Thực trạng sử dụng đất đai toàn huyện

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 60)

4. Kết quả nghiên cứu

4.2.1. Thực trạng sử dụng đất đai toàn huyện

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2006, Đông Anh có tổng diện tích đất tự nhiên là 18.213,90 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 9.611,34ha, chiếm 52,77%; đất phi nông nghiệp 8.231,79 ha, chiếm 45,20%; đất ch−a sử dụng 370,77ha, chiếm 2,04% tổng diện tích tự nhiên chủ yếu là đất b7i bồi ngoài đê ven sông Hồng do hay bị ngập úng th−ờng xuyên nên không sử dụng đ−ợc. Qua số liệu bảng 3 cho thấy, diện tích đất nông nghiệp ở Đông Anh vẫn chiếm tỷ lệ lớn, trong thời gian tới cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý đối với những cây, con đ−ợc cho là thế mạnh của huyện trong phát triển kinh tế nông nghiệp.

Biểu đồ 4.1: Cơ cấu sử dụng đất đai huyện Đông Anh năm 2006

Đất ch−a sử dụng 2% Đất ở 12% Đất CD, TG, NĐ.. 33% Đất nông nghiệp 53%

Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất năm 2006 của huyện Đông Anh

STT Các loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên 18213,90 100,00

1 Đất nông nghiệp 9611,34 52,77

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 9061,92 94,28

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 8874,05 97,93

1.1.1.1 Đất trồng lúa 7955,25 89,65

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại 918,80 10,35

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 187,87 2,07

1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 549,42 5,72

2 Đất phi nông nghiệp 8231,79 45,20

2.1 Đất ở 2109,41 25,63

2.1.1 Đất ở nông thôn 2005,07 95,05

2.1.2 Đất ở đô thị 104,34 4,95

2.2 Đất chuyên dùng 3869,60 47,01

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 247,73 6,40

2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh 94,53 2,44

2.2.3 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 861,18 22,26

2.2.4 Đất có mục đích công cộng 2666,16 68,90

2.3 Đất tôn giáo, tín ng−ỡng 11,24 0,14

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 171,94 2,09

2.5 Đất sông suối và MNCD 2049,66 24,90

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 19,94 0,24

3 Đất ch−a sử dụng 370,77 2,04

3.1 Đất bằng ch−a sử dụng 370,77 100

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi tr−ờng huyện Đông Anh

* Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2006 toàn huyện hiện có 9611,34ha đất nông nghiệp, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 9061,92ha, chiếm 49,75% tổng diện tích tự nhiên.

- Trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 8.874,05ha, chiếm 97,93% đất sản xuất nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa là 7.955,25ha, chiếm 89,65% đất trồng cây hàng năm; đất trồng cây hàng năm còn lại là 918,80ha, chiếm 10,35% đất trồng cây hàng năm;

- Diện tích đất trồng cây lâu năm 187,87ha chiếm 2,07% đất sản xuất nông nghiệp, trong đó đất trồng cây công nghiệp lâu năm là 1,60ha chiếm 0,85% đất trồng cây lâu năm; đất trồng cây ăn quả lâu năm là 105,90ha chiếm 56,37% đất cây lâu năm; đất trồng cây lâu năm khác 80,37ha chiếm 42,78% đất cây lâu năm.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản 549,42ha, chiếm 5,72% đất sản xuất nông nghiệp Nh− vậy diện tích đất nông nghiệp ở Đông Anh vẫn chủ yếu là trồng lúa, mà cây lúa ở đây cho năng suất sản l−ợng không cao, mức độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn thấp, ch−a t−ơng xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa ph−ơng. Trong thời gian tới cần có những nghiên cứu, đánh giá tài nguyên đất nông nghiệp làm căn cứ bố trí, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với quá trình đô thị hoá nhanh của một huyện ngoại thành Hà Nội.

4.2.2. Tình hình biến động sử dụng đất đai từ năm 2000 - 2006 huyện Đông Anh

Từ bảng 4 cho thấy trong giai đoạn 2000 - 2005 có sự biến động về diện tích tự nhiên do công tác đo đạc lại tăng đ−ợc 0,1 ha. Đất nông nghiệp có sự biến động t−ơng đối lớn đ7 giảm 235,40 ha (bình quân mỗi năm giảm 47 ha đất nông nghiệp) đất nông nghiệp chuyển sang mục đích đất ở và đất đất chuyên dùng, chuyển đổi trong nội bộ đất nông nghiệp nh− sang đất NTTS 50,19 ha (bình quân mỗi năm chuyển đổi 10 ha) để nuôi cá. Đất phi nông nghiệp tăng 292,21 ha, trong đó đất ở tăng 10,24 ha (bình quân mỗi năm tăng 2,0 ha).

- Từ năm 2005 - 2006, diện tích tự nhiên không có biến động, đất nông nghiệp trong năm này giảm mạnh với 187,14 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp giảm 184,66 ha và đất NTTS giảm 5,48 ha do chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp nh− mở rộng khu công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, các công trình công cộng khác ... Đất phi nông nghiệp khác 19,94 ha vẫn giữ nguyên diện tích. Đất ở trong năm tăng 14,88 ha do cấp đất gi7n dân ... Nh− vậy, những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp bị chuyển sang mục đích khác rất lớn do quá trình đô thị hoá mạnh là một xu thế khách quan.

- Giai đoạn 2000 - 2006 có sự biến động tăng lên 0,1ha về diện tích tự nhiên. Đất nông nghiệp trong giai đoạn này đ7 giảm 422,54 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp giảm 465,08 ha (bình quân mỗi năm giảm 78 ha). Đất NTTS trong giai đoạn này tăng 47,71 ha (bình quân mỗi năm tăng 8 ha). Đất phi nông nghiệp trong giai đoạn tăng 479,88 ha trong đó đất ở tăng 25,12 ha (bình quân mỗi năm tăng 4,2 ha).

Bảng 4.4: Biến động sử dụng đất đai từ năm 2000 - 2006 huyện Đông Anh

Đơn vị tính: ha

Biến động ( tăng +, giảm - )

Năm Loại đất 2000 2005 2006 2000 - 2005 2005 - 2006 2000 - 2006 Tổng DT tự nhiên 18213,80 18213,90 18213,90 0,10 0,00 0,10 1. Đất nông nghiệp 10033,88 9798,48 9611,34 -235,40 -187,14 -422,54 - Đất SXNN 9527,00 9246,58 9061,92 -280,42 -184,66 -465,08 - Đất lâm nghiệp 5,17 0,00 0,00 -5,17 0,00 -5,17 - Đất NTTS 501,71 551,90 549,42 50,19 -5,48 47,71 2.Đất phi NN 7751,91 8044,12 8231,79 292,21 187,67 479,88 - Đất ở 2084,29 2094,53 2109,41 10,24 14,88 25,12 - Đất chuyên dùng 5667,62 3709,62 3869,60 1958,00 159,98 -1798,02 3. Đất ch−a sử dụng 428,01 371,30 371,30 -56,71 0,00 -56,71

4.2.3. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và phân bố hệ thống cây trồng khu vực nghiên cứu vực nghiên cứu

4.2.3.1. Tình hình biến động diện tích một số loại cây trồng chính từ năm 2000 - 2006

Theo FAO: loại hình sử dụng đất (LUT) là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng với những ph−ơng thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - x7 hội và kỹ thuật đ−ợc xác định. Đối với Đông Anh, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đ7 diễn ra ở những năm gần đây mà nổi bật là sản xuất rau an toàn (rau sạch), trồng hoa, cây cảnh, nuôi trồng thuỷ sản, trang trại và hình thành các khu du lịch sinh thái … đang có chiều h−ớng phát triển rộng ra toàn địa bàn trên cơ sở thích hợp về điều kiện đất đai, kinh tế, x7 hội … nhằm hình thành nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá thực sự cung cấp đủ về số l−ợng và chất l−ợng cho thị tr−ờng Hà Nội.

Qua bảng 5 cho thấy diện tích đất gieo trồng ở khu vực nghiên cứu đối với cây l−ơng thực có xu h−ớng ngày càng giảm, từ năm 2000 đến năm 2006 diện tích gieo trồng của cây l−ơng thực đ7 giảm 1152 ha, trong đó cây lúa giảm 563 ha, cây ngô giảm 228 ha, khoai lang giảm 361 ha do nhu cầu về l−ơng thực trong nhân dân cũng đ7 giảm đồng thời do quá trình đô thị hoá mà diện tích gieo trồng bị giảm đi đáng kể.

Cây thực phẩm nh− cây rau các loại với diện tích gieo trồng t−ơng đối ổn định, đ−ợc đầu t− công nghệ hiện đại nh− trồng rau trong nhà l−ới, hệ thống t−ới phun m−a ... đ7 và đang trở thành một trong số những cây chủ lực cho hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn huyện hiện nay. Thực tế cho thấy, vai trò của cây rau ngày càng quan trọng, nó không chỉ cung cấp phục vụ cho cuộc sống của con ng−ời mà còn giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế, từng b−ớc phá thế độc canh cây lúa ở ngành trồng trọt. ở vùng chuyên canh sản xuất rau hàng hóa cung cấp cho thị tr−ờng trong huyện và thành phố Hà Nội hiện vẫn còn mang tính tự phát, theo cơ chế

thị tr−ờng, không có quy hoạch, kế hoạch cụ thể vì vậy xẩy ra hiện t−ợng thừa loại rau nào đó vào vụ chính nh−ng lại thiếu rau vào các kỳ đầu vụ.

Diện tích trồng rau vẫn còn phân tán, ch−a tập trung với diện tích rau vụ đông trồng trên đất 2 lúa 1 màu vẫn nhiều, tuy nhiên rau trồng trên đất này không ổn định mà phụ thuộc nhiều vào thị tr−ờng. Nếu rau đ−ợc giá tiêu thụ ổn định thì diện tích đ−ợc mở rộng, còn ng−ợc lại sẽ bị thu hẹp, thay vào đó ng−ời nông dân sẽ trồng cây khác nh− đậu t−ơng, ngô, khoai lang ...

Cây công nghiệp giảm mạnh với 133 ha so với năm 2000, trong đó cây đậu t−ơng giảm 106 ha, cây lạc giảm 27 ha do năng suất cây trồng không cao và khả năng tiêu thụ cũng rất hạn chế nên ng−ời dân đ7 chuyển đổi sang các cây trồng khác có hiệu quả hơn.

Cây hoa các loại và cây cảnh đ7 tăng với diện tích 45 ha so với năm 2000 do hiệu quả kinh tế mà cây trồng này mang lại cao hơn nhiều lần so với các cây trồng khác. Tuy nhiên ng−ời dân vẫn sản xuất theo ph−ơng pháp truyền thống, ch−a có sự đầu t− thỏa đáng về giống và công nghệ nên diện tích còn hạn chế và hiệu quả kinh tế ch−a t−ơng xứng với tiềm năng.

Cây ăn quả so với năm 2000 thì diện tích tăng 15 ha, diện tích tăng của loại đất này còn chậm do ch−a có một kế hoạch cụ thể về phát triển loại cây trồng này.

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản t−ơng đối ổn định, tăng 49 ha so với năm 2000 đ−ợc nuôi thả các loại cá, tôm đặc sản có giá trị cung cấp cho thị tr−ờng.

Nh− vậy, sản xuất nông nghiệp đ−ợc quan tâm đầu t− và phát triển có nhiều tiến bộ, cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển dịch theo h−ớng tích cực, tăng tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi, thuỷ sản, cây hàng hoá có chất l−ợng và giá trị kinh tế cao mà cụ thể là đ7 hình thành một số vùng sản xuất tập trung (rau an toàn, hoa cây cảnh, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản) đồng thời hình thành và phát triển mô hình trang trại.

Bảng 4.5: Biến động diện tích gieo trồng một số loại cây trồng chính Đơn vị tính: ha Theo từng năm S TT Loại cây trồng Năm 2006 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng diện tích gieo trồng 5814 7249 6837 6663 6671 6594 5985 I Đất trồng cây hàng năm 5734 7136 6716 6544 6540 6435 5816 1 Cây l−ơng thực 4694 5843 5503 5364 5163 4910 4654 - Lúa cả năm 4311 4874 4613 4775 4733 4483 4288 - Ngô 305 533 393 302 170 176 237 - Khoai lang 78 436 497 287 260 251 129 2 Cây thực phẩm 839 1014 970 930 1073 1250 947 - Khoai tây 10 45 38 52 39 27 7 - Rau các loại 819 963 929 876 1031 1219 921 - Đậu các loại 10 6 3 2 3 4 19

3 Cây công nghiệp 112 235 196 199 246 202 135

- Đậu t−ơng 74 176 166 119 132 125 106

- Lạc 38 59 30 80 114 77 29

4 Hoa các loại và cây cảnh 89 44 47 51 58 73 80

II Đất trồng cây ăn quả 40 22 28 25 30 34 36

III Nuôi cá 140 91 93 94 101 125 133

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi tr−ờng, phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Anh từ năm 2000 đến 2006. (Số liệu đC làm tròn)

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Lúa Ngô Rau

Đậu t−ơng Hoa, cây cảnh Cây ăn quả

Biểu đồ 4.2: Biến động diện tích một số cây trồng chính khu vực nghiên cứu năm 2006

4.2.3.2. Hiện trạng hệ thống cây trồng khu vực nghiên cứu

Để thuận lợi cho đầu t− phát triển sản xuất nông nghiệp, Đông Anh đ−ợc chia thành 3 tiểu vùng, mỗi tiểu vùng đều có những lợi thế riêng do vậy cần thiết phải phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng thông qua việc bố trí hệ thống cây trồng hợp lý.

