0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Hiệu quả về x∙ hộ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC THEO HƯỚNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HOÁ HUYỆN GIA LỘC TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 74 -79 )

II. Chân đất vàn

4.3.3 Hiệu quả về x∙ hộ

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định l−ợng đ−ợc, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu nh− sau:

- Mức thu hút lao động giải quyết việc làm cho nông dân của các kiểu sử dụng đất.

- Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất.

- Đảm bảo an toàn l−ơng thực, đồng thời phát triển sản xuất hàng hoá. - Mức độ phù hợp với năng lực sản xuất của hộ, trình độ và điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật ( khả năng chấp nhận của ng−ời dân ).

Giải quyết lao động d− thừa trong nông thôn là vấn đề xã hội lớn, đang đ−ợc sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách. Trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ ch−a phát triển để thu hút toàn bộ lao động d− thừa trong nông thôn thì phát triển nông nghiệp theo h−ớng đa dạng hoá sản phẩm và sản xuất hàng hoá là một giải pháp quan trọng để tạo thêm việc làm, tăng thêm của cải vật chất cho xã hội và tăng thu nhập cho nông dân. Qua đó góp phần củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,

hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên, góp phần vào việc giải quyết mối quan hệ cung cầu trong đời sống nhân dân, làm thay đổi một cách cơ bản tập quán canh tác, tạo thói quen áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Thông qua các kiểu sử dụng đất, chúng tôi tiến hành so sánh mức độ đầu t− lao động và thu nhập bình quân trên một công lao động của mỗi kiểu sử dụng đất trên mỗi vùng. Kết quả đ−ợc trình bày ở Bảng18.

Bảng 18: Mức đầu t− lao động và thu nhập bình quân trên ngày công lao động của các LUT hiện trạng

Đơn vị tính: 1000 đồng

Kiểu sử dụng đất LĐ(*) GTSX/LĐ GTGT/LĐ

Vùng I 904,67 79,89 53,11

I. Chân đất cao 983,33 117,56 81,97

1. D−a hấu – Bắp cải - Bắp cải 950,00 75,53 51,46

2. D−a chuột - Bắp cải- Bắp cải 1020,00 67,93 49,77

3. Đậu t−ơng - D−a hấu- D−a hấu 970,00 82,79 57,10

4. Hành tây - D−a hấu – Bắp cải 1100,00 95,43 74,57

5. Bí xanh - D−a hấu - D−a hấu 1050,00 100,37 70,04

6. Đào 810,00 283,33 188,89

II. Chân đất vàn 890,00 56,96 36,12

1. Lúa xuân - D−a hấu - Bắp cải 920,00 69,45 43,82

2. Lúa xuân - Đậu t−ơng - Bắp cải 840,00 46,97 29,86

3. Lúa xuân - D−a hấu - Ngô 860,00 64,50 39,07

4. Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô 790,00 38,58 18,62

5. Lúa xuân - Lúa mùa - Bí xanh 900,00 62,27 39,14

6. Lúa xuân - Lúa mùa - Hành tây 950,00 75,92 57,44

7. Lúa xuân - Lúa mùa - Cải các loại 900,00 37,32 18,47

III. Chân trũng 550,00 37,24 15,93

1. Lúa xuân - Lúa mùa 550,00 37,24 15,93

Vùng II 759,38 51,21 33,32

I. Chân đất cao 926,67 51,71 32,45

1. Ngô giống – Lúa mùa - Bắp cải 920,00 53,66 31,93

2. Ngô giống – Lúa mùa - Cải các loại 890,00 46,29 26,05

3. Lúa xuân - Lúa mùa - Hành tây 970,00 55,17 39,37

II. Chân đất vàn 885,71 47,98 30,74

1. Lúa xuân - Lúa mùa - Bắp cải 920,00 45,14 27,94

2. Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô giống 890,00 44,11 23,20

