b Cây lâu năm
4.4.3. Về khoa học công nghệ
Đây là giải pháp vừa có tính cấp bách tr−ớc mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài để đảm bảo cho kinh tế trang trại phát triển ổn định, đạt hiệu quả cao. Sở dĩ nh− vậy là do, phần lớn các trang trại huyên canh cây dứa, loại cây phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật xử lý ra hoa kết quả và phụ thuộc vào thời tiết Để tránh cho các trang trại không phải trả giá cho những sai lầm do khoa học công nghệ gây ra, theo chúng tôi cần:
- Các chủ trang trại cần phối hợp chặt chẽ với cán bộ phòng nông vụ của công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao trong việc thực hiện các qui trình kỹ thuật và xử lý ra hoa kết quả (đây là nhân tố quyết định đến 80% năng xuất chát l−ợng của sản phẩm).
Một điều đáng mừng là các chủ trang trại và công ty đa chủ động nhân đ−ợc giống, nh−ng việc thực hiện nhân giống của các chủ trang trại chủ yếu
theo kinh nghiệm và số l−ợng ch−a thực sự chú ý đến chất l−ợng. Do vậy, cần có sự phối hợp giữa các trang trại với công ty trong việc tuyển chọn giống cũng nh− thay giống mới để tránh tình trạng suy thoái giống nh− hiện nay.
- Các trang trại cần đ−ợc nhà n−ớc quan tâm chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật bằng cách tập huấn, tổ chức các điểm trình diễn hoặc tham quan các mô hình sản xuất có ứng dụng kỹ thuật cao vào sản xuất... để các chủ trang trại học tập. Mặt khác, cần phải khuyến khích các tổ chức, các nhà nghiên cứu tập trung đầu t−, chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất.
Khuyến khích các hình thức liên kết và hợp tác trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp trong đó chú ý tới sự liên kết hợp tác giữa các cơ quan khoa học với các trang trại trong vùng để nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật – công nghệ mới vào các trang trại.
Tăng c−ờng sự hoạt động của công tác khuyến nông, khuyến lâm trong vùng, đặc biệt cần nâng cao chất l−ợng chuyên môn của đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở. Mở các lớp tập huấn, bồi d−ỡng kiến thức về khoa học kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ sinh học cho các chủ trang trại.
Các trang trại thuộc khối nông lâm tr−ờng trong cùng một điều kiện sản xuấtt nh− nhau nh−ng lại tạo ra hiệu quả sản xuất cao hơn nên việc giao l−u học hỏi giữa hai khối là một việc làm cần thiết của các chủ trang trại.
Việc phát triển kinh tế trang trại phải gắn với việc bảo vệ rừng, bảo vệ đất, hạn chế sói mòn, đảm bảo phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững.