Dày mỡ l−ng của các tổ hợp lợn lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của ba tổ hợp lợn lai F1(LR x MC), F1(LW x MC) và f1(pi x MC) nuôi tr (Trang 55 - 69)

4. Kết quả và thảo luận

4.2.3. Dày mỡ l−ng của các tổ hợp lợn lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và

F1(PixMC)

Ngoài 2 tính trạng TKL và TTTA đã đ−ợc phân tích trên đây, dày mỡ l−ng (DML) đ−ợc xác định trên con vật sống bằng máy siêu âm Lean Meater của hãng RENCO – Mỹ tại vị trí P2 (gốc x−ơng s−ờn thứ 13-14, cách sống l−ng 6,0 cm về hai phía) khi kết thúc thí nghiệm vỗ béo (6,5 tháng tuổi) (DMLp2) cũng là một trong những tính trạng rất quan trọng trong chăn nuôi vỗ béo lợn thịt vì xác định đ−ợc DML cho phép biết TLN mà không cần giết thịt lợn. Lợn thịt có DML thấp sẽ cho ng−ời chăn nuôi thu đ−ợc nhiều lợi nhuận hơn vì tỷ lệ thịt nạc sẽ lớn hơn so với lợn có DML cao. Giá trị trung bình của tính trạng DML trên các tổ hợp lợn lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) nuôi tại các nông hộ huyện Đông H−ng và H−ng Hà tỉnh Thái Bình đ−ợc trình bày tại bảng 4.7.

Qua kết quả ở bảng 4.7 cho thấy dày mỡ l−ng đo tại điểm P2 t−ơng ứng ở các tổ hợp lợn lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) là 29,94 mm; 30,08 mm và 27,25 mm.

Bảng 4.7. Giá trị trung bình, sai số của số trung bình và hệ số biến động của tính trạng dày mỡ l−ng trên ba tổ hợp lai

F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) Tổ hợp lợn lai Tính trạng Tham Số F1(LRxMC) F1(LWxMC) F1(PixMC) n (con) 36 36 36 X (mm) 29,94 30,08 27,25 X S (mm) 2,51 2,41 2,31 DMLp2 (mm) (đo tại vị trí gốc x−ơng s−ờn 13, cách sống l−ng 6,0 cm về hai phía) Cv (%) 8,38 8,01 8,47 n (con) 8 8 8 X (mm) 32,10 33,85 30,04 X S (mm) 4,22 5,15 4,07 DMLmks (mm) (độ dầy trung bình đo tại

3 điểm, x−ơng s−ờn 6-7, x−ơng s−ờn 13 và x−ơng khum) Cv (%) 13,14 15,21 13,54 Ghi chú: - n: là số lợn vỗ béo. - X : là giá trị trung bình.

- SX: là sai số của số trung bình. - CV (%): là hệ số biến động.

- DMLp2:là dày mỡ l−ng đo tại điểm P2. - DMLmks: là dày mỡ l−ng mổ khoả sát.

Khi so sánh giữa ba tổ hợp lợn lai thì sự sai khác về tính trạng dày mỡ l−ng có ý nghĩa thống kê rõ rệt (P<0,01). Tổ hợp lợn lai F1(PixMC) có dày mỡ l−ng thấp nhất (27,25 mm), thấp hơn từ 2,69 mm đến 2,83 mm so với hai tổ hợp lợn lai F1(LRxMC) và F1(LWxMC). Giá trị dày mỡ l−ng đo tại điểm P2 cao nhất ở tổ hợp lợn lai F1(LWxMC) là 30,08 mm. Kết quả này cao hơn so với kết quả 27,80 mm tìm đ−ợc của Nguyễn Văn Đức (1997) [48] trên tổ hợp lợn lai F1(LRxMC) và F1(LWxMC), song phù hợp với kết quả tìm đ−ợc của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2004) [23] trên ba tổ hợp lợn lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) nuôi tại Hà Tây, Hải Phòng và Hà Nội.

Độ dày mỡ l−ng mổ khảo sát (DMLmks) là dày mỡ l−ng thực tế trung bình đo tại 3 điểm: x−ơng s−ờn 6-7, x−ơng s−ờn 13-14 và x−ơng khum khi mổ khảo sát trên 24 con của ba tổ hợp lợn lai t−ơng ứng là 32,10 mm; 33,85 mm và 30,04 mm.