3. Lúa xuân - Lúa mùa - Bí xanh 920,00 56,75 36,44

4. Lúa xuân - Lúa mùa – Cải các loại 940,00 35,49 20,77

5. Lúa xuân - Lúa mùa – Hành tây 970,00 55,17 39,37

6. Lúa xuân - Lúa mùa – Cà chua 940,00 65,28 49,03

7. Lúa xuân - Lúa mùa 620,00 33,89 18,43

III. Chân trũng 453,33 58,25 40,23

1. Lúa xuân - Lúa mùa 620,00 33,89 18,43

2. Lúa xuân 320,00 32,53 17,35

3. Cá 420,00 108,33 85,08

(*) Đơn vị tính lao động: công lao động quy đổi hoặc ngày/ng−ời Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Qua bảng 18 ta thấy, mức độ đầu t− lao động sống cho các LUT bình quân ở 2 vùng là khác nhau. ở vùng I lao động bình quân cho 1 ha/năm là 904,67 lao động, trong khi đó ở vùng II là 759,38 lao động. Bình quân GTSX/LĐ của các kiểu sử dụng đất vùng I là 79,89 ngàn đồng/công lao động, trong khí đó ở vùng II chỉ đạt 51,21 ngàn đồng/công lao động. Bình quân GTGT/LĐ của 2 vùng cũng không giống nhau, ở vùng I là 53,11 ngàn đồng/công lao động, trong khi đó con số này ở vùng II là 33,32 ngàn đồng.

Trong nội bộ từng vùng các chỉ tiêu về đầu t− lao động sống và giá trị trên ngày công lao động cũng khác nhau. Cụ thể nh− sau:

ở vùng I: Loại hình sử dụng đất chuyên màu, mặc dù ng−ời dân đã có kinh nghiệm sản xuất, nh−ng do điều kiện đất đai, tập quán canh tác và yêu cầu kỹ thuật của cây trồng, cho nên sử dụng nhiều lao động. Tuy nhiên, thu nhập trên một công lao động của loại hình sử dụng đất này lại cao hơn các loại hình sử dụng đất khác. Vì thế loại hình sử dụng đất này có thể đ−ợc duy trì và phát triển để giải quyết lao động nông nhàn và tăng thu nhập cho nông dân.

Loại hình sử dụng đất Lúa – màu, sử dụng ít lao động hơn so với LUT chuyên màu, và thu nhập trên 1 công lao động cũng thấp hơn so với loại hình sử dụng đất chuyên màu. Tuy nhiên, cây lúa đ−ợc xác định là cây chiếm vị trí quan trọng để đảm bảo anh ninh l−ơng thực, nên LUT này vẫn cần đ−ợc duy trì về diện tích, song cần có biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần cải thiện đời sống cho nông dân.

ở vùng II do địa hình thấp hơn nên chủ yếu là loại hình sử dụng đất chuyên lúa, Lúa – màu và nuôi cá. Đầu t− lao động cho 1ha là t−ơng đối lớn, GTGT/LĐ giữa các kiểu sử dụng đất, giao động từ 17,58 ngàn đồng đến 49,03 ngàn đồng/công lao động. Cá biệt có kiểu sử dụng đất chuyên Cá cho thu nhập trên lao động cao nhất 85,08 ngàn đồng/công lao động.

So sánh hiệu quả LUT Lúa - màu của vùng I và hiệu quả LUT Lúa – màu của vùng II, thì cả 2 vùng đều chiếm −u thế về hiệu quả kinh tế cũng nh− hiệu quả trên 1 công lao động. Có nghĩa là kiểu sử dụng đất Lúa - màu thu hút đ−ợc nhiều lao động và phù hợp với năng lực của đa số các hộ nông dân tại địa ph−ơng.

Điều tra tại xã Gia Xuyên cho thấy, tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp đạt loại hộ giàu chiếm 38% năm 2002 và 40% năm 2003. Phần lớn các hộ này đều sản xuất nông nghiệp theo h−ớng phát triển các cây trồng hàng hóa. Tỷ lệ hộ khá là 58,5% năm 2002 và 57% năm 2003. Loại hộ này cũng đã phát triển

nông nghiệp theo h−ớng sản xuất hàng hóa nh−ng ở quy mô diện tích nhỏ. Tỷ lệ hộ nghèo 3,5% năm 2002 và 3,0% năm 2003. Nhóm hộ này chuyên cấy lúa là chính trình độ lao động thấp. Năm 2003 tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,5% so với năm 2002 là do một số hộ đã nhận thức đ−ợc và bắt đầu có những sản phẩm nông nghiệp bán ra thị tr−ờng với số l−ợng lớn.

