0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở THỊ XÃ TAM ĐIỆP, NINH BÌNH (Trang 29 -39 )

Các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đều khẳng định kinh tế trang trại ở n−ớc ta đã xuất hiện cách đây nhiều thế kỷ, trong từng thời kỳ lịch sử của đất n−ớc sự hình thành và phát triển của trang trại cũng có sự khác nhau.

2.2.2.1. Thời Lý Trần

trang trại ở thời kỳ này có các hình thức sau: - Điền trang

Sự hình thành điền trang xuất hiện khá sớm. Đến đời Trần do nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp, năm 1266 triều đình cho phép các v−ơng hầu,

công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập những ng−ời không có sản nghiệp khai khẩn ruộng đất để lập điền trang [7, 67]. Do đó, ngày càng phát triển ở khắp các vùng ven sông, ven biển bắc bộ ngày nay. Có thể kể đến một số điền trang tiêu biểu: Điền trang An Lạc của Trần Liễu (nay thuộc làng Bảo Lộc – Bình Lục – Hà Nam), điền trang Vũ Lân của vua Thái Tông ở Tr−ờng Yên – Ninh Bình rộng tới 155 mẫu. Sự phát triển điền trang thời trần đã góp phần giải quyết tốt vấn đề l−ơng thực cho quân và dân ta trong thời kỳ chống giặc Nguyên - Mông cũng nh− trong xây dựng đất n−ớc ở thế kỷ XIII – XIV.

- Thái ấp

Thái ấp là kiểu trại ấp thuộc sở hữu riêng của quí tộc, thân v−ơng nhà Trần. Diện tích thái ấp khá rộng có thể lên tới hàng ngìn mẫu. Chẳng hạn nh−

thái ấp của Trần Nhật Duật ở Văn Trinh rộng tới hàng nghìn mẫu. Một số thái ấp của Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn có thể giống nh− một trung tâm kinh tế quân sự, chính trị. Sản xuất của thái ấp là trồng lúa n−ớc và một số nghề thủ công .

- Đồn điền

Tổ chức khai hoang thời Lý – Trần phổ biến theo hình thức đồn điền. Lực l−ợng lao động chủ yếu của đồn điền là tù binh và những ng−ời phạm tội. Nhà sử học Ngô Sỹ Liên đã viết “Thái Tông, Thánh Tông nhà Lý đánh Chiêm,

bắt đ−ợc ng−ời Chiêm đem về chia cho các châu ấp, các ấp ấy đều phỏng theo tên cũ là trại, sở bây giờ”[ dựa theo 7,68].

T− liệu trên cho thấy đồn điền có từ thời Lý (1010 – 1225) và sang đến đời Trần thì việc phát triển đồn điền ở ty khuyến nồng mỗi đồn điền có đồn điền chánh sứ và phó Chánh Sứ. Đồn điền thời Lý Trần đóng vai trò tích cực trong việc mở rộng canh tác lúc bấy giờ.

2.2.2.2. Thời Lê - Nguyễn

* Các trại ấp của các công thần, quan lại thời hậu Lê.

Bao gồm các trại ấp ban cấp và trại ấp khai hoang. Trại ấp ban cấp do triều đình ban cấp lộc điền cho quan lại và tầng lớp quý tộc. Loại trại ấp ban cấp này th−ờng không bền vững vì Nhà n−ớc phong kiến qui định các công thần chỉ đ−ợc sử dụng trong thời gian một đời ng−ời, sau khi ng−ời chủ qua đời nhà n−ớc sẽ thu hồi lại.

Trại ấp khai hoang do triều đình nhà Lê (1428-1447) có những chính sách tích cực nhằm khuyến khích khai hoang ở vùng châu thổ sông Hồng và vùng Thanh Nghệ. Điển hình là Công thần Tuy Quốc Công Vũ Uy ở Lam Sơn–Thanh Hoá đã chiêu mộ dân nghèo lập 38 trại ấp và giao cho con cháu cai quản các trại này (Theo gia phả họ Vũ ở Nông Cống–Thanh Hoá) [dựa theo 7, 71].

