Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực của trang trạ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở thị xã tam điệp, ninh bình (Trang 87 - 92)

b Cây lâu năm

4.4.5. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực của trang trạ

Nguồn nhân lực trang trại ba gồm hai mặt: số l−ợng và chất l−ợng. Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, nguồn nhân lực có vai

trò rất to lớn. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại ở thị xã Tam Điệp trên ph−ơng diện nguồn nhân lực cho trang trại đòi hỏi phải giải quyết những vấn đề sau:

- Mở các lớp đào tạo, bồi d−ỡng cho các chủ trang trại.

Đối t−ợng đào tạo gồm các chủ trang trại và những ng−ời có nguyện vọng phát triển sản xuất kinh doanh theo h−ớng trang trại. Nội dung đào tạo bao gồm các kiến thức về tổ chức quản trị kinh doanh trang trại nh− xác định ph−ơng h−ớng sản xuất kinh doanh, tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hình thức đào tạo phải hết sức phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện của các đối t−ợng nh− đào tạo tạp trung tại cơ sở, tại nhà tr−ờng, viện nghiên cứu Kinh phí đào tạo cần có sự hỗ trợ của Nhà n−ớc và sự đóng góp của các trang trại.

Bảng 4.20. Kế hoạch bồi d−ỡng chủ trang trại đến năm 2007 Ch−ơng trình Đơn vị Đến năm 2007

1. Tập huấn , chuyển giao KHKT công nghệ

- Số l−ợt ng−ời tham gia

2. Bồi d−ỡng kiến thức quản lý trang trại - Số l−ợt ng−ời tham gia

3. Tham quan có mô hình tiên tiến

lớp ng−ời lớp ng−ời đợt 25 450 25 300 6

Đa số các chủ trang trại đều thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật nên cần phải đào tạo cho họ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn bằng đa dạng hoá các loại hình đào tạo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm... đặc biệt chú trọng hình thức tập huấn tại chỗ ngắn hạn. Mặt khác chính quyền cần chủ động trong việc in ấn tài liệu về kỹ thuật, quản lý một cách rộng rãi cho các trang trại ở thị xã và có các chính sách khuyến khích các trang trại áp dụng công

Đối với lao động làm thuê trong các trang trại không chỉ là lao động giản đơn mà ngày càng đòi hỏi ng−ời lao động phải có tay nghề kỹ thuật. Vì vậy, việc đào tạo, bồi d−ỡng tay nghề cho lực l−ợng lao động để họ có khả năng làm việc trong các trang trại là hết sức cần thiết. Do đó, Nhà n−ớc cần có chính sách hỗ trợ đối với quá trình đào tạo lực l−ợng lao động đó.

Với một l−ợng diện tích 5ha/trang trại nhất là trồng các loại cây mang tính thời vụ cao nh− cây dứa thì việc thuê m−ớn lao động là điều đ−ơng nhiên. Do đó nhà n−ớc cần phải có cơ chế cho việc hình thành các chợ lao động ở nông thôn và coi đây là một mảng không thể thiếu đ−ợc trong việc phát triển kinh tế trang trại. Tuy nhiên, cũng cần phải có cơ chế yêu cầu các trang trại áp dụng thông t− số 23/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28-9-2000 của Bộ lao động và th−ơng binh xã hội áp dụng một số chế độ đối với ng−ời lao động làm việc trong các trang trại.

4.4.6. Giải pháp cụ thể cho từng loại hình trang trại

Căn cứ vào kết quả phân tích ở các phần trên, chúng tôi đ−a ra một số giải pháp cụ thể sau:

* Loại hình trang trại thuần nông.

