Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng giao đất nông, lâm nghiệp đối với phát triển kinh tế hộ nông dân nhận đất tại huyện kỳ sơn tỉnh hoà bình (Trang 101 - 105)

- Gắn giao đất với phát triển kinh tế hộ nông dân theo h−ớng sản xuất hàng hoá, CNH, HĐH.

5. Kết luận và kiến nghị

5.1. Kết luận

Sau khi nghiên cứu thực trạng giao đất NLN tại huyện Kỳ Sơn tỉnh Hoà Bình, chúng tôi có một số kết luận chủ yếu sau:

1. Giao đất nông, lâm nghiệp cho các hộ nông dân là một chủ tr−ơng lớn của Nhà n−ớc đ−ợc các hộ nông dân tại huyện Kỳ Sơn tỉnh Hoà Bình ủng hộ. Quá trình giao đất này đã góp phần không nhỏ cải thiện đời sống vật chất cũng nh−

tinh thần của ng−ời dân.

2. Với việc bắt đầu giao đất NLN vào năm 1993 và các năm sau, sản xuất và đời sống của ng−ời dân ngày càng ổn định. Điều này đ−ợc thể hiện qua các chỉ tiêu nh− tổng thu nhập của các hộ tăng dần qua các năm, diện tích đất canh tác đ−ợc mở rộng, số các hộ nghèo giảm, nguồn vốn đ−ợc huy động nhiều hơn, cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất và đời sống ngày càng đ−ợc nâng cao.

3. Quá trình giao đất NLN ở huyện Kỳ Sơn đ−ợc thực hiện khá hiệu quả và theo đúng kế hoạch đ−ợc huyện lập ra. Đến năm 2003 phần lớn các hộ nhận đất đ−ợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đất đ−ợc giao cho các hộ b−ớc đầu đ−ợc đ−a vào sản xuất và mang lại nguồn thu nhập cho ng−ời dân. Thông qua quá trình giao đất, ng−ời dân nhận thức đ−ợc quyền và nghĩa vụ của mình đối với đất đ−ợc giao. Đây là một yếu tố quan trọng giúp ng−ời dân yên tâm đầu t− cho sản xuất trên diện tích của mình

4. Giao đất cho các hộ nông dân đã góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất từ sản xuất tự cung tự cấp và thuần nông sang sản xuất hàng hoá với việc dịch chuyển cơ cấu các ngành nghề sản xuất nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nông nghiệp. Hiểu biết của ng−ời dân về thị tr−ờng ngày càng đ−ợc hoàn thiện góp phần nâng cao khả năng của ng−ời dân trong việc lựa chọn các ph−ơng án sản xuất.

5. Đề tài cũng đã đ−a ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác giao đất NLN ở huyện Kỳ Sơn nh− giải pháp hoàn thiện quá trình giao đất NLN, giảp pháp về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất NLN, giải pháp về phát triển kinh tế hộ nông dân theo mô hình trang trại, giải pháp về vốn cho hộ nông dân và giải pháp về thị tr−ờng.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Đối với Nhà nớc

- Nhà n−ớc cần có những chính sách nhằm mở rộng thị tr−ờng nông lâm sản, điều tiết hài hoà giữa cung và cầu để ng−ời dân tiêu thụ đ−ợc sản phẩm của mình. Mặt khác cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu t−

phát triển công nghiệp chế biến quy mô vừa và nhỏ.

- Nhà n−ớc cần tăng c−ờng đầu t− vào hạ tầng cơ sở, xây dựng mạng l−ới giao thông, thông tin liên lạc, điều n−ớc ở nông thôn.

- Nhà n−ớc cần xác định thời hạn cho thuê đất một cách linh hoạt và phù hợp hơn nữa để đảm bảo sao cho ng−ời chủ sử dụng đất khi muốn kinh doanh những cây lâu năm có giá trị kinh tế cao đủ thời gian để thu hồi lại vốn và đầu t− cải tạo khắc phục tình trạng lấn chiếm đất đai, điều chỉnh lại mức hạn điền cho phù hợp với yêu cầu tập trung đất đai, chuyển đổi nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá.

5.2.2. Đối với cấp huyện

- UBND huyện Kỳ Sơn cần rà soát lại những diện tích đã giao cho các hộ nông dân tr−ớc đây, tiến hành xác định lại ranh giới, đo đạc và vẽ sơ đồ giao đất cho rừng hộ nông dân để hoàn thiện hồ sơ giao đất và hoàn tất các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất NLN cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện Kỳ Sơn.

- Cùng với quy hoạch sử dụng đất, huyện cần xây dựng đồng bộ các ch−ơng trình, dự án liên quan nh− ch−ơng trình phát triển sản xuất NLN, ch−ơng trình hỗ trợ tín dụng, ch−ơng trình xoá đói giảm nghèo và thực hiện lồng ghép với các ch−ơng trình quốc gia nh− ch−ơng trình 661, ch−ơng trình 135... Để hỗ trợ và tạo điều kiện tốt cho kinh tế hộ nông dân phát triển.