Những trại ấp thời Lê đã có vai trò tích cực trong sản xuất nông nghiệp, mở rộng diện tích canh tác, sử dụng nguồn nhân lực của địa ph−ơng và tù binh.

Trại ấp đằng trong: ở đăng trong việc khai khẩn ruộng đất đ−ợc tiến hành ở Thuận Hoá - Quảng Nam từ thế kỷ 16–18 và vùng gia định từ cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 19.

Theo nhà bác học Lê Quý Đôn: “ Những ng−ời giàu có ở các địa ph−ơng nơi thì bốn năm m−ơi nhà, nơi thì ba bốn m−ơi nhà. Mỗi nhà có hạng đầy tớ làm ruộng còn gọi là điền nô hoặc đến năm sáu m−ơi nhà, mỗi gia đình

có thể nuôi đến hơn ba bốn trăm con bò cầy bừa, cấy dậm, gặt hái bận rộn suốt cả ngày, không lúc nào nghỉ ngơi” [dựa theo 7, 72].

2.2.2.3. Kinh tế đồn điền Việt Nam thời Pháp thuộc

Trong thời kỳ Pháp đô hộ n−ớc ta, quá trình hình thành và phát triển đồn điền đi liền với mục tiêu bình định và khai thác thuộc địa ở Việt Nam.

- Số l−ợng đồn điền: Theo số l−ợng thống kê của Pháp đến ngày 31/12/1943 ng−ời Pháp chiếm trên 1 triệu ha đất trồng trọt trên cả n−ớc và đ−ợc tổ chức thành 3928 đồn điền [7, 75].

- Qui mô và hình thức sở hữu. Qui mô đồn điền có rất nhiều loại, ở Bắc kỳ loại d−ới 50 ha đ−ợc coi là nhỏ chiếm 31,5% số l−ợng đồn điền và 0,68% diện tích, loại trên 200 ha chiếm 9% tổng số đồn điền nh−ng chiếm 68,7% diện tích.

Các đồn điền đ−ợc sở hữu d−ới nhiều hình thức nh− sở hữu t− nhân của một ng−ời chủ độc lập, liên doanh giữa các điền chủ và đồn điền của các công ty. Năm 1940 cả n−ớc có 74 công ty trong đó miền Bắc có 9 công ty, còn lại miền trung và Nam kỳ [7, 78].

- Các hình thức sản xuất đồn điền.

Đồn điền của ng−ời pháp tiến hành sản xuất kinh doanh các sản phẩm chủ yếu sau:

+ đồn điền chuyên trồng lúa, chiếm 71,4% tổng diện tích đất canh tác cả n−ớc và phát triển mạnh ở Nam kỳ. Diện tích trồng lúa ở Nam kỳ tăng từ 740.000 ha trong giai đoạn 1870–1880 lên 2.260.000 ha năm 1931. Sản l−ợng lúa gạo ở Nam kỳ tăng 1,5 triệu tấn năm 1900 lên 3,05 triệu tấn năm 1937 và góp phần vào việc xuất khẩu gạo của cả n−ớc (Năm 1921 xuất khẩu 1,7 triệu tấn gạo) [7, 79].

+ Đồn điền trồng cây công nghiệp.

Loại đồn điền này tập trung vào sản xuất một số loại cây công nghiệp nh−

Diện tích trồng cao su tăng nhanh từ 15.000 ha vào những năn 1897– 1919 lên 99.678 ha vào năm 1930 và tập trung chủ chủ yếu ở Nam kỳ. Sản l−ợng cao su không ngừng tăng nhanh, năm 1915 là 298 tấn đến năm 1938 đạt 60.000 tấn. cao su trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam trong những năm đó.

