Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất canh tác theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá huyện gia lộc tỉnh hải dương (Trang 96 - 98)

III. Chân đất trũng 1916,73 Chân đất trũng 1916,

5.Kết luận và đề nghị

5.1 kết luận

1. Gia lộc là huyện có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế hiện ch−a đ−ợc khai thác triệt để. Nằm ở vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội, nhất là nông nghiệp, và có hệ thống giao thông đ−ờng bộ, đ−ờng thủy thuận tiện cho việc giao l−u với các địa ph−ơng khác trong tỉnh, với Thành phố Hải D−ơng, Hà Nội và các tỉnh khác trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để hội nhập, cùng phát triển với các địa ph−ơng khác. Tinh thần hiếu học, đức tính cần cù sáng tạo của ng−ời dân Gia Lộc là nguồn lực quan trọng cho phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa.

2. Với tổng diện tích đất tự nhiên 12.215,10 ha trong đó đất nông nghiệp là 8.465,53 ha chiếm 69,30%, đất chuyên dùng là 2.062,32 ha chiếm 16,89%, đất ở là 998,98 ha chiếm 8,18%, đất ch−a sử dụng là 688,36 ha chiếm 5,63%.

Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm là 7140,29 ha chiếm 84,34% tổng diện tích đất nông nghiệp. Với 5 loại hình sử dụng đất và 19 kiểu sử dụng đất nằm ở 2 vùng khác nhau là Vùng I có địa hình cao nằm ở phía Đông Bắc của huyện và Vùng II có địa hình thấp hơn nằm ở phía Tây Nam của huyện. Cả 2 vùng này đều có thế mạnh về sản xuất hàng hóa nhờ có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, mặt khác sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở đây đã đ−ợc hình thành và phát triển sớm.

3. Tổng GTSX đất canh tác của huyện đạt 254,423 tỷ đồng, tổng GTGT đạt 152,258 tỷ đồng. Trong đó GTSX các cây trồng hàng hóa đạt 122,781 tỷ đồng, tổng GTGT các cây trồng hàng hóa đạt 90,048 tỷ đồng.

4. Nhìn chung các loại hình sử dụng đất hiện trạng có tỷ trọng cây trồng hàng hóa càng cao thì càng cho hiệu quả kinh tế cao. LUT Đào, Cá, chuyên

rau cho hiệu quả kinh tế cao nhất, sau đó đến LUT lúa – rau và thấp nhất là LUT sản xuất cây l−ơng thực ( Lúa, Ngô ). Các LUT chuyên rau và lúa – rau thu hút nhiều lao động sống trong nông thôn và thu nhập trên ngày công lao động cũng cao hơn LUT trồng các cây l−ơng thực. Tuy nhiên, để bảo vệ đất trồng các LUT chuyên rau cần tăng c−ờng bón phân hữu cơ cho đất.

5. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất cần tăng diện tích sản xuất cây hàng hóa với các cây rau phù hợp trên địa bàn. Tuy nhiên, để kết hợp tốt giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi tr−ờng và hiệu quả xã hội cần chuyển một phần diện tích Lúa xuân – Lúa mùa - Rau sang các kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Rau – Rau hoặc Rau – Lúa mùa – Rau.

5.2 Đề nghị

1. Huyện cần triển khai đồng bộ các giải pháp giúp nông dân phát triển sản xuất hàng hóa, trên cơ sở tận dụng tiềm năng đất đai và kinh tế xã hội của vùng

2. Đề tài cần đ−ợc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi tr−ờng và xã hội để h−ớng tới một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa bền vững.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất canh tác theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá huyện gia lộc tỉnh hải dương (Trang 96 - 98)