng, sở trường, sáng tạo của họ trong học tập và công tác. Việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ tốt cho trẻ em là yếu tố làm tăng năng suất lao động trong tương lai. Các khoản chi cho sức khoẻ còn làm tăng nguồn nhân lực về mặt số lượng bằng việc kéo dài tuổi thọ lao động.

Nhân tố y tế tạo điều kiện cho sự kiểm soát số lượng lao động tốt hơn. Các biện pháp, sự cung cấp các phương tiện và các dịch vụ kế hoạch hoá gia

đình giúp cho mỗi gia đình chủ động trong việc sinh con. Xã hội kiểm soát được tỷ lệ tăng dân số và chủ động trong việc hoạch định các chính sách phát triển xã hội, giải quyết việc làm đối với lực lượng lao động tăng thêm hàng năm.

1.3.2.5 Văn hoá

Hoạt động văn hoá là một khía cạnh của hoạt động giao lưu trong quá trình sống của con người. Hoạt động giao lưu văn hoá góp phần hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân, là những hoạt động có mục đích tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết cho người dân và còn được coi là giáo dục ngoài trường học. Các hoạt động này được tham gia bởi nhiều tổ chức xã hội. Bằng con đường này, không những nâng cao chất lượng nguồn lao động mà còn góp phần giáo dục, đào tạo nguồn lao động trong tương lai, giữ gìn bản sắc dân tộc.

1.3.2.6 Kinh tế

Tình hình phát triển kinh tế có những tác động đến sự phát triển của nguồn nhân lực. Nền kinh tế càng tăng trưởng cao, càng có nhiều thuận lợi cho việc đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhờ có sự tăng lên của phúc lợi xã hội và ngân sách cho việc nâng cao năng lực và trình độ, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, tạo điều kiện để mọi người tiếp cận với các thành tựu khoa học kỹ thuật, tri thức tiến bộ vượt ra ngoài lãnh thổ mỗi quốc gia, mỗi địa phương.

Sự phát triển kinh tế còn tạo ra những yêu cầu mới đối với nguồn nhân lực và hướng sử dụng nhân lực. Sự chuyên môn hoá cao, cơ cấu kinh tế đa dạng có tác động đến sự phân công lao động trong từng ngành, giữa các ngành, các khu vực và các địa phương dẫn đến có những thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, về trình độ, tay nghề, chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Nền kinh tế hiện nay đòi hỏi chất lượng lao động cao mới đáp ứng được yêu cầu

của sản xuất và luôn tiềm ẩn vấn đề thất nghiệp và tìm kiếm việc làm của đội ngũ lao động bởi nhiều lý do.

Nguồn thu nhập của gia đình và cá nhân đảm bảo cho các thành viên được chăm sóc sức khoẻ và phát triển thể lực, trí lực. Nguồn thu nhập này còn thoã mãn các nhu cầu phát triển nhân cách, thể hiện năng lực của bản thân trong công việc và trong cuộc sống, đem lại cơ hội tìm kiếm việc làm và tăng thu nhập. Kinh tế gia đình tạo cơ hội việc làm cho một bộ phận dân số trong cộng đồng, tác động đến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ở một mức độ nhất định.

1.3.2.7 Chính sách và các tổ chức xã hội

Chính sách quốc gia, chính sách của vùng và địa phương có thể kìm hãm hoặc tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực. Các chính sách này định hướng cho việc sử dụng nguồn nhân lực. Tuỳ thuộc vào tình hình thực tế, người ta có những quyết định cho định hướng phát triển KT-XH. Nó xác định vai trò của những yếu tố cấu thành nền KT-XH và định hướng kế hoạch phát triển của mỗi ngành, mỗi địa phương, tác động đến đào tạo bồi dưỡng, nâng cao dân trí và xã hội hoá quá trình phát triển nguồn nhân lực. Ở nước ta, Hiến pháp quy định “giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu” tạo thuận lợi cho xã hội hoá giáo dục; chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đã và đang nâng cao mặt bằng dân trí các vùng nông thôn...

Các tổ chức xã hội và việc người dân tham gia vào các hoạt động của nó là cầu nối giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội, vận động tuyên truyền lối sống khoa học, bảo vệ môi trường, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, đưa pháp luật vào cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao nhận thức của người dân. Kết quả hoạt động của các tổ chức xã hội đem lại cho cộng đồng sống và làm việc phù hợp với các chuẩn mực xã hội hơn, có ý thức hoàn thiện mình hơn... từ đó chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao.

1.3.3 Xu hướng phát triển nguồn nhân lực

1.3.3.1 Trên thế giới

1.3.3.1.1 Xu hướng chung

Lịch sử phát triển nguồn nhân lực trên thế giới gắn liền với sự phát triển KT-XH và cách mạng KH - KT của loài người. Lúc đầu ưu thế của nguồn nhân lực về số lượng là yếu tố quan trọng cho sự phát triển sản xuất xã hội. Dần dần lao động được huy động vào các hoạt động xã hội cả về số lượng và trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề. Nguồn nhân lực trí tuệ và nền kinh tế tri thức là thế mạnh của sự phát triển KT-XH của mỗi quốc gia hiện nay. Sự quan tâm đến chất lượng hơn là số lượng tạo nên hướng phát triển và sử dụng nguồn nhân lực là:

- Phát triển và sử dụng nguồn nhân lực theo hướng tăng trách nhiệm giữa người lao động và người sử dụng lao động.