Diện tích trồng cà phê và chè cũng phát triển nhanh. Đến năm 1930 diện tích cà phê đạt 10.700 ha và đạt sản l−ợng 3.500 tấn vào năm 1939. Diện tích trồng chè năm 1930 đạt 3710 ha và tập trung ở các tỉnh KonTum, đắc Lắc, Thái Nguyên, Ninh Bình. Theo niên giám thống kê Đông d−ơng, sản l−ợng chè xuất khẩu ở đây đã tăng từ 32,8 tấn năm 1898 lên 1.039 tấn vào năm 1918 [11].

Đồn điền chuyên trăn nuôi

Số l−ợng đồn điền chuyên chăn nuôi không nhiều mà chủ yếu các đồn điền chăn nụôi kết hợp trồng trọt. ở Bắc Kỳ giai đoạn 1884–1918 có 121 đồn điền kết hợp chăn nuôi và trồng trọt với diện tích 96506,1 ha. Số đồn điền chuyên chăn nuôi chỉ có 16 đồn điền, chiếm 3306,8 ha bằng 2,01% tổng diện tích đồn điền đ−ợc khai thác [7, 86].

Nh− vậy, việc xuất hiện đồn điền thời Pháp thuộc đã hình thành nên các vùng tập trung chuyên canh làm xuất hiện một nền kinh tế nông nghiệp hàng hoá vì lợi nhuận khác với nền nông nghiệp tự túc, tự cấp cổ truyền của Việt Nam tr−ớc đây.

2.2.2.4. Thời kỳ 1954 1975

- Miền Bắc.

Thời kỳ 1954 –1975 miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho chiến tr−ờng miền Nam đánh giặc Mỹ xâm l−ợc. Thời kỳ này, nền nông nghiệp miền Bắc mang nặng tính kế hoạch hoá tập trung và có các hình thức chủ yếu nh− nông, lâm tr−ờng quốc doanh và các hợp tác xã nông nghiệp.

Các nông, lâm tr−ờng quốc doanh đ−ợc xây dựng chủ yếu ở các vùng trung du miền núi và cho đến tr−ớc năm 1975, miền Bắc đã có 365 nông, lâm tr−ờng và 250 xí nghiệp, trạm trại. Hợp tác xã nông nghiệp đ−ợc thành lập nhanh chóng, đến năm 1975 có 97% số hộ nông dân vào hợp tác xã bậc cao với qui mô liên thôn, toàn xã.

Tuy nhiên, do những yếu kém trong sản xuất nên hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp ở thời kỳ này rất thấp kém, đặc biệt khu vực HTX. Chi phí sản xuất tăng, thu nhập thấp, bình quân mức l−ơng thực tính trên đầu ng−ời giảm từ 304,9 kg (1961–1965) xuống 252,8 kg (1966–1975) và Nhà n−ớc phải hỗ trợ cho nông dân bằng ngân sách của mình [7,89].

- Miền Nam. Thời kỳ 1954–1975 các hình thức tổ chức nông nghiệp ở vùng tạm chiếm chủ yếu là đồn điền, dinh điền và hộ nông dân sản xuất hàng hoá.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Nguỵ quyền Sài Gòn thì cuối năm 1962 ở miền Nam có 755 đồn điền cà phê, cao su, chè do một số t− bản Việt Nam và t−ớng tá Nguỵ quản lý với trình độ quản lý khá cao và công nhân có kinh nghiệm lành nghề.

Trong thời kỳ này ở mìên Nam đã xuất hiện các hộ gia đình nông dân sản xuất hàng hoá ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, số hộ này chiếm vài chục phần trăm [7, 90].

2.2.2.5. Thời kỳ 1975 1980

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả n−ớc đ−ợc thống nhất và bắt đầu tập trung xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp gồm có: các nông, lâm tr−ờng quốc doanh, các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất.

- Miền Nam: Bắt đầu xây dựng các nông, lâm tr−ờng quốc doanh và tập đoàn sản xuất. Cho đến năm 1982 đã xây dựng đ−ợc 250 nông tr−ờng quốc doanh với 180.000 ha đất đai. Nhìn chung các nông tr−ờng quốc doanh hoạt động kém hiệu quả.