Trong các tổ hợp lợn lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) nuôi tại nông hộ tỉnh Thái Bình, Tổ hợp lợn lai F1(PixMC) có DMLmks thấp nhất và cao nhất ở tổ hợp lai F1(LWxMC). Kết quả dày mỡ l−ng thực tế trong nghiên cứu này của chúng tôi thấp hơn so với giá trị 45 mm và 50 mm thu đ−ợc của Nguyễn Thiện và cộng sự (1985) [33] khi nghiên cứu nghiên cứu trên hai tổ hợp lợn lai F1(LRxMC) và F1(LWxMC); 38,13 mm và 39,26 mm của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2004) [23] nghiên cứu trên ba tổ hợp lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) nuôi ở miền Bắc n−ớc ta.

Hệ số biến động của tính trạng DMLp2 trong nghiên cứu của chúng tôi t−ơng đối thấp, t−ơng ứng cho các tổ hợp lai là 8,38%; 8,01% và 8,47% chứng tỏ DMLp2 trên đàn lợn thí nghiệm vỗ béo t−ơng đối ổn định và bộ số liệu tuân theo phân phối chuẩn. Trong lúc đó, hệ số biến động của tính trạng DMLmks ở nghiên cứu này cao hơn so với tính trạng DMLp2 chứng tỏ rằng các giá trị DML đo thực tế khi mổ khảo sát có biến động lớn hơn.

Từ kết quả này cho phép chúng tôi rút ra kết luận. Độ DML đo tại điểm P2 vàmổ khảo sát thu đ−ợc trên lợn nuôi vỗ béo của ba tổ hợp lợn lai nuôi ở Đông H−ng và H−ng Hà tỉnh Thái Bình phù hợp với các kết quả nghiên cứu tr−ớc đây. Trong ba tổ hợp lợn lai thì tổ hợp lợn lai F1(PixMC) có DML thấp nhất tiếp đến tổ hợp lợn lai F1(LRxMC) và cao nhất là tổ hợp lợn lai F1(LWxMC). Tuy giá trị của tính trạng dày mỡ l−ng trên ba tổ hợp lợn lai trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với trung bình của bố mẹ chúng, nh−ng thấp hơn nhiều so với giá trị 44,99 mm của lợn Móng Cái nuôi tại các tỉnh miền Bắc của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2004) [23]. Nh− vậy, khi nuôi vỗ béo các tổ hợp lợn lai F1(LRxMC) và F1(LWxMC), đặc biệt tổ hợp lợn lai F1(PixMC) cho thấy tính trạng dày mỡ l−ng cao của giống lợn MC đẫ đ−ợc cải thiện đáng kể, làm tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi nông hộ. Giá trị DML ở các tổ hợp lai này đã đ−ợc ng−ời chăn nuôi chấp thuận vì nuôi chúng đã cho TLN thích hợp với ph−ơng thức chăn nuôi trong nông hộ.

4.2.4. Tỷ lệ nạc của các tổ hợp lợn lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và

F1(PixMC)

Ngoài 3 tính trạng tăng khối l−ợng, tiêu tốn thức ăn, dày mỡ l−ng đã đ−ợc phân tích trên đây, tính trạng tỷ lệ nạc (TLN) cũng là một trong những tính trạng hết sức quan trọng trong chăn nuôi vỗ béo lợn thịt. TLN là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của công tác tạo và chọn lọc giống lợn, là chìa khoá của hiệu quả kinh tế trong ngành chăn nuôi. Lợn thịt có TLN cao sẽ cho ng−ời chăn nuôi thu đ−ợc nhiều lợi nhuận hơn lợn thịt có TLN thấp vì giá trị thịt nạc cao hơn thịt mỡ.

Ngành chăn nuôi lợn bị chi phối bởi nhu cầu về chất l−ợng thịt cũng nh− về tỷ lệ thịt nạc của ng−ời tiêu dùng ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu đó, ngành chăn nuôi lợn phải tiếp tục chọn lọc cải tiến nâng cao năng suất và chất l−ợng thịt. Khi kết thúc thí nghiệm nuôi vỗ béo lợn (6,5 tháng tuổi), khối

l−ợng trung bình của lợn thí nghiệm đạt 83,48 kg/con ; 86,80 kg/con và 90,62 kg/con t−ơng ứng cho các tổ hợp lợn lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC), chúng tôi đã tiến hành đo độ dày mỡ l−ng tại vị trí P2 (DMLp2) của 108 lợn nuôi thịt trên cả ba tổ hợp lợn lai và chúng đ−ợc sử dụng để tính tỷ lệ nạc theo công thức tính (TLNt) của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2003).