* Tiểu vùng 1: Kết quả điều tra cho thấy tiểu vùng 1 có 10 LUT chính

với 19 kiểu sử dụng đất:

- LUT chuyên lúa với 1 kiểu sử dụng đất là lúa 2 vụ với diện tích là 97,09 ha, chiếm 7,25% diện tích đất nông nghiệp.

- LUT lúa màu có 9 kiểu sử dụng đất với diện tích 1055,22 ha, chiếm 78,77% diện tích đất nông nghiệp.

- LUT chuyên rau có 1 kiểu sử dụng đất là trồng 3 vụ rau với diện tích 24,61 ha, chiếm 1,84% diện tích đất nông nghiệp. Rau ở tiểu vùng này đ−ợc coi là cây chủ lực nên đ7 và đang đ−ợc đầu t− mở rộng sản xuất, tăng c−ờng vốn và khoa học kỹ thuật nhằm đ−a vùng rau nơi đây trở thành vùng trồng rau có th−ơng hiệu.

- LUT rau màu có 2 kiểu sử dụng đất với diện tích 17,97 ha, chiếm tỷ lệ 1,34% diện tích đất nông nghiệp.

- LUT chuyên màu có 2 kiểu sử dụng đất với diện tích 14,40 ha, chiếm 1,07% diện tích đất nông nghiệp.

- LUT cá có diện tích 35 ha, chiếm 2,61% diện tích đất nông nghiệp. - LUT hoa, cây cảnh có diện tích 19,11 ha, chiếm 1,43% diện tích đất nông nghiệp.

- LUT cây ăn quả có diện tích 25,80 ha, chiếm 1,93% diện tích đất nông nghiệp. - LUT trang trại sinh thái có diện tích 28,30 ha, chiếm 2,11% diện tích đất nông nghiệp. Đây là mô hình kết hợp trồng cây ăn quả và đào ao thả cá cho khách du lịch nghỉ ngơi câu cá giải trí đ7 đem lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng đ−ợc nhu cầu du lịch sinh thái của vùng ven đô thị.

- LUT trang trại tổng hợp có diện tích 22,18 ha, chiếm 1,66% diện tích đất nông nghiệp. Đây là mô hình kết hợp vừa chăn nuôi, đào ao thả cá và trồng cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi tr−ờng sinh thái bền vững.

Bảng 4.6: Hiện trạng hệ thống cây trồng tiểu vùng 1 Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Kiểu sử dụng đất Tổng diện tích 1339,68 100,00 97,09 7,25

1. LUT Chuyên lúa

97,09 7,25 1. Lúa X- Lúa M

1055,22 78,77

117,65 11,15 2. Lúa X- Lúa M- K.lang 106,06 10,05 3. Lúa X- Lúa M- K.tây 124,76 11,82 4. Lúa X- Lúa M -Ngô

102,47 9,71 5. Lúa X- Lúa M -Đậu t−ơng 214,32 20,31 6. Lúa X- Lúa M - Rau 235,99 22,36 7. Lúa X-Đậu t−ơng-Rau

86,42 8,19 8. Ngô- Lúa M 2. LUT Lúa màu

67,55 6,40 9. Lạc- Lúa M

24,61 1,84

3. LUT Chuyên rau

24,61 100,00 10. Rau-Rau- Rau

17,97 1,34

9,59 53,37 11. Rau-Rau- Lạc 4. LUT Rau màu

8,38 46,63 12. Rau -Rau - Đậu t−ơng

14,4 1,07

9,36 65,00 13. Ngô X-Ngô Đ 5. LUT Chuyên màu

5,04 35,00 14. Lạc-Ngô Đ

35,00 2,61

6. LUT Cá

35,00 100,00 15. Cá

19,11 1,43

7. LUT Hoa cây cảnh

19,11 100,00 16. Hoa, cây cảnh

25,8 1,93

8. LUT Cây ăn quả

25,8 100,00 17. Nh7n, vải b−ởi, ổi, đủ đủ...

28,3 2,11

9. LUT Trang trại sinh thái

28,3 100,00 18. Nh7n, b−ởi, vải.... - Cá

22,18 1,66

10. LUT Trang trại tổng hợp

* Tiểu vùng 2: Kết quả điều tra cho thấy tiểu vùng này có 8 LUT sử dụng đất chính với 16 kiểu sử dụng đất:

- LUT chuyên lúa có 1 kiểu sử dụng đất trồng lúa 2 vụ với diện tích 43,25 ha, chiếm 5,66% diện tích đất nông nghiệp.

- LUT lúa màu có 8 kiểu sử dụng đất với diện tích 542,89 ha, chiếm 71,00% diện tích đất nông nghiệp.

- LUT chuyên rau đ−ợc sử dụng trồng 2 vụ rau với diện tích 18,91 ha,

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)