Cùng với sự thành lập các nông, lâm tr−ờng quốc doanh ở miền Nam là phong trào xây dựng các tập đoàn sản xuất trong nông nghiệp. Do việc tập thể hoá nhanh chóng cùng với sự yếu kém trong quản lý đã làm cho phong trào hợp tác hoá ngày càng giảm sút. Đến cuối những năm 1974 hàng loạt tập đoàn sản xuất bắt đầu tan rã vào cuối năm 1980 toàn miền Nam chỉ còn lại 3.739 tập đoàn.

- Miền Bắc

Qui mô HTX đ−ợc nhanh chóng mở rộng. Năm 1975 bình quân 1 HTX có 199 hộ và 113 ha đất canh tác, đến năm 1980 tăng lên 368 hộ với 201 ha.

Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc nói riêng và cả n−ớc nói chung vẫn không tăng mà trái lại càng bị giảm sút. Sản l−ợng l−ơng thực ở miền Nam năm 1976 đạt 6407 nghìn tấn với bình quân đầu ng−ời là 247 kg /năm đến năm 1980 giảm xuống còn 5.997 nghìn tấn với bình quân đầu ng−ời là 214kg/ năm. Tình trạng này dẫn đến ng−ời nông dân không thiết tha với tập thể và họ trở về làm kinh tế phụ gia đình trên đất 5% cùng với một số ngành nghề khác mà HTX không quản lý. Thu nhập của ng−ời nông dân từ kinh tế gia đình chiếm 2/ 3 ngân sách gia đình, thu nhập từ kinh tế tập thể chỉ có 1/ 3 và có nơi còn thấp hơn nữa [7, 91].

2.2.2.6. Thời kỳ 1981 đến Nay

Tr−ớc sự yếu kém của sản xuất nông nghiệp, đảng và Nhà n−ớc ta đã ban hành nhiều chủ tr−ơng chính sách quan trọng có tác động mạnh mẽ đến sự nghiệp phát triển nông nghiệp n−ớc nhà. Chỉ thị 100 của Ban Bí th− Trung

−ơng (Khoá IV) về khoán sản phẩm đến nhóm và ng−ời lao động. Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (Khoá IV) về phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân, luật đất đai năm 1993 đã làm cho nông nghiệp n−ớc ta có sự phát triển v−ợt bậc. Những thành tựu đạt đ−ợc trong quá trình đổi mới cùng với sự thay đổi cơ chế quản lý là động lực thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại và đang phát triển nhanh chóng cả về số l−ợng cũng nh− chất l−ợng trên khắp các địa ph−ơng trong cả n−ớc.

Đúng sau hai năm sau ngày tổ chức tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản lần thứ hai (Bắt đầu từ ngày 1/10/2001) ngày 1/10/2003 Tổng cục Thống kê công bố kết quả chính thức của cuộc tổng điều tra này.

Riêng về kinh tế trang trại một nội dung quan trong của tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn lần thứ hai đã phát triển nhanh, đa ngành, đa nghề nhất là sau khi có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP của chính phủ về kinh tế trang trại. đến ngày 1/10/2001 cả n−ớc có 61.017 trang trại tăng 15.209 trang trại so với năm 1999 và tăng 3,54 lần số trang trại có đến cuối năm 1995. Trong đó có 21.754 trang trại trồng cây hàng năm (bằng 2,55 lần số trang trại có đến cuối năm 1995, 16.578 trang trại trồng cây lâu năm (bằng 4,48 lần), 1.761 trang trại chăn nuôi (bằng 3,43 lần), 1668 trang trại lâm nghiệp (bằng 2,87 lần) 17.016 trang trại nuôi trồng thuỷ sản (bằng 5,05 lần) và 2.240 trang trại kinh doanh tổng hợp (bằng 3,95 lần).

