Đặc điểm kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở thị xã tam điệp, ninh bình (Trang 42 - 46)

3.1.2.1. Tình hình đất đai

Toàn thị xã có 10.918 ha đất tự nhiên với 15 loại đất khác nhau. Trong đó đất nông nghiệp và khả năng nông nghiệp 4.800ha (đất trồng lúa trên 1.450 ha,vùng đồi diện tích 3.525 ha. Là vùng chiếm tỷ tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất của thị xã thuộc nhóm đất Farslit đỏ, vàng rất thích hợp trồng cây công nghiệp và cây ăn quả. Tr−ớc kia đ−ợc khai thác trồng cà phê, chè, cây màu, hiện nay đang hình thành vùng cây ăn quả tập trung, trồng dứa, ngô rau cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến đồ hộp xuất khẩu). Đất lâm nghiệp và khả năng sản xuất lâm nghiệp 3.000 ha, ngoài ra còn có 133 ha ao hồ có thể sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản.

3.1.2.2. Tình hình dân số

Tam Điệp có 3 ph−ờng 4 xã, dân số 50.430 ng−ời, trong đó nam 24.616 ng−ời chiếm 48,8%. Ng−ời kinh chiếm trên 99,5%, ng−ời m−ờng gần 0,5%. Mật độ dân số: 458 ng−ời/km2, số ng−ời trong độ tuổi lao động 30.040 ng−ời chiếm 59,56% dân số.

Về thành phần dân c−: nông dân chiếm 40%, công nhân chiếm 14,5%, tri thức 3,6 % có 6.611 cán bộ viên chức nghỉ chế độ, 1.500 dân tộc ít ng−ời. Thị xã đ−ợc chia thành 7 đơn vị hành chính, trong đó có 3 ph−ờng là Bắc Sơn, Trung Sơn, Nam Sơn và 4 xã, Yên Bình, Yên Sơn, Đông Sơn, Quang Sơn.

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

Thị xã nằm trên tuyến đầu mối giao thông quan trọng cửa ngõ đi vào các tỉnh miền Trung và phía Nam, có 12km tuyến đ−ờng quốc lộ 1A, 11km đ−ờng sắt Bắc–Nam chạy ngang qua thị xã (với 2 ga là ga Ghềnh và ga Đồng Giao), 8km đ−ờng quốc lộ 12A chạy dọc thị xã nối với huyện Nho Quan và các huyện phía Nam tỉnh Hoà Bình, rất thuận lợi cho việc giao l−u, trao đổi phát triển kinh tế xã hội với các vùng lân cận và cả n−ớc.

Đã cải tạo nâng cấp gần 90% hệ thống giao thông nội thị, 70,4% hệ thống giao thông nông thôn, hơn 85 km đ−ờng giao thông nông thôn đ−ợc trải nhựa, bê tông 10,5 km kênh m−ơng kiên cố.

- Điện.

Mạng l−ới điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất đ−ợc xây dựng tới hầu hết các ph−ờng, xã đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong toàn thị xã. Thị xã có 2 trạm biến áp 35/110 Kv, công suất mỗi trạm 1800 Kva, 3 tuyến 10 Kv với tổng chiều dài 16,5 km.

- Thông tin liên lạc.

Đến nay 7/7 xã, ph−ờng có hệ thống truyền thanh “3 cấp”. Thị xã có 1 b−u điện trung tâm thị xã, một trạm tiếp sóng truyền thanh - truyền hình, 7/7 ph−ờng xã có b−u điện văn hoá, trên địa bàn hiện có 3.100 máy điện thoại, bình quân 6,2 máy/ 100 dân . Phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng và Nhà n−ớc.

- Văn hoá xã hội.

Thị xã hiện có 17 tr−ờng thuộc hệ giáo dục phổ thông với 13.500 học sinh. Ngoài ra còn có 2 tr−ờng dạy nghề của trung −ơng đóng trên địa bàn. Năm 2000, thị xã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS. Năm 2001 có 100% tr−ờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1, 100% tr−ờng tiểu học,THCS, THPT, TTGDTX đ−ợc xây dựng cao tầng kiên cố.

Trên địa bàn thị xã có 3 bệnh viện, trong đó bệnh viện TT y tế thị xã có qui mô 100 gi−ờng bệnh; 7/7 ph−ờng xã có trạm y tế. Tổng số có 250 gi−ờng

bệnh; đạt bình quân 6 bác sĩ/1 vạn dân. Tỷ lệ trẻ em suy dinh d−ỡng còn 22,5 %, tỷ lệ sinh 11,83 0/oo, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 8,6%. Tỷ suất sinh thô hàng năm giảm 0,80/oo – 1,40/oo. Thị xã không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo còn 3,34%.

3.1.2.4. Sơ l−ợc tình hình sản xuất kinh doanh của thị xã Tam Điệp

Từ khi thành lập Đảng bộ và nhân dân thị xã đã tập trung trí tuệ, tìm h−ớng đi nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh để xây dựn thị xã. Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ nhất (tháng 1/1984) đã xác định cơ cấu kinh tế là công – nông – lâm nghiệp, đồng thời mở rộng th−ơng nghiệp – dịch vụ nhằm thực hiện mục tiêu chiến l−ợc xây dựng thị xã “giàu về kinh tế, vững về chính trị, mạnh về an ninh quốc phòng, đẹp về nếp sống văn hoá”. Qua 20 năm xây dựng và tr−ởng thành, thị xã luôn giữ ổn định về chính trị, kinh tế liên tục phát triển với nhịp độ khá ổn định và vững chắc; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo h−ớng tích cực, cơ sở vật chất kỹ thuật không ngừng đ−ợc tăng c−ờng

Tổng giá trị sản xuất năm 1983 là 45 tỷ đồng, năm 2002 đạt 331 tỷ đồng, gấp 7,35 lần so với năm 1983. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp – XDCB năm 1983 là 15,38% năm 2002 đạt 43,5%. Ngành nông lâm nghiệp năm 1983 chiếm 50,55% đến năm 2002 giảm còn 29,9 %. Giá trị sản xuất ngành th−ơng mại – dịch vụ chiếm 26,5% trong cơ cấu kinh tế của thị xã.

