3. Đối t−ợng, nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu
3.1.1. Đối t−ợng và các tính trạng nghiên cứu
2.1.1.1. Đối t−ợng nghiên cứu
Bốn giống lợn thuần chủng MC3000, LR, LW và Pi dùng trong nghiên cứu này có nguồn gốc nh− sau:
• Nguồn gốc giống lợn MC cao sản MC3000. Nhóm lợn MC3000 là một nhóm huyết thống lợn MC thuần chủng đ−ợc Bộ môn Di truyền Giống Vật nuôi, Viện Chăn Nuôi lựa chọn từ năm 1977 dựa trên 7 nhóm huyết thống của giống MC hiện có với đầy đủ các thông tin. Sau khi phân tích số liệu để xác định giá trị di truyền và giá trị giống các tính trạng sản xuất. Năm 1999, Bộ môn Di truyền Giống Vật nuôi, Viện Chăn Nuôi đã chọn đ−ợc nhóm MC cao sản MC3000 là nhóm có khả năng sinh sản tốt hơn hẳn so với 6 nhóm còn lại. Nhóm MC3000 đ−ợc chọn làm nguyên liệu nghiên cứu chọn lọc nâng cao chất l−ợng các tổ hợp MC lai cao sản. Với những kết quả nghiên cứu đã đạt đ−ợc, nhóm MC3000 đã đ−ợc Bộ NN & PTNT đánh giá là một trong những giống cây, con đạt chuẩn quốc gia (2003) [4].
• Nguồn gốc hai giống lợn LR và LW cao sản. Hai giống lợn LR và LW cao sản thuộc tầng chóp cụ kỵ (GGP) của tháp giống lợn Hoa Kỳ đ−ợc nhập vào Việt Nam năm 2000 theo ch−ơng trình phát triển giống lợn các tỉnh miền Bắc. Hai giống lợn này nhập về đ−ợc nuôi tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Ph−ơng (Viện Chăn Nuôi). Đây là những nguồn gen quý mới đ−ợc đ−a vào n−ớc ta nên đ−ợc chúng tôi khai thác đ−a vào phối với lợn MC3000 tại Thái
Bình nhằm nghiên cứu so sánh với các nguồn gen cùng giống hiện có ở n−ớc ta trong các tổ hợp lai do chúng và giống MC cao sản tạo nên.
• Nguồn gốc giống lợn Pi. Giống lợn Pietrain (Pi) là một giống lợn nhập ngoại cao sản đ−ợc đ−a vào Việt Nam từ V−ơng quốc Bỉ nhằm khai thác khả năng TKL cao (750 g/ngày - 850 g/ngày). TTTA thấp (3,0 kg/kg) và TLN cao (58% - 62%), mặc dầu, Pi có khả năng sinh sản thấp hơn các giống cao sản khác. Chúng tôi sử dụng dòng lợn Pi Rehal kháng STREES lai với MC3000 với mục đích cải thiện tính trạng TLN thấp của lợn MC để có tổ hợp lai đạt chất l−ợng sinh sản cao nhờ nguồn gen lợn MC3000 và sản xuất tốt thông qua nguồn gen lợn Pi.
ở Việt Nam, hầu nh− rất ít nhà khoa học chăn nuôi để ý đến sự đóng góp của giống lợn Pi vào tổ hợp lai của giống lợn MC. Với ph−ơng pháp lai tổng hợp nhằm tạo nên một tổ hợp lai vừa có khả năng sinh sản tốt nhở nguồn gen đẻ nhiều con của lợn MC và vừa có khả năng TKL cao, TLN lớn của nguồn gen lợn Pi. Trong một số công trình nghiên cứu vừa qua đã đ−ợc Nguyễn Văn Đức (2000) [12]; Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2001) [16]; Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002) [3] b−ớc đầu nhận xét đạt kết quả tốt tại vùng sinh thái Đông Anh và Gia Lâm Hà Nội và H−ng Yên.
Các tổ hợp lai tạo giữa các giống lợn thuần chủng MC3000, LR, LW và Pi nêu trên, đó là F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) đang đ−ợc thử nghiệm nuôi trong các nông hộ huyện Đông H−ng và H−ng Hà - Thái Bình nhằm nghiên cứu đánh giá khả năng sinh tr−ởng và cho thịt của chúng.
3.1.1.2. Các tính trạng nghiên cứu
- Tăng khối l−ợng (TKL). - Tiêu tốn thức ăn (TTTA).
- Tỷ lệ móc hàm (TLMH). - Dài thân thịt (DTT). - Dầy mỡ l−ng (DML). - Diện tích cơ thăn (DTCT). - Tỷ lệ nạc (TLN).