Một số kinh nghiệm trong phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở một số n−ớc

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 37 - 45)

2 Tổng quan tài liệu

2.3.2.Một số kinh nghiệm trong phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở một số n−ớc

n−ớc trên thế giới

Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở các quốc gia đều có những điểm t−ơng đồng và khác biệt. Để giúp chúng ta học hỏi những sáng tạo và tránh đ−ợc những hạn chế trong quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hoá cần thiết phải tìm hiểu những kinh nghiệm của một số n−ớc trong khu vực và trên thế giới có nhiều đặc điểm t−ơng đồng với chúng ta.

Nhiều nhà kinh tế cho rằng sự tiến triển của nền nông nghiệp hàng hoá phải trải qua ba giai đoạn: nông nghiệp tự cung tự cấp, nông nghiệp đa dạng hoá hay hỗn hợp và nông nghiệp chuyên môn hoá cao.

Trong giai đoạn thứ nhất, sản xuất nông nghiệp chỉ dành cho tiêu dùng và th−ờng dựa vào một hoặc hai loại cây trồng truyền thống. Nông nghiệp hoàn toàn dựa vào tự nhiên, sản xuất trong môi tr−ờng tĩnh và khắc nghiệt. Sự phân lẻ về thị tr−ờng và thiếu thông tin đ7 kìm h7m sản xuất. Do tính khép kín và tính rủi ro cao nên những ng−ời nông dân sản xuất nhỏ rất do dự trong việc áp dụng kỹ thuật mới.

Giai đoạn thứ hai, nền kinh tế nông nghiệp đa dạng hoá đ7 hạn chế đ−ợc tình trạng bấp bênh do nông nghiệp không chỉ dựa vào một ít loại cây trồng chính. Sản phẩm nông nghiệp một phần cho tiêu dùng và một phần để trao đổi.

Giai đoạn ba, nông nghiệp đ−ợc hoàn toàn chuyên môn hoá, hình thành nên các trang trại chuyên kinh doanh một vài loại sản phẩm nhất định, sử dụng công nghệ, cần nhiều vốn, ít lao động. Sản xuất hoàn toàn cho thị tr−ờng, sự phát triển của nông nghiệp dựa trên cơ sở tiến bộ sinh học và công nghệ [30].

2.3.2.1. Mỹ

Các trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh có sự liên doanh liên kết với các công ty, xí nghiệp công nghiệp và dịch vụ đảm bảo nhu cầu về vật t−, thiết bị phục vụ đầu vào và chế biến, bảo quản, l−u thông, tiêu thụ nông sản đảm bảo đầu ra cho sản xuất nông nghiệp. Do đặc điểm nhiều ruộng đất, ít lao động và trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp cao, nên các trang trại nông nghiệp ở Mỹ đều có quy mô lớn. Xu thế giảm số l−ợng trang trại và tăng quy mô trang trại đ7 diễn ra với tốc độ nhanh trong thời gian từ những năm 1960 trở đi.

Năm 1935, Mỹ có 6,814 triệu trang trại nông nghiệp, năm 1940 giảm xuống còn 6,35 triệu, năm 1960 còn 3,949 triệu và đến năm 1990 chỉ còn 2,14 triệu trang trại. Nh− vậy, từ năm 1935 đến năm 1990 số l−ợng trang trại nông nghiệp ở Mỹ giảm trên ba lần. Năm 1950, quy mô bình quân một trang trại ở Mỹ

là 56 ha, năm 1960 là 126 ha; năm 1970 là 151 ha; năm 1990 là 185 - 200 ha. Hiện nay, các trang trại ở Mỹ có thu nhập hàng năm d−ới 20.000 USD chiếm 58,6% tổng số trang trại; mức thu nhập từ 20.000 đến d−ới 100.000 USD chiếm 26,2%; từ 100.000 đến d−ới 500.000 USD chiếm 13% và từ 500.000 USD đến 1.000.000 USD chiếm 2% [14]. Trong những năm 1980 - 1990, ở Mỹ số trang trại độc lập hộ gia đình chiếm 86% - 87% tổng số trang trại, số trang trại liên gia đình cũng ổn định ở mức 9,6% - 9,7%, số trang trại hợp danh chiếm tỷ trọng ít nh−ng có chiều h−ớng tăng (năm 1971 chiếm 2,1% đến năm 1990 tăng lên 3,2%).

ở Mỹ nếu xét về mặt sở hữu và sử dụng ruộng đất thì có ba loại trang trại: - Loại hoàn toàn sử dụng ruộng đất riêng. Năm 1953, loại này chiếm 47% tổng số trang trại, năm 1980 - 1990 chiếm 59% - 60%. Diện tích bình quân 1 trang trại loại này là 108 ha.