- Phát triển và sử dụng nguồn nhân lực theo hướng tăng năng lực của người lao động bằng các chính sách đào tạo và nâng cao trình độ kỹ thuật và tay nghề.

- Sử dụng lao động phát triển nguồn nhân lực theo hướng giảm thời gian lao động, đồng thời tăng năng suất lao động trong khi những chi phí đầu vào có thể không tăng.

- Sử dụng lao động theo hướng liên kết. Xu hướng này thích hợp hơn đối với lao động phổ thông, điển hình là sự hợp tác quốc tế và lao động giữa các quốc gia.

1.3.3.1.2 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản

Nhật Bản là siêu cường quốc có thành tựu rực rỡ về phát triển KT-XH, trong đó có lĩnh vực giáo dục, đào tạo nhân tài trong quá trình CNH - HĐH nền kinh tế. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy nền giáo dục, đào tạo được

hình thành trên cơ sở kết hợp nỗ lực của ba chủ thể: nỗ lực của Chính phủ trong công tác đào tạo chính quy là một yếu tố hết sức quan trọng, quyết định thành công của những thành tựu phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản; những nỗ lực từ phía gia đình trong việc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, gia đình chủ động đóng góp tới 1/7 - 1/10 tổng chi phí cho giáo dục phổ cập, mặc dù giáo dục phổ cập là bắt buộc và miễn phí; nỗ lực của các công ty trong việc đào tạo nguồn nhân lực của chính họ.

Để phát triển nguồn nhân lực, Nhật Bản có các giải pháp giải quyết việc làm:

- Hỗ trợ tạo việc làm mới: hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực và tạo các cơ hội việc làm mới, những chỗ làm việc hấp dẫn.

- Phát triển việc làm khu vực.

- Trợ cấp đảm bảo cho người lao động bắt tay vào lĩnh vực sản xuất mới. - Hỗ trợ cho việc nâng cao trình độ người lao động bằng chính sách cho vay tiền học phí không tính lãi (năm 1965, có 17,4% sinh viên vay tiền; năm 1975 là 11,5% và năm 1990 là 10%).

- Trợ cấp đặc biệt cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cải thiện điều kiện làm việc, mở rộng sản xuất kinh doanh, hỗ trợ cho hoạt động giáo dục, đào tạo của các doanh nghiệp tư nhân.

- Xúc tiến phát triển nguồn nhân lực các ngành kinh doanh có giá trị cao, hỗ trợ để duy trì và tái tạo việc làm cho người thất nghiệp. Tiến hành các dự án phát triển nguồn nhân lực để hỗ trợ giải quyết việc làm và tăng cường các chức năng về điều chỉnh cung - cầu lao động để người lao động dễ tìm kiếm việc làm.

Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy: duy trì và phát triển nguồn nhân lực không chỉ là việc rèn luyện sức khoẻ, cơ bắp mà còn là đào tạo, rèn luyện

năng lực trí tuệ cho người lao động để tạo ra năng suất lao động cao. Trí lực của con người phải được đào tạo, rèn luyện thường xuyên, liên tục ngay từ khi còn bé.

1.3.3.1.3 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc

Nhân tố con người là yếu tố quyết định trong quá trình CNH Hàn Quốc. Sau khi bắt tay vào CNH, Hàn Quốc có tài sản lớn nhất là số dân biết chữ và cần cù.

Các chính sách việc làm của Chính phủ là càng tạo ra nhiều cơ hội việc làm càng tốt để hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt là tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn. Bởi vì, khi bắt đầu công cuộc CNH, Hàn Quốc có lực lượng lao động khá dồi dào, nhưng đại bộ phận là lao động phổ thông, không có kỹ năng.

Phương thức cung cấp lực lượng lao động được tăng cường khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người. Chính phủ không can thiệp vào sự chuyển đổi tự do về lao động giữa các ngành và các cơ sở sản xuất. Sự thay đổi lực lượng lao động vừa tăng cường khả năng cung cấp nguồn nhân lực với tư cách là yếu tố của sản xuất, vừa là một động cơ thúc đẩy người lao động.

Chính sách tiền lương đã kích thích tích cực người lao động Hàn Quốc, tạo động lực cho sản xuất đồng thời nâng cao đời sống nhân dân.

1.3.3.1.4 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Trung Quốc

Khi tiến hành CNH, HĐH, Trung Quốc đã thực hiện chính sách sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại nước mình. Sự tăng lên về số lượng lao động nước ngoài thể hiện sự nỗ lực của Trung Quốc trong việc đạt các tiêu chuẩn quốc tế về kiến thức, nguồn nhân lực, hoạch định chính sách, cập nhật các khái niệm mới, chất lượng dịch vụ và sản phẩm. Đây là một cách làm mang lại “hiệu quả kép”. Tuy nhiên, không nên lạm dụng nó vì nếu như thế thì ngành đào tạo trong nước có thể chịu thất bại ngay trên sân nhà trong cuộc cạnh tranh tại thị trường sức lao động.

Việc lựa chọn, đề bạt cán bộ của Trung Quốc cũng là một kinh nghiệm. Năm 1984, tại các thành phố Trung Quóc đã bắt đầu áp dụng các hình thức thi tuyển để lựa chọn cán bộ quản lý, và áp dụng việc lựa chọn công khai các cán bộ không thuộc diện bầu cử đã thu được kết quả khả quan. Đến nay, nhiều địa phương vẫn tiến tục phát huy thế mạnh của cách làm này. Cách làm này đã tăng cường việc quản lý theo pháp luật và quản lý công khai, loại bỏ được tình trạng lãng phí tài năng, tạo điều kiện cho người có năng lực làm lợi cho xã hội, góp phần tăng cường lòng tin của dân chúng vào người cán bộ và những công việc mà họ đang và sẽ làm.

1.3.3.2 Ở Việt Nam

Nhà nước ta đã xác định mục tiêu và động lực chính của sự phát triển KT-XH là vì con người, cho con người. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn vai trò của nguồn lực con người đối với sự phát triển xã hội và mục tiêu vì con người, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH”. Mục tiêu phát triển con người Việt Nam là con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các chính sách và giải pháp thuộc nhiều lĩnh vực có liên quan đến sự nghiệp chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng ta khẳng định trong Đại hội VIII là “phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” cùng với “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” để “tăng trưởng nguồn nhân lực” Việt Nam tạo khả năng lao động ở một trình độ mới, cao hơn nhiều so với trước đây [31].

Theo báo cáo về tình hình phát triển con người do Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc cho thấy chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt: 0,718 điểm, xếp thứ 114/179 quốc gia và vùng lãnh thổ [35]

Bảng 1.1 - Chỉ số phát triển con người Việt Nam năm 2006 Giá trị HDI 2006 Tuổi thọ 2006 Tỷ lệ người lớn biết chữ 2006 Giáo dục tiểu học và trung học (%) 2006

Thu nhập đầu người (PPP US$)

2006 1. Iceland (0.968) 1. Japan (82.4) 1. Georgia

(100.0) 1. Australia (114.2) 1. Luxembourg (77,089) 112. Mongolia (0.720) 53. Montenegro (74.2) 62. Indonesia (91.0) 125. Zambia (63.3) 127. Nicaragua (2,441) 113. Moldova (0.719) 54. Dominica (74.1) 63. Sri Lanka (90.8) 126. Timor- Leste (63.2) 128. Moldova (2,396) 114. Viet Nam (0.718) 55. Viet Nam (74.0) 64. Viet Nam (90.3) 127. Viet Nam (62.3) 129. Viet Nam (2,363) 115. Equatorial Guinea (0.717) 56. Macedonia (TFYR) (74.0) 65. Suriname (90.1) 128. Vanuatu (62.3) 130. Pakistan (2,361) 116. Egypt (0.716) 57. Malaysia (73.9) 66. Myanmar (89.9) 129. Uganda (62.3) 131. Yemen (2,262) 179. Sierra Leone (0.329) 179. Swaziland (40.2) 147. Mali (22.9) 179. Djibouti (25.5) 178. Congo (Democratic Republic of the) (281) Nguồn: UNDP

Cũng trong báo cáo này, chỉ số phát triển của một số nước trong khu vực như sau: Thái Lan xếp thứ 81, Trung Quốc thứ 94, Philippin thứ 102, Xirilanca thứ 104, Inđônêxia thứ 109, Lào thứ 133, Campuchia thứ 136. Chỉ số HDI đo tiến độ của một nước về phát triển con người dựa theo các tiêu trí: tuổi thọ, tỷ lệ người lớn biết chữ, giáo dục tiểu học và trung học, thu nhập GDP tính theo đầu người. Theo cách tính này trong số 179 nước được điều tra, Việt Nam đứng thứ 129 về thu nhập đầu người, về tuổi thọ đứng thứ 55, về tỷ lệ người lớn biết chữ đứng thứ 64. Như vậy, nếu như năm 1985, Việt Nam được 0,590 điểm, năm 1990 được 0,620 điểm, năm 1995 được 0,672 điểm, năm 2000 được 0,711 điểm và đến nay là 0,718 điểm.

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DNNN SAU CỔ PHẦN HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Quảng Bình là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, toạ độ địa lý vào khoảng 16056' - 18005' vĩ độ Bắc, 105037' - 107010' độ kinh Đông, có diện tích đất tự nhiên 8.065,3 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh với chiều dài 136,495 km; phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị với chiều dài 78,8 km; phía Đông giáp biển Đông với chiều dài 116,04 km; phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộn nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào với chiều dài 201,87 km. Là nơi giao thoa các điều kiện tự nhiên, KT - XH giữa hai miền Bắc – Nam và là cửa ngõ kinh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp sau cổ phần hoá trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w