- Cần xây dựng quy −ớc quản lý bảo vệ rừng ở các thôn bản có diện tích rừng trên địa bàn huyện, quy −ớc này đ−ợc xây dựng có sự tham gia của ng−ời dân trong huyện, có nh− vậy mới thu hút đ−ợc mọi ng−ời dân tham gia quản lý bảo vệ rừng và quy −ớc mới có tính khả thi.

- Tăng c−ờng các hoạt động khuyến nông khuyến lâm thông qua việc xây dựng nhóm sở thích, chuyển giao h−ớng dẫn kỹ thuật một cách tỷ mỉ cho từng nhóm sở thích, tránh h−ớng dẫn kỹ thuật cho nông dân một cách chung chung, với mọi đối t−ợng. Khuyến cáo ng−ời dân triển khai các hoạt động sản xuất kinh

doanh theo h−ớng phát triển bền vững, áp dụng các mô hình đa dạng hoá cây trồng, loại bỏ các mô hình độc canh trên đất NLN.

5.2.3. Đối với hộ nông dân

- Cần có những định h−ớng sản xuất đúng đắn phù hợp với điều kiện thực tế của hộ mình. Những hộ ngành nghề - dịch vụ nên chủ động tham gia vào thị tr−ờng giá cả, tập trung các nguồn lực của hộ cho việc phát triển ngành sản xuất - kinh doanh sẵn có của hộ.

- Đối với hộ thuần nông phải luôn trao đổi kinh nghiệm, tìm tòi áp dụng những kỹ thuật tiến bộ mới vào sản xuất nhằm tối −u hoá sản xuất của hộ.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1997), Đề án đẩy mạnh trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tiến tới đóng cửa rừng tự nhiên, Hà Nội.

2. Ngô Đức Cát (2000), Kinh tế tài nguyên đất, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Lê Thành Châu (2000), Đất đai, nhà ở và thuế nhà đất, quyền lợi và nghĩa vụ của ng−ời sử dụng đất, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

4. Cục phát triển Lâm nghiệp (1999), Chính sách và thực tiễn phục hồi rừng ở Việt Nam, Hội thảo quốc gia tại Hoà Bình.

5. Nguyễn Văn Cừ, Trần Minh H−ởng, Khổng Văn Hà (2000), Tìm hiểu Luật đất đai Việt Nam, tập 1 - tập 2, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

6. Phạm Thị Mỹ Dung (1996), Phân tích kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Lai (2001), Báo cáo luận văn “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp Nhà n−ớc giao cho hộ gia đình”, Viện Khoa học Lâm nghiệp, Hà Nội. 8. Luật đất đai (1988), Nhà xuất bản Pháp lý, Hà Nội.

9. Luật đất đai (1993), Nhà xuất bản Pháp lý, Hà Nội.

10.Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai (2001), Nhà xuất bản Bản đồ, Hà Nội.

11. Triệu Văn Lực (1999), Đánh giá tác động của giao đất lâm nghiệp đến phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi tr−ờng tại xã Bằng Lẵng huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, Luận văn thạc sĩ, Tr−ờng Đại học Lâm nghiệp.

12. Vũ Văn Mễ (1993), Tài liệu giao đất, giao và khoán rừng áp dụng thí điểm tại xã Tử Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình.

13. Tạ Thị Thắm (2003), Nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong sử dụng đất trên địa bàn thôn, bản xã Chiềng Hạc và Chiêng Khoi huyện Yên Châu tỉnh Sơn La, Luận văn thạc sĩ, Tr−ờng Đại học Lâm nghiệp.

14. Tr−ờng Đại học Lâm nghiệp (1994), Kết quả nghiên cứu khoa học 1990 - 1994,

Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Công an Nhân dân, Hà Nội.

16. Phạm Quốc Tuấn (1997), Thực trạng giao đất giao rừng và những đề xuất hỗ trợ nhằm thúc đẩy nhanh quá trình giao đất giao rừng, có hiệu quả trên địa bàn xã và huyện Lắc, tỉnh Đắc Lắc.

17. Phạm Quốc Tuấn (2000), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất hộ gia đình sau giao đất giao rừng huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, Luận văn thạc sĩ, Tr−ờng Đại học Lâm nghiệp.

18. Viện Khoa học và Công nghệ địa chính, Tổng cục Địa chính (1997), Báo cáo toàn diện kết quả nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu những vẫn đề chủ yếu về kinh tế - xã hội có quan hệ trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện và hoàn chỉnh pháp Luật đất đai hiện nay”, Hà Nội.

19. Đỗ Văn Viện, Đặng Văn Tiến (2000), Bài giảng kinh tế hộ nông dân, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

20. Vụ Pháp chế - Thanh tra, Tổng cục Địa chính (2000), Các văn bản pháp quy về

quản lý đất đai ban hành ở Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1997, NXB Pháp lý,

Hà Nội.

21. Nguyễn Ngọc Xuân (2001), Thực trạng và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại vùng gò đồi Hà Tây, Luận văn thạc sĩ, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng giao đất nông, lâm nghiệp đối với phát triển kinh tế hộ nông dân nhận đất tại huyện kỳ sơn tỉnh hoà bình (Trang 101 - 105)