Đây là loại hình sản xuất chủ yếu ở thị xã Tam Điệp và là vùng quy hoạch trồng dứa nguyên liệu cho Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao. Loại hình trang trại này hiện tại sản xuất kinh doanh có đầu ra ổn định, có qui mô đất đai vừa phải . Hiệu quả kinh tế của loại hình này tuy có mức đầu t−

không cao ( khoảng 12,5 triệu đồng/ha), giá trị làm ra bởi một trang trại cũng không lớn (27 triệu đồng/ha). Nh−ng nó là cây trồng đang cho hiệu quả kinh tế khá ổn định. Nó đã tạo ra một khối l−ợng công ăn việc làm lớn cho các lao động. Tuy nhiên, trang trại này sẽ gặp rủi ro rất lớn. Do vậy, cần phải một mặt tăng c−ờng đầu t− thâm canh và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất cây trồng nhằm giảm giá thành sản phẩm. Mặt khác, để tránh rủi ro và lợi dụng −u thế có các phế phụ phẩm của trồng trọt

cần phát triển ở mức độ vừa phải chăn nuôi bò theo h−ớng thịt hoặc h−ớng sữa nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ trang trại này đồng thời lấy nguồn phân cung cấp cho trồng trọt.

* Loại hình trang trại nông lâm kết hợp

Đây là loại hình có đất đai vừa phải, đặc biệt là đất trồng cây lâm nghiệp. Do đó, có nhiều −u thế trong việc phát triển cả trồng trọt lẫn chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc. Qua số liệu phân tích cho thấy, mặc dù giá trị làm ra trên một ha không cao và giá trị hàng hoá thấp do cây ch−a đến kỳ khai thác, nh−ng giá trị gia tăng tạo ra trên một ha lại khá cao. Các trang trại thuộc loại hình này ở thị xã Tam Điệp đang là mẫu hình phổ biến vì nó có thể lấy ngắn là trồng cây nông nghiệp để nuôi cây dài ngày một phần vì đa phần vốn cho trang trại này trồng cây lâm nghiệp do các dự án của nhà n−ớc đầu t−. Tuy nhiên, năng suất cây trồng của loại hình này còn quá thấp, chăn nuôi ch−a phát triển do thiếu các nguồn vốn hỗ trợ do vậy hiệu quả kinh tế ch−a cao. Do đó loại hình này cần phải một mặt tăng c−ờng đầu t− chăn nuôi, lấy ngành chăn nuôi đại gia súc là ngành chính cân đối với trồng trọt để tăng thu nhập và cung cấp phân bón là giảm giá thành sản phẩm trồng trọt tăng hiệu quả kinh tế.

* Loại hình trang trại kinh doanh tổng hợp

Đây là loại hình phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi và dịch vụ. Loại hình trang trại này có vốn đầu t− lớn hiện kinh doanh có hiệu quả cao nhất và đảm bảo chống đ−ợc rủi ro của cơ chế thị tr−ờng. Nh−ng loại hình này chỉ chiếm 6,7% trong tổng số trang trại toàn thị xã. Cần phải tăng loại hình này trong những năm tr−ớc mắt. Tuy nhiên, do đầu t− dàn trải nên khâu quản lý đang trở thành vấn đề l−u tâm của loại hình này. Qua phân tích cho thấy, nếu cùng một l−ợng đầu t− nh−

nhau cho một loại cây trồng nào đó thì trang trại kinh doanh tổng hợp có hiệu quả thấp hơn. Do vậy, các trang trại này cần phải đ−ợc đào tạo về công tác quản lý để tránh thất thoát và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Tóm lại, các giải pháp áp dụng trong phạm vi các trang trại là hệ thống đồng bộ đòi hỏi các chủ trang trại áp dụng đồng thời để mang lại kêt quả và hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào loại cây trồng và từng điều kiện cụ thể để xác định những giải pháp quan trọng hơn cần thực hiện tr−ớc, giải pháp ít quan trọng có thể thực hiện sau. Còn các giải pháp chung mà tất cả các trang trại quan tâm là vấn đề vốn, lao động, khoa học kỹ thuật và thông tin thị tr−ờng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở thị xã tam điệp, ninh bình (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)