Nh− vậy có thể thấy, từ khi Đảng và nhà n−ớc có chính sách đổi mới, sản xuất nông nghiệp phát triển theo h−ớng sản xuất các sản phẩm hàng hoá, việc đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp đã thu hút nhiều lao động tham gia. Bởi vì: các cây trồng hàng hoá đòi hỏi sự chăm sóc rất cao, đầu t− nhiều lao động. Khi sản xuất hàng hoá phát triển, yêu cầu về cung ứng vật t−, bao tiêu sản phẩm tăng lên, một bộ phận lao động đã chuyển sang hoạt động th−ơng mại và dịch vụ. Thu nhập của ng−ời dân ngày càng tăng, kéo theo đời sống vật chất, tinh thần và trình độ dân trí tăng lên, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đ−ợc đảm bảo. Năng lực sản xuất của các hộ sẽ đ−ợc phân công phù hợp với từng kiểu sử dụng đất, giá trị công lao động đảm bảo, tận dụng mọi nguồn lao động sẵn có của khu vực nông thôn.

Từ kết quả nghiên cứu ở Gia Lộc, chúng tôi nhận thấy một số loại hình sử dụng đất thực sự chiếm −u thế cho hiệu quả kinh tế cao, thu hút đ−ợc nhiều lao động nông nhàn, giá trị ngày công cao nh− LUT chuyên màu, LUT Lúa màu, LUT Đào ( cây cảnh ), LUT cá. Hầu hết các loại hình sử dụng đất đều phù hợp với khả năng của ng−ời dân và có thể mở rộng phát triển hơn nữa trong t−ơng lai. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy xuất hiên một số yếu tố ảnh h−ởng đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa của huyện Gia Lộc đó là:

+ Nhóm các yếu tố về kinh tế xã hội : trong nhóm này quan trọng nhất là yếu tố thị tr−ờng. Thị tr−ờng là yếu tố có tính chất quyết định đến việc lựa chọn các LUT với cây trồng hàng hoá để sản xuất của hộ nông dân, quyết định cho việc đầu t− cơ sở hạ tầng sản xuất.

Các thể chế chính sách về kinh tế, đất đai, hỗ trợ vốn, kỹ thuật cũng đóng góp một phần không nhỏ trong sự thành công của sản xuất nông nghiệp hàng hoá có hiệu quả cao.

Cơ sở hạ tầng cũng là một trong những yếu tố có ảnh h−ởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo h−ớng sản xuất hàng hoá. Quan trọng nhất là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, các trung tâm dịch vụ th−ơng mại.

+ Nhóm các yếu tố về tổ chức sản xuất , áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Việc tổ chức các loại hình dịch vụ cung cấp đầu vào và giải quyết tốt đầu ra cho sản xuất hàng hoá là một chu trình khép kín và rất quan trọng, có ảnh h−ởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình sản xuất hàng hoá. Ngoài ra, đầu t− vật chất và nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cũng là một vấn đề có ảnh h−ởng lớn tới hiệu quả kinh tế, môi tr−ờng và xã hội. Đó là yếu tố quyết định sự lựa chọn của hộ nông dân cho phù hợp với năng lực sản xuất.

+ Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên:

Việc bố trí hệ thống cây trồng phù hợp với mỗi chân đất, mỗi vùng đất để phát huy lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên của mỗi vùng là rất quan trọng, nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất l−ợng của nông sản hàng hoá. Mặt khác, việc bố trí phù hợp sẽ không gây ảnh h−ởng lớn đối với đất và môi tr−ờng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC THEO HƯỚNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HOÁ HUYỆN GIA LỘC TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 74 -79 )

×