Sản xuất công nghiệp có b−ớc phát triển, phần lớn các doanh nghiệp từng b−ớc thích ứng với cơ chế mới, chuyển h−ớng sản xuất theo nhu cầu thi tr−ờng, mở rộng quan hệ hợp tác trong sản xuất kinh doanh. Tăng c−ờng đầu t− chiều sâu để tăng năng lực sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh trên thị tr−ờng. Hiện đã có 17 doanh nghiệp của trung −ơng và của tỉnh đang hoạt động trên địa bàn. Một số cơ sở công nghiệp trọng điểm đã và đang đ−ợc xây dựng và hoạt động; công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao 10.000 tấn SP/ năm, dây truyền n−ớc hoa quả cô đặc 500 tấn SP/ năm,

nhà máy xi măng Tam Điệp 1,4 triệu tấn/ năm, nhà máy cán thép Tam Điệp công suất 36 vạn tấn/ năm.

Tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp ngoài quốc doanh tiếp tục phát triển. Trên địa bàn thị xã hiện có 22 doanh nghiệp t− nhân và công ty cổ phần, 01 HTX, 03 tổ hợp sản xuất, hơn 1.000 tổ hợp nhỏ và hộ gia đình tham gia sản xuất kinh doanh góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho ng−ời lao động.

Các hoạt động th−ơng mại – dịch vụ đã hình thành cụm kinh tế th−ơng mại dịch vụ phía Nam của tỉnh bao gồm chợ trung tâm thị xã, hệ thống chợ ở các ph−ờng xã, thuận lợi cho l−u thông và trao đổi hàng hoá, sản phẩm nông nghiệp. Hoạt động th−ơng mại dịch vụ phát triển đa dạng với nhiều mô hình mới đáp ứng nhu cầu cơ bản của sản xuất và dời sống của nhân dân. Thị xã có 1360 hộ kinh doanh th−ơng mại dịch vụ, doanh số bán ra đạt 161,6 tỷ đồng (2003), doanh số cho vay 76,5 tỷ đồng, tổng d− tín dụng 123,8 tỷ đồng, d− nợ tiết kiệm 5.232 tỷ đồng.

Về sản xuất nông nghiệp thị xã hiện có 4.800 ha đất nông nghiệp (chiếm 50% tổng diện tích). Sản xuất nông nghiệp đang từng b−ớc chuyển dịch theo h−ớng sản xuất hàng hoá. Năm 2000 có 1.943 hộ nhận đất làm kinh tế v−ờn đồi với tổng diện tích hơn 2.700 ha chủ yếu trồng cây công nghiệp (dứa) và các loại cây ăn quả nh− vải, nhãn cung cấp khối l−ợng lớn sản phẩm hàng hoá cho công nghiệp chế biến.

3.1.2.5. Nhận xét

Qua phân tích tình hình kinh tế, xã hội và hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy địa bàn thị xã Tam Điệp vừa có những thuận lợi vừa có không ít khó khăn thách thức đặt ra cho phát triển sản xuất.

Thuận lợi: tiềm năng đất đai t−ơng đối lớn cho phát triển nông, lâm nghiệp. Lao động dồi dào và trong độ tuổi là chính lại đ−ợc bổ sung hàng năm. Bên cạnh đó thị xã có vị trí địa lý rất thuận lợi cho giao l−u kinh tế, tiêu

thụ sản phẩm và rễ tiếp cận khoa học kỹ thuật, đồng thời có các nhà máy chế biến tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; công ty xuất khẩu rau quả Đồng Giao, nhà máy đ−ờng Việt Nam - Đài Loan .

Khó khăn: do địa hình là đất đồi màu có độ dốc trung bình 7,50 nên hầu hết ch−a có điều kiện quan tâm đúng mức tới việc tạo hệ thống chống xói mòn, rửa trôi đất. Đồng thời đẵ giao đ−ợc đất cho các hộ gia đình quản lý và sử dụng. Việc quản lý Nhà n−ớc về các loại giống cây trồng nói chung còn hạn chế làm cho ng−ời dân không thật sự yên tâm trong quá trình sản xuất.

Nền kinh tế phụ thuộc quá lớn vào nông nghiệp mà chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi kém phát triển làm cho sản xuất của thị xã thiếu cân đối và rủi ro cao khi có biến động của thị tr−ờng hoặc thời tiết. Công nghiệp và dịch vụ ch−a hỗ trợ cho ngành nông nghiệp. Đây là một thách thức lớn cho thị xã trong việc đáp ứng các loại vật t−, sản phẩm có chất l−ợng với giá cả phải chăng kịp thời cho sản xuất và đời sống của nhân dân thị xã nói chung và các trang trại nói riêng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở thị xã tam điệp, ninh bình (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)