2.2.1.1. Quá trình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới
Khi chế độ t− bản chủ nghĩa xuất hiện thay thế cho chế độ phong kiến thì một ph−ơng thức sản xuất mới xuất hiện. ở châu âu đã xuất hiện hình thức tổ chức trang trại trong nông nghiệp sản xuất nông sản hàng hoá thay thế cho hình thức sản xuất tiểu nông của những ng−ời nông dân tự canh và hình thức điền trang của các thế lực phong kiến quý tộc.
ở n−ớc Anh từ thế kỷ XVI, sự tập trung ruộng đất đã hình thành nên những xí nghiệp nông nghiệp t− bản tập trung trên qui mô rộng lớn cùng với việc sử dụng lao động làm thuê. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp ở đây giống nh− mô hình hoạt động của các công x−ởng công nghiệp. Thực tế cho thấy, sản xuất nông nghiệp tập trung, qui mô lớn và sử dụng nhiều lao động làm thuê không dễ dàng đem lại hiệu quả mong muốn.
Sang đầu thế kỷ XX, lao động nông nghiệp bắt đầu giảm, nhiều nông trại cùng giảm lao động làm thuê. Khi ấy, từ 75-80% nông trại gia đình không thuê lao động. Đây là thời kỳ thịnh v−ợng của nông trại gia đình. Vì khi lao động nông nghiệp giảm thì sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ đủ sức thu hút lao động nhanh hơn tốc độ tăng lao động nông nghiệp. Tiếp nối n−ớc
Anh, Pháp, ý, Hà Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển sự hiện diện và phát triển của kinh tế trang trại gia đình ngày càng tạo ra nhiều nông sản hàng hoá đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá.
ở châu á, chế độ phong kiến kéo dài nên kinh tế trang trại theo h−ớng sản xuất hàng hoá ra đời chậm hơn. Tuy vậy, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX sự sâm nhập của t− bản ph−ơng Tây vào các n−ớc châu á cùng với việc du nhập ph−ơng thức sản xuất kinh doanh t− bản chủ nghĩa đã làm nảy sinh những hình thức kinh tế trang trại trong nông nghiệp.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, nhiều n−ớc châu á đã tiến hành cải cách ruộng đất với nội dung, mức độ khác nhau nhằm chuyển giao ruộng đất đẵ có tác động trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển của các trang trại gia đình theo h−ớng sản xuất nông nghiệp hàng hoá
2.2.1.2. Thực trạng kinh tế trang trại ở một số n−ớc trên thế giới
Trên thế giới có hai loại trang trại là trang trại gia đình và trang trại t− bản chủ nghĩa. Trang trại gia đình là loại hình phổ biến nhất. Trang trại t− bản chủ nghĩa chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ về đất đai cũng nh− sản l−ợng nông sản làm ra.
* Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Mỹ.
Hiện nay n−ớc Mỹ có khoảng 2,2 triệu trang trại, trong đó có 1,54 triệu trang trại gia đình, chiếm 87%, lực l−ợng này đã sản xuất ra hơn 50% sản l−ợng đậu t−ơng và ngô trên thế giới, xuất khẩu 40-50 triệu tấn lúa mỳ, 50 triệu tấn ngô, đậu t−ơng Diện tích đất đai bình quân ở Mỹ hiện nay là 10 ha/ trang trại. Lao động làm thuê trong các trang trại của Mỹ rất ít. Loại trang trại thu nhập nhỏ thu nhập d−ới 100.000USD/năm không thuê lao động. Các trang trại có thu nhập từ 100.000–500.000USD/năm cũng chỉ thuê 1–2,5 lao động. Các trang trại gia đình ở Mỹ nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên sản l−ợng nông sản làm ra của một lao động nông nghiệp năm 1990 đủ nuôi 80 ng−ời [7, 98].
* Tình hình phát triển kinh tế trang trại tại Pháp.
Khối l−ợng nông sản hàng năm gấp 2,2 lần nhu cầu nội địa đã đ−ợc cung cấp bởi 980.000 trang trại ở Pháp hiện nay. Tỷ suất hàng hoá về hạt ngũ cốc là 95%, thịt sữa từ 70–80%. Qui mô diện tích bình quân của các trang trại ở Pháp là 29,2 ha, 42% thu nhập của trang trại là từ ngoài nông nghiệp. Năm 1990 có 70% trang trại gia đình có ruộng đất, 30% trang trại phải lĩnh canh một phần hay toàn bộ [7, 99].
*Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Hà Lan
Hà Lan có 128.000 trang trại trong đó có 1.500 trang trại chuyên trồng hoa và sản l−ợng sản hàng năm khoảng 7 tỷ bông hoa và 600 triệu chậu hoa, trong đó 70% dành cho xuất khẩu. Bình quân một lao động nông nghiệp của trang trại làm ra đủ số l−ợng nông sản nuôi 60 ng−ời. Do mức độ cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp đạt mức độ cao nên số l−ợng và tỷ lệ lao động làm việc trong các trang trại n−ớc này giảm nhiều và chỉ còn 4,7% so với tổng xã hội. Tính bình quân một trang trại ở Hà Lan năm 1987 có qui mô khoảng 15,7 ha với 2,2 lao động. Năm 1987 số trang trại d−ới 5 ha chiếm 31,5%, từ 5 – 20 ha chiếm 39,6% và trên 20 ha là 28% [7, 102].
*Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số n−ớc châu á.