Sau khi đo dày mỡ l−ng tại điểm P2, chúng tôi đã tiến hành mổ khảo sát 24 lợn ở cả ba tổ hợp lai để khảo sát tỷ lệ nạc thực tế (TLNmks) của lợn. Các giá trị trung bình, sai số của số trung bình và hệ số biến động của TLNt và TLNmks của các tổ hợp lợn lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) nuôi tại các nông hộ huyện Đông H−ng và H−ng Hà tỉnh Thái Bình đ−ợc trình bày tại bảng 4.8.

Bảng 4.8. Giá trị trung bình, sai số của số trung bình và hệ số biến động của tính trạng tỷ lệ nạc trên ba tổ hợp lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và

F1(PixMC) Tổ hợp lợn lai Tính trạng Tham Số F1(LRxMC) F1(LWxMC) F1(PixMC) n (con) 36 36 36 X (%) 41,36 41,05 44,42 X S (%) 3,11 3,95 3,07 TLNt (%) Cv (%) 7,52 9,62 6,91 n (con) 8 8 8 X (%) 40,96 41,06 44,51 X S (%) 3,46 3,60 2,89 TLNmks/thịt xẻ (%) Cv (%) 8,44 8,76 6,49

Ghi chú:

- n: là số lợn vỗ béo. - X :là giá trị trung bình.

- SX: là sai số của số trung bình. - CV (%) là hệ số biến động.

- TLNt: là tỷ lệ nạc tính theo công thức. - TLNmks:là tỷ lệ nạc mổ khảo sát.

Kết quả ở bảng 4.8 cho thấy tỷ lệ nạc tính theo công thức (TLNt) t−ơng ứng của các tổ hợp lợn lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) là 41,36%; 41,05% và 44,42%. Khi so sánh tỷ lệ nạc giữa các tổ hợp lai với nhau thì giữa hai tổ hợp lai F1(LRxMC) và F1(LWxMC) có giá trị t−ơng đ−ơng nhau (P>0.05). Trong khi đó ở tổ hợp lợn lai F1(PixMC) có tỷ lệ nạc cao hơn đáng kể trung bình từ 3% đến 3,5% so với hai tổ hợp lai F1(LRxMC) và F1(LWxMC).

Tỷ lệ nạc mổ khảo sát thực tế (TLNmks) t−ơng ứng cho các tổ hợp lai là 40,96%; 41,06% và 44,51%. Điều này chứng tỏ giữa tỷ lệ nạc tính theo công thức và tỷ lệ nạc thực tế mổ khảo sát không có sự sai khác đáng kể (P>0,05). Vì vậy, để xác định nhanh TLN của lợn, chúng ta có thể sử dụng công thức tính vì nó vẫn bảo đảm chính xác và không phải giết thịt gia súc. Giá trị tỷ lệ nạc tính đ−ợc của nghiên cứu này t−ơng đ−ơng với kết quả 40,05% của tổ hợp lai F1(LWxMC) nuôi tại nông hộ tỉnh Thái Nguyên (Nguyễn Văn V−ợng, 2000 [28]); 42,23% và 44,64% của ba tổ hợp lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) nuôi ở các tỉnh miền Bắc n−ớc ta (Nguyễn Văn Đức và cộng sự, 2004) [23]. Kết quả ở nghiên cứu này cao hơn so với giá trị 42,95% của Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002) [3] cùng nghiên cứu trên tổ hợp lợn lai F1(PixMC), song thấp hơn kết quả 45,60%; 45,14% và 46,83% t−ơng ứng trên các tổ hợp lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) nuôi trong nông hộ

huyện Đông Anh – Hà Nội của Trần Thị Minh Hoàng và cộng sự (2003) [25]. Nh− vậy, ở tổ hợp lợn lai F1(PixMC), giống lợn Pi có tỷ lệ nạc cao đã cải thiện nâng cao tỷ lệ nạc trong tổ hợp lai, làm cho tổ hợp lai do chúng tạo ra có tỷ lệ nạc cao hơn so với hai giống lợn LR và LW.

Giá trị hệ số biến động của tính trạng TLNt trong nghiên cứu thấp, biến động từ 6,91% đến 9,62%, trong lúc đó ở tính trạng TLNmks các giá trị đó t−ơng ứng là 6,49% - 8,76%, chứng tỏ tính trạng TLN của các tổ hợp lai nuôi vỗ béo trong các nông hộ tỉnh Thái Bình t−ơng đối ổn định.