- Loại không có ruộng đất riêng mà hoàn toàn đi thuê ruộng. Năm 1935, loại trang trại này chiếm 42,1% tổng số trang trại, đến năm 1980 -1990 giảm xuống còn 11% - 12%. Diện tích bình quân 1 trang trại loại này là 229 ha.

- Loại có ruộng đất riêng và thuê thêm ruộng. Năm 1935, loại trang trại này chiếm 11%, đến năm 1980 - 1990 tăng lên đến 29%. Diện tích bình quân 1 trang trại loại này là 357 ha.

Từ cơ giới hoá sản xuất trong nông nghiệp cao nên năng suất lao động nông nghiệp của Mỹ đạt những chỉ tiêu cao nhất thế giới nh− chi phí lao động để sản xuất 01 tạ ngô hạt là 0,12 giờ công; 01 tạ lúa n−ớc là 0,30 giờ công; 01 tạ lúa mỳ là 0,19 giờ công; 01 tạ thịt lợn là 0,88 giờ công đ7 đ−a n−ớc Mỹ đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu ngũ cốc. Nh− vậy, ở Mỹ trên cơ sở ruộng đất nông nghiệp là hàng hoá có thể mua bán, thuê m−ớn, cầm cố các trang trại nông nghiệp trở thành các doanh nghiệp sản xuất nông sản hàng hoá.

2.3.2.2. Hàn Quốc

Quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở Hàn Quốc có những điểm đáng chú ý sau:

- Nhà n−ớc đảm bảo cung cấp và điều tiết tốt các nhân tố đầu vào nh− giống, phân bón, thuốc trừ sâu, khuyến khích thâm canh tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi đồng thời cho phép th−ơng mại hoá nền nông nghiệp, đầu t− phát triển hạ tầng kỹ thuật nông thôn nhằm đẩy nhanh nền nông nghiệp hàng hoá.

- Phát triển các xí nghiệp vừa và nhỏ tại các vùng nông thôn, ngoài ra Chính phủ rất chú trọng phát triển công nghệ chế biến với gần 30.000 xí nghiệp lớn, vừa và nhỏ nằm ở thành phố và nông thôn.

- Tăng c−ờng cơ giới hoá và hiện đại hoá nông nghiệp với các chính sách hỗ trợ nông dân cho vay 60% và trợ cấp 40% tiền mua máy móc, do đó đến những năm 1990 trình độ cơ giới hoá nông nghiệp ở Hàn Quốc khá cao. Đến những năm 1970, ngoài việc triển khai cơ giới hoá nông nghiệp thì sản xuất nông nghiệp đ−ợc triển khai ứng dụng các thành tựu của công nghiệp nh− sinh học, hoá học … Đầu những năm 1990 có xu h−ớng chuyển sang công nghệ nông nghiệp kỹ thuật cao, sản xuất trong nhà kính nhiều loại nông sản với thiết bị điện tử tự động hoá.

Nh− vậy, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, tăng c−ờng cơ giới hoá trong nông nghiệp và ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ vào sản xuất, đó là những nhân tố để phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở Hàn Quốc.

2.3.2.3. Trung Quốc

Bắt đầu từ những năm 1978, nông nghiệp, nông thôn, nông dân đ−ợc chọn làm khâu đột phá của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc. Sau 6 năm cải cách, về cơ bản vấn đề l−ơng thực của đất n−ớc hơn 1 tỷ dân đ−ợc giải quyết. L−ơng thực bình quân đầu ng−ời năm 1997 đạt 389 kg/ng−ời.

Từ thực tiễn phát triển nông nghiệp hàng hoá của Trung Quốc hơn 20 năm đổi mới đ7 trải qua các vấn đề sau:

- Phát huy tính chủ động sáng tạo và tôn trọng nguyện vọng, sáng kiến của nông dân trong hoạt động kinh tế.

- Thực hiện chính sách đa dạng hoá và chuyên môn hoá sản xuất, khuyến khích nông dân đầu t− dài hạn phát triển sản xuất và mở mang các hoạt động phi nông nghiệp trong nông thôn.

- Tạo môi tr−ờng thuận lợi để công nghiệp nông thôn phát triển với trên 23 triệu xí nghiệp h−ơng trấn mà lợi nhuận thu đ−ợc dành cho phát triển nông nghiệp khoảng 16 - 30%. Công nghệ sinh học đ−ợc đẩy mạnh đ7 đ−a giống lúa lai vào sản xuất mang lại hiệu quả cao.

- Tăng c−ờng định h−ớng thị tr−ờng cho ng−ời sản xuất, tập trung các loại cây trồng, vật nuôi có lợi nhuận cao, có −u thế trên thị tr−ờng.

Nh− vậy, nền nông nghiệp hàng hoá của Trung Quốc đ7 và đang phát triển theo chiều sâu và trở thành một c−ờng quốc về nông nghiệp trong t−ơng lai.

2.3.2.4. Thái Lan

Từ nửa sau thế kỷ XIX, nền nông nghiệp tự cấp tự túc của Thái Lan từng b−ớc đ−ợc xoá bỏ và mở cửa buôn bán với bên ngoài. Quá trình th−ơng mại hoá ngày càng tăng và Thái Lan trở thành n−ớc chuyên sản xuất và xuất khẩu gạo. Đ7 từ lâu Thái Lan luôn đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo và đ−ợc coi là vựa lúa của thế giới. Để đạt đ−ợc các thành tựu đó thì các chính sách của Nhà n−ớc đối với nông nghiệp có vai trò quyết định. Một trong những chính sách quan trọng có tác dụng thúc đẩy nền nông nghiệp Thái Lan chuyển từ nền nông nghiệp tự cấp tự túc sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá là chính sách cải cách ruộng đất tạo ra các chủ thể sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Cải cách ruộng đất năm 1975 ở Thái Lan quy định mức hạn điền là 8 ha đối với đất trồng trọt và 16 ha đối với đất chăn nuôi.

Chính phủ Thái Lan đ7 đầu t− các công trình t−ới, tiêu n−ớc, đ−ờng sá, điện, ph−ơng tiện giao thông với tổng mức đầu t− cho nông nghiệp năm 1975 là 10,2% trong tổng đầu t− của Chính phủ [12]. Bên cạnh đó, Chính phủ đ−a ra những chính sách cụ thể nh− về giá cả nông sản đ−ợc coi là công cụ quan trọng

để điều tiết sản xuất khuyến khích ng−ời sản xuất bảo đảm giá nơi sản xuất có lợi cho ng−ời sản xuất và giá bán lẻ thấp có lợi cho ng−ời tiêu dùng; ổn định giá nông sản thị tr−ờng trong n−ớc, giữ giá trong n−ớc thấp hơn giá thị tr−ờng thế giới, khuyến khích xuất khẩu; hạn chế sự ảnh h−ởng của sự biến động giá thị tr−ờng thế giới đối với giá nông sản thị tr−ờng nội địa [23]. Bên cạnh chính sách giá cả nông sản, Chính phủ Thái Lan còn thực hiện chính sách tín dụng thông qua ba tổ chức là ngân hàng Thái Lan; các ngân hàng Th−ơng mại; ngân hàng nông nghiệp và các HTX nông nghiệp nhằm khuyến khích nông dân phát triển sản xuất quy mô lớn, đầu t− xây dựng cơ sở hạ tầng, điện khí hoá nông thôn, cơ giới hoá nông nghiệp, đ−a kỹ thuật tiên tiến áp dụng vào sản xuất. Nông nghiệp Thái Lan hiện nay đ7 đạt đến trình độ cơ giới hoá cao so với các n−ớc trong khu vực.

2.3.2.5. Nhật Bản

Sau khi cải cách ruộng đất, ng−ời nông dân có quyền tự quyết định hoạt động sản xuất trên mảnh ruộng của mình. Đây là tiền đề góp phần làm năng suất, sản l−ợng trong nông nghiệp của Nhật Bản tăng lên rõ rệt.

Đối với sản xuất nông nghiệp Nhật Bản có quy mô đất đai trên một hộ trang trại nhỏ. Trong số các trang trại th−ơng mại năm 1991 có hơn 58% là nhỏ hơn 1 ha trong khi đó chỉ có 13% là lớn hơn 2 ha. Quy mô đất đai cho sản xuất nông nghiệp nhỏ bé với mục đích làm giảm đi rủi ro của mùa màng. Trong năm 1992, với 3,7 triệu các hộ trang trại ở Nhật Bản thì có 77% là sản xuất nông nghiệp hàng hoá [31].

Thực hiện chính sách dịch vụ tín dụng vốn, cung ứng dịch vụ mua bán, chế biến tiêu thụ nông sản, đầu t− máy cơ khí từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch. Phát triển rộng r7i các thành tựu khoa học về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo sự phát triển ổn định, vững chắc đối với nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

Tóm lại, qua kinh nghiệm của các n−ớc cho thấy: một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển phải có sự can thiệp và trợ giúp từ phía Nhà n−ớc bằng các hệ thống chính sách và biện pháp khác nhau nh−ng chủ yếu là tạo ra

môi tr−ờng, điều kiện để khuyến khích phát triển sản xuất. Mặt khác, đối với các n−ớc phát triển thì lao động nông nghiệp đ−ợc chú trọng trong việc đào tạo kiến thức và thực hành về kỹ thuật cũng nh− quản lý đủ năng lực để sử dụng các loại máy móc, thiết bị, vật t− kỹ thuật hiện đại, đủ trình độ áp dụng các công nghệ mới trong sản xuất làm giảm chi phí lao động và tăng năng suất lao động nông nghiệp rõ rệt.