Những nơi có điều kiện đất đai nhiều, mặt n−ớc thuận lợi là những nơi có nhiều điều kiện để mở rộng qui mô trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản. Chính vì vậy đồng bằng sông Cửu Long, Đông nam bộ và Tây Nguyên chiếm 81,8% số trang trại cả n−ớc, riêng trang trại cây hàng năm chiếm 91,7 %, trang trại chăn nuôi chiếm 78,6%, trang trại nuôi trồng thuỷ sản chiếm 78,6%, còn vùng Đông bắc, Bắc trung bộ chiếm 68,5% trong tổng số trang trại lâm nghiệp trong cả n−ớc. Nhiều thành phần tham gia mô hình kinh tế trang trại, nh−ng chủ yếu vẫn là nông dân: 91,3% số chủ trang trại là nông dân, 5,03% là cán bộ, công nhân viên chức còn lại 3,68% là các thành phần khác. Các trang trại nói chung có qui mô không lớn và có sự khác biệt giữa các vùng, các tỉnh và các loại hình trang trại.

Về qui mô diện tích đất đai và mặt n−ớc; truớc hết qui mô lớn hay nhỏ phụ thuộc vào loại hình sản xuất của trang trại; trang trại lâm nghiệp, trồng trọt có qui mô diện tích lớn hơn trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Bình quân một trang trại trồng cây hàng năm là 5,3 ha đất, trong đó 60,58 %

số trang trại có qui mô d−ới 5 ha, 32,89% trang trại có qui mô từ 5–10 ha và 6,53 % số trang trại có qui mô trên 10 ha. Vùng Tây bắc qui mô bình quân trang trại trồng trọt là 6,2 ha, Đông nam bộ là 6,8 ha, còn đồng bằng sông Hồng, đông bắc chỉ có 4,3 ha. Không nhất thiết ở các địa ph−ơng “đất rộng, ng−ời th−a” thì qui mô trang trại lớn, mà chính các địa ph−ơng đất ít, ng−ời đông qui mô trang trại lại lớn nh− thành phố Hồ Chí Minh, qui mô trang trại lớn nhất (13,7 ha), tiếp theo là Bình D−ơng (10,5 ha). Điều này cho thấy đất rộng chỉ là điều kiện cần nh−ng còn thiếu các điều kiện khác nh− vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức và quản lý. Trong khi đó, trang trại chăn nuôi chỉ có 0,77 ha đất nông nghiệp nh−ng bình quân chung cho các trang trại chăn nuôi, mỗi trang trại có 70 con lợn và 1.883 con gia cầm, 15 con trâu bò. Một số địa ph−ơng trang trại chăn nuôi có tính chuyên doanh, nh− Nam Định chủ yếu nuôi gia cầm, cho nên bình quân mỗi trang trại ở Nam Định nuôi 4.000 con gia cầm. Điều này đáng quan tâm là còn nhiều trang trại ch−a đ−ợc giao đất ổn định.

Xét về qui mô lao động (gồm lao động gia đình của chủ trang trại và lao động làm thuê) phụ thuộc vào không chỉ qui mô trang trại mà còn phụ thuộc vào loại hình trang trại và cả đầu t− trang thiết bị máy móc, thiết bị ứng dụng công nghệ cũng nh− cách thức quản lý. Số lao động bình quân một trang trại là 6,04 ng−ời, riêng trang trại trồng cây hàng năm 6,55 ng−ời, trang trại lâm nghiệp 6,1 ng−ời, trang trại thuỷ sản 5,15 ng−ời, trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp 7,16 ng−ời, tỷ lệ lao động của hộ, của chủ trang trại trong tất cả các loại trang trại chiếm 45,7% lao động, tỷ lệ này thấp nhất là các trang trại trồng cây lâu năm chỉ có 38,4%, ng−ợc lại các trang trại đầu t− vốn, kỹ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở THỊ XÃ TAM ĐIỆP, NINH BÌNH (Trang 29 -39 )

×