Tóm lại, trong ba tổ hợp lợn lai, sự sai khác về tính trạng tỷ lệ nạc giữa tổ hợp lợn lai F1(PixMC) so với hai tổ hợp lai F1(LRxMC) và F1(LWxMC) có ý nghĩa thống kê rõ rệt (P<0,01). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nạc của cả ba tổ hợp lợn lai tuy không cao hơn so với trung bình bố mẹ của chúng, song nh−ợc điểm về tính trạng tỷ lệ nạc thấp của giống lợn Móng Cái đẫ đ−ợc cải thiện đáng kể. Đặc biệt, việc sử dụng giống lợn Pi để làm nguồn nguyên liệu tạo tổ hợp lợn lai với lợn MC để nuôi thịt cho TLN cao hơn so với lợn LR và LW. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đ−ợc nông dân tỉnh Thái Bình chấp thuận vì tổ hợp lai F1(PixMC) dễ nuôi trong điều kiện chăn nuôi nông hộ hiện nay của tỉnh. Mặt khác, kết quả nghiên cứu về tính trạng tỷ lệ nạc của chúng tôi đều phù hợp với các kết quả nghiên cứu của các tác giả tr−ớc đây cùng tiến hành trên ba tổ hợp lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) nuôi trên địa bàn các tỉnh miền Bắc n−ớc ta.

4.2.5. Chất l−ợng thịt xẻ của các tổ hợp lợn lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC)

Kết quả mổ khảo sát 24 lợn vỗ béo của ba tổ hợp lợn lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) nuôi trong nông hộ tại tỉnh Thái Bình cho thấy, ngoài hai tính trạng sản xuất quan trọng DMLmks và TLNmks đã đ−ợc trình bày ở phần trên, một số tính trạng về chất l−ợng thịt xẻ quan trọng khác nh− tỷ lệ móc hàm (TLMH), tỷ lệ thịt xẻ (TLTX), diện tích cơ thăn (DTCT) và dài thân

thịt (DTT) của mỗi tổ hợp lợn lai cũng đ−ợc chúng tôi nghiên cứu. Trong chăn nuôi lợn thịt, tỷ lệ móc hàm của lợn cao sẽ làm tăng khối l−ợng thịt có giá trị sử dụng, dẫn đến có hiệu quả kinh tế cao. Lợn có diện tích cơ thăn lớn và dài thân thịt cao đồng nghĩa với tỷ lệ nạc trong thân thịt cao và hiệu quả kinh tế lớn. Trên thực tế, lợn ngoại có tỷ lệ nạc cao hơn nhiều so với lợn lai và lợn nội bởi vì lợn ngoại có diện tích cơ thăn và dài thân thịt cao hơn nhiều so với lợn nội. Vì vậy, trong chăn nuôi lợn thịt tính trạng dài thân thịt cũng là một tính trạng khiến các nhà lai tạo và chọn lọc giống đáng phải quan tâm. Giá trị trung bình của các tính trạng tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, diện tích cơ thăn và dài thân thịt ở ba tổ hợp lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) nuôi trong nông hộ tại tỉnh Thái Bình đ−ợc trình bày cụ thể tại bảng 4.9.

Kết quả bảng 4.9 cho thấy chất l−ợng thịt xẻ của các tổ hợp lợn lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) nuôi tại Thái Bình t−ơng đối tốt.

4.2.5.1. Tỷ lệ móc hàm của các tổ hợp lai

Tỷ lệ móc hàm (TLMH) của 3 tổ hợp lợn lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) t−ơng ứng là 77,06%; 77,15% và 77,45%. Kết quả về giá trị tỷ lệ móc hàm trong nghiên cứu này t−ơng đ−ơng với giá trị 77,50% của Nguyễn Văn Đức và Lê Thanh Hải (2002) [21] nghiên cứu trên tổ hợp lai F1(PixMC) nuôi tại Đông Anh – Hà Nội.

Sai số của số trung bình thấp, biến động từ 6,88% đến 7,95% và hệ số biến động của tính trạng tỷ lệ móc hàm ở mức thấp, biến động từ 8,88% đến 10,30%, chứng tỏ tỷ lệ móc hàm của lợn thí nghiệm nuôi trong nông hộ tại tỉnh Thái Bình t−ơng đối ổn định. Giữa các tổ hợp lợn lai tính trạng TLMH không có biểu hiện s− sai khác ró rệt (P>0,05). Song, trên thực tế TLMH của tổ hợp lợn lai F1(PixMC) vẫn tốt hơn so với hai tổ hợp lai F1(LRxMC) và F1(LWxMC).