2.3.3. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Là một n−ớc nông nghiệp nh−ng Việt Nam có diện tích đất canh tác bình quân trên đầu ng−ời thấp với 1137 m2/ng−ời, đất trồng lúa n−ớc là 899 m2/ng−ời nh−ng vào năm 1980 và đến năm 1995 chỉ còn 778 m2/ng−ời và 560 m2/ng−ời. Đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam bị chia cắt rất manh mún, cản trở lớn cho phát triển sản xuất, đặc biệt cho quá trình đi lên sản xuất lớn, công nghiệp hoá nông nghiệp. Với đồng bằng Bắc bộ, mỗi hộ có từ 15 - 20 thửa đất, mỗi thửa khoảng 150 - 300 m2 nên giá trị sinh lợi thấp, bình quân 1 ha đất nông nghiệp cho giá trị đ−ợc 600 USD/năm trong khi ở Đài Loan là 15.172 USD/năm và Hà Lan là 16.600 USD/năm [45].

Những năm qua, hoạt động nghiên cứu đ7 rất tích cực, giải quyết tốt trong việc lai tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất l−ợng cao, nổi bật là giống lúa, ngô, sắn, lạc, cà phê, chè; các giống bò lai, vịt ngan siêu trứng, giống bạch đàn lai, keo lai ... Nhờ đó, tỷ lệ diện tích gieo cấy bằng các giống lúa lai, lúa thuần năng suất cao tăng từ 50% thời kỳ 1991 - 1995 lên 80% thời kỳ 1996 - 2000, là yếu tố cơ bản đ−a năng suất lúa từ 34,3 tạ/ha lên 42,4 tạ/ha và nay là 46,3 tạ/ha. Giống mới chiếm 80% tổng diện tích ngô cả n−ớc đ7 tạo nên sự tăng tr−ởng cao về sản l−ợng ngô. Lợn giống chiếm khoảng 65 - 70% tổng đàn lợn thập kỷ 1990, đến nay đ7 thay thế bằng các giống lợn lai, lợn ngoại chiếm 70 - 80% [4]. Hiện đ7 có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả nh− Bùi Huy Đáp - Nguyễn Điền [13], đặc biệt có các công trình nghiên cứu mang giá trị phạm vi cả n−ớc của tác giả Trần An Phong về đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền [29]; Nguyễn Khang -

Phạm D−ơng −ng về đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam [21] là cơ sở để bố trí, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý góp phần nâng cao năng suất và chất l−ợng trong sản xuất nông nghiệp.

Vùng ĐBSH có tổng diện tích đất nông nghiệp là 720.747 ha, chiếm 56,91% tổng diện tích tự nhiên toàn vùng với bình quân 665 m2/khẩu nông nghiệp [37]. Trong sản xuất nông nghiệp ở Bắc bộ thì khu vực đồng bằng Sông Hồng đóng vai trò chủ lực, vì vậy đ7 có nhiều các công trình nghiên cứu khoa học, góp phần định h−ớng cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của vùng nh−: Đánh giá kinh tế đất lúa vùng ĐBSH của tác giả Quyền Đình Hà (1993) [15]; Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng ĐBSH của các tác giả Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1990) [22]; Triển vọng phát triển ĐBSH (1995), Tr−ờng Đại học Kinh tế Quốc dân [10]; Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa sông Hồng huyện Mỹ Văn - tỉnh Hải H−ng của tác giả Vũ Thị Bình (1993) [5]; Hà Học Ngô và các cộng sự (1999) [27] … Các kết quả nghiên cứu cho thấy, ở vùng ĐBSH đ7 có nhiều mô hình luân canh, bố trí cơ cấu cây trồng đ7 đem lại hiệu quả kinh tế cao nh− lúa - màu, lúa - cá, chuyên rau, hoa, cây cảnh, cây ăn quả … ngoài ra, ĐBSH có quy mô sản xuất, khối l−ợng nông sản phẩm lớn song chủ yếu vẫn dừng lại ở trao đổi nội vùng. Sản xuất vẫn mang nhiều tính tự phát, mỗi vùng, tiểu vùng ch−a phát huy đ−ợc lợi thế để sản xuất nông sản hàng hoá.

Nh− vậy có thể thấy rằng các nghiên cứu trên là cơ sở cho việc định h−ớng và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất nông nghiệp vùng ĐBSH theo h−ớng sản xuất nông nghiệp hàng hoá, phát huy lợi thế và tiềm năng sẵn có của vùng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 37 - 45)