Các n−ớc châu á có diện tích trên đầu ng−ời thuộc loại thấp (0,15 ha). đặc biệt các vùng đông á, chỉ tiêu này thấp nhất thế giới (Đài Loan 0,0047 ha, Hàn Quốc 0,053 ha). Đặc điểm này cũng ảnh h−ởng đến qui mô các trang trại trong khu vực. Loại trang trại nhỏ nhất châu á là 0,5 ha, lớn nhất chỉ gần 20 ha (các n−ớc Âu, Mỹ lên tới hàng nghìn ha). Qui mô bình quân của một trang trại châu á là 1-3 ha trong khi tây âu là 25–30 ha, đặc biệt là ở mỹ là 180 ha. Trong giai đoạn 1961-1965 loại trang trại có qui mô từ 3–5 ha chiếm 12,9% tổng số l−ợng và 18,4% diện tích đất đai và qui mô 10 ha chiếm 3,8% số l−ợng và 29,5% đất đai [7, 97].
- Nhật Bản: Năm 1945 có 5,7 triệu trang trại, đến năm 1950 tăng lên 6.173 triệu cơ sở và từ đó đến nay số l−ợng trang trại có xu h−ớng giảm mạnh. Hiện nay, số l−ợng chỉ còn 4,2 triệu trang trại.
Qui mô ruộng đất bình quân của một trang trại ở Nhật năm 1990 là 1,2 ha. Số l−ợng chuyên nông nghiệp trong giai đoạn 1960 – 1988 giảm 3 lần từ 2 triệu xuống còn 620.000 trang trại. Thu nhập bình quân của một trang trại tăng từ 207.000 yên năm 1950 lên 6 triệu năm 1988. Đến nay, 99,2% số nông trại gia đình ở Nhật Bản tham gia hoạt động của hơn 4.000 HTX nông nghiệp và HTX dịch vụ kỹ thuật [10, 98].
- Đài Loan, năm 1952 có 697.000 trang trại, đến năm 1988 có khoảng 739.000 trang trại. Qui mô bình quân trang trại chỉ d−ới 1 ha. Phần lớn các trang trại ở Đài Loan kiêm ngành nghề (chiếm 90%). Số trang trại thuần nông chỉ chiếm 10%. Vì vậy thu nhập chủ yếu từ hoạt động phi nông nghiệp chiếm tới 62%. Điều này phù hợp với đặc điểm dân số và diện tích đất đai ở Đài Loan [7, 97].
- Thái Lan: hiện nay có khoảng 4,5 triệu trang trại với qui mô bình quân là 5,6 ha. Trang trại có qui mô d−ới 2,5 ha(chiếm 58%), loại trang trại trên 10 ha chiếm 14 %. Trong những năm 80, hàng ngàn các trang trại Thái Lan đã sản xuất ra 20 triệu tấn thóc gạo, 5 triệu tấn ngô, 25 triệu tấn mía đ−ờng giá trị nông sản xuất khẩu của các trang trại ở Thái Lan năm 1998, gạo 22,2 tỷ bạt, sắn 20 tỷ bạt, gà đông lạnh 45 tỷ bạt. Hiện nay Thái Lan đang đứng đầu thế giới về xuất khẩu dứa hộp (chiếm 1/3 sản l−ợng dứa của thế giới) [7, 99].
*Một số bài học kinh nghiệm về phát triên kinh tế trang trại trên thế giới - Quy luật phát triển trang trại trên thế giới.
+ Thời kỳ bắt đầu công nghiệp hoá, số l−ợng trang trại nhiều, qui mô nhỏ, khi công nghiệp phát triển đạt trình độ cao thì số l−ợng trang trại giảm, qui mô trang trại tăng.
+ Kinh tế trang trại là loại hình sản xuất nông nghiệp gắn với quá trình công nghiệp hoá từ thấp tới cao. Kinh tế trang trại có thể có điều kiện phát triển ở tất cả các lĩnh vực sản xất kinh doanh trong nông ngiệp (nông–lâm– ng− nghiệp) và tất cả các vùng khác nhau (đồi núi, đồng bằng, ven biển ).
+ ở hầu hết các n−ớc, trang trại là hình thức tổ chức sản xuất giữ vị trí xung kích trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn và trở thành lực l−ợng chủ lực khi nền kinh tế phát triển đến giai đoạn cao.
+ Trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá, kinh tế trang trại phát triển theo h−ớng kinh doanh tổng hợp, sau đó từng b−ớc đi vào sản xuất tập trung chuyên canh lớn
- Kinh tế trang trại ở các n−ớc có thể phát triển với nhiều hình thái đa dạng khác nhau (nh− t− bản t− nhân, cổ phần, liên doanh, uỷ thác ) nh−ng trang trại gia đình là loại hình thích hợp và phổ biến nhất.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại không hoàn toàn phụ thuộc vào qui mô đất đai, lao động. ở nhiều n−ớc và lãnh thổ châu á, qui mô trung bình của các trang trại rất nhỏ nh− Nhật Bản 1,38 ha, Đài Loan 1,21 ha, Hàn Quốc 1,2 ha, Indonesia 0,95 ha nh−ng hiệu quả sản xuất kinh doanh lại rất cao.
- Bồi d−ỡng và đào tạo chủ trang trại là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với sự thành công của kinh tế trang trại ở các n−ớc trên thế giới.
- Gắn trang trại với công nghiệp chế biến và dịch vụ ngay tại nông thôn cũng nh− phát triển thị tr−ờng nông thôn. đây là những yếu tố cực kỳ quan trọng để thúc đẩy trang trại phát triển hiệu quả.
- phát triển các hình thức hợp tác xã trang trại là một yêu cầu tất yếu để hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế trang trại.
- Nhà n−ớc có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại, nhất là trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá bằng các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà n−ớc.