đều có tỷ lệ móc hàm cao và ổn định trong điều kiện chăn nuôi nông hộ tại tỉnh Thái Bình.

Bảng 4.9. Giá trị trung bình, sai số của số trung bình và hệ số biến động của tính trạng tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, diện tích cơ thăn và dài thân

thịt của các tổ hợp lợn lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) Tổ hợp lợn lai Tính trạng Tham Số F1(LRxMC) F1(LWxMC) F1(PixMC) n (con) 8 8 8 X (%) 77,06 77,15 77,45 X S (%) 7,85 7,95 6,88 Tỷ lệ móc hàm (%) Cv (%) 10,18 10,30 8,88 n (con) 8 8 8 X (%) 66,30 66,00 66,40 X S (%) 6,24 6,03 6,03 Tỷ lệ thịt xẻ (%) Cv (%) 9,41 9,13 9,08 n (con) 8 8 8 X (%) 32,24 33,01 35,25 X S (%) 3,81 4,08 2,96 Diện tích cơ thăn (cm2) Cv (%) 11,81 12,35 8,39 n (con) 8 8 8 X (%) 69,19 68,02 69,27 X S (%) 6,86 7,19 6,56 Dài thân thịt (cm) Cv (%) 10,21 10,57 9,47

Ghi chú:

- n: là số lợn vỗ béo. - X : là giá trị trung bình.

- SX: là sai số của số trung bình. - CV (%): là hệ số biến động.

4.2.5.2. Tỷ lệ thịt xẻ của các tổ hợp lai

Cũng nh− tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ của các tổ hợp lợn lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) cũng t−ơng đối ổn định.

Mức độ ổn định của tính trạng tỷ lệ thịt xẻ của các tổ hợp lai thể hiện ở sai số của số trung bình t−ơng ứng cho các tổ hợp lai là 6,24%; 6,03% và 6,03% và hệ số biến động của tính trạng TLTX thấp biến động từ 9,08% đến 9,41%.

Tỷ lệ thịt xẻ t−ơng ứng với các tổ hợp lợn lai là 66,30%; 66,00% và 66,40%. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức và Lê Thanh Hải (2002) [21] nghiên cứu trên tổ hợp lợn lai F1(PixMC) nuôi tại Đông Anh – Hà Nội; Nguyễn Văn V−ợng, 2000) [35] nghiên cứu trên hai tổ hợp lai F1(LRxMC) và F1(YxMC).

Giữa các tổ hợp lợn lai, sự sai khác về tính trạng TLTX biểu hiện không rõ rệt (P>0,05), nh−ng ở tổ hợp lợn lai F1(PixMC) biểu thị tốt hơn so với hai tổ hợp lai F1(LRxMC) và F1(LWxMC).

4.2.5.3. Diện tích cơ thăn của các tổ hợp lai

Diện tích cơ thăn (DTCT) trong thân thịt lợn cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất l−ợng thịt xẻ. Nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng

DTCT làm mục tiêu chọn lọc giống lợn. DTCT càng lớn thì tỷ lệ nạc và chất l−ợng thịt nạc càng cao và ng−ợc lại.

Diện tích cơ thăn của lợn đ−ợc đo tại vị trí cắt vuông góc ở gốc s−ơng x−ờn 13-14 của ba tổ hợp lai t−ơng ứng là 32,24 cm2; 33,01cm2 và 35,25 cm2. Trong mỗi tổ hợp lợn lai, diện tích cơ thăn của lợn khá ổn định, hệ số biến động của tính trạng diện tích cơ thăn thấp dao động từ 8,39% đến 12,35%. DTCT giữa các tổ hợp lai có sự khác nhau rõ rệt (P<0,01): cao nhất ở tổ hợp lợn lai F1(PixMC) là 35,25 cm2, tiếp đến tổ hợp lợn lai F1(LWxMC) là 33,01cm2 và thấp nhất ở tổ hợp lợn lai F1(LRxMC) là 32,24 cm2. Kết quả ở nghiên cứu này đối với tổ hợp lai F1(PixMC) t−ơng đ−ơng với kết quả 35,24 cm2 của Nguyễn Văn Đức và Lê Thanh Hải (2002) [21] cùng nghiên cứu trên tổ hợp lợn lai F1(PixMC), song cao hơn so với các kết quả 30 cm2 và 29 cm2

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của ba tổ hợp lợn lai F1(LR x MC), F1(LW x MC) và f1(pi x MC) nuôi tr (Trang 55 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)