Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất canh tác theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá huyện gia lộc tỉnh hải dương (Trang 33 - 35)

4.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1 Vị trí địa lý

Gia lộc là một huyện thuộc vùng đồng bằng sông hồng, nằm ở trung tâm của tỉnh Hải D−ơng, có tổng diện tích đất tự nhiên là 12.215,10 ha, chiếm 7,4 % diện tích tự nhiên của tỉnh Hải D−ơng. Phía bắc huyện giáp thành phố Hải D−ơng, phía Nam giáp huyên Thanh Miện và Ninh Giang, phía Đông giáp huyện Tứ Kỳ, phía tây giáp huyện Bình Giang. Gia lộc nằm giữa khu tam giác kinh tế phía bắc Hà nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và là cửa ngõ phía nam của thành phố Hải D−ơng.

Toàn huyện bao gồm một thị trấn và 24 xã. Thị trấn Gia Lộc là trung tâm chính trị kinh tế và văn hoá xã hội của huyện. Năm xã đ−ợc quy hoạch thành thị tứ là Thạch khôi, Yết Kiêu, Quang Minh ( Năm 1994 ) và Đoàn Th−ợng, Hồng H−ng ( năm 1996). Việc ra đời các thị tứ đã tạo ra động lực cho phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn Gia Lộc, thúc đẩy quá trình đô thị hoá của huyện.

Trên địa bàn huyện Gia Lộc hiện có 39 km đ−ờng giao thông liên tỉnh chạy qua ( đ−ờng 17A, đ−ờng 39B và đ−ờng 20). Ngoài ra huyện còn có 52,9 km đ−ờng sông ( sông Đĩnh Đào, sông Kẻ Sặt). Giao thông đ−ờng bộ và đ−ờng thuỷ nhìn chung đều thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Trong bối cảnh kinh tế mở, đây là những lợi thế rất quan trọng để huyện mở rộng quan hệ giao l−u kinh tế với thành phố Hải D−ơng, với các địa ph−ơng khác trong khu vực và với cả n−ớc.

Gia lộc đ−ợc xem là huyện có điều kiện thuận lợi để tiếp cận tiến bộ kỹ thuật nh− các giống cây trồng mới và kỹ thuật canh tác từ Viện cây l−ơng thực, một trung tâm nghiên cứu giống cây l−ơng thực của Miền Bắc. Đây là

lợi thế cực kỳ quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp theo h−ớng sản xuất hàng hóa cho giá trị kinh tế cao. Hiện tại một số giống nh− D−a hấu, các giống lúa, một số giống cây ăn quả đang đ−ợc ng−ời dân chấp nhận và đang cho hiệu quả kinh tế cao.

4.1.2 Điều kiện khí hậu thời tiết

Gia Lộc nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng nên khí hậu mang đặc tr−ng của khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh. Khí hậu Gia Lộc chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 và mùa m−a từ tháng 5 đến tháng 10. L−ợng m−a trung bình hàng năm là 1500 mm – 1600 mm, tập trung vào các tháng 6,7,8 ( chiếm khoảng 70% tổng l−ợng m−a ). L−ợng m−a năm cao nhất 2310 mm và năm thấp nhất là 1250 mm.

Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,60C. Các tháng mùa đông có nhiệt độ trung bình d−ới 20oC. Độ ẩm không khí trung bình từ 75% đến 85% và có tính ổn định t−ơng đối giữa các tháng trong năm cũng nh− giữa các năm. Tốc độ gió trung bình năm từ 1,2 đến 2,5 m/s. Số giờ nắng trung bình trong năm là 1600 – 2000 giờ.

Nhìn chung về thời tiết khí hậu của huyện là thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp quanh năm, nhất là trồng rau thực phẩm vào mùa đông với các loại cây trồng −a lạnh và các cây trồng hàng hóa khác.

4.1.3 Thủy văn

Gia Lộc có mạng l−ới sông ngòi khá dầy đặc, bao gồm các sông tự nhiên, sông đào, hệ thống kênh m−ơng, Nguồn n−ớc phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt chủ yếu lấy từ hệ thống thuỷ nông Bắc H−ng Hải và n−ớc m−a thiên nhiên. Theo đánh giá của chúng tôi, hệ thống thủy văn của huyện là thuận lợi cho sản xuất. Tuy nhiên, sông ngòi dày đặc cũng gây khó khăn cho việc đắp đê phòng chống lụt bão và có những ảnh h−ởng tiêu cực đến sản xuất.

4.1.4 Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất canh tác theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá huyện gia lộc tỉnh hải dương (Trang 33 - 35)