Mức độ ảnh h−ởng của các nhân tố cố định đến tính trạng tiêu tốn thức

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của ba tổ hợp lợn lai F1(LR x MC), F1(LW x MC) và f1(pi x MC) nuôi tr (Trang 39 - 42)

4. Kết quả và thảo luận

4.1.2.Mức độ ảnh h−ởng của các nhân tố cố định đến tính trạng tiêu tốn thức

thức ăn

Kết quả khảo sát các nhân tố cố định di truyền và ngoại cảnh ảnh h−ởng đến tính trạng tiêu tốn thức ăn trên các tổ hợp lợn lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) nuôi trong nông hộ huyện Đông H−ng và H−ng

Hà tỉnh Thái Bình đ−ợc trình bày ở bảng 4.2.

Kết quả phân tích số liệu về tính trạng TTTA của 108 lợn vỗ béo thuộc ba tổ hợp lợn lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) nuôi tại hai cơ sở khác nhau cho thấy các nhân tố cố định về TB, ĐG và CS đều biểu hiện sự sai khác rõ rệt (P<0,05-P<0,001), trừ nhân tố tính biệt đối với tổ hợp lợn lai F1(PixMC).

Bảng 4.2. Hệ số xác định và mức độ sai khác của các nhân tố cố định đến tính trạng tiêu tốn thức ăn Tổ hợp lai n (con) R2 CS ĐG TB THL F1(LRxMC) 36 0,65 *** * * F1(LWxMC) 36 0,67 ** ** ** F1(PixMC) 36 0,67 * ** ns Tổng hợp tất cả 108 0,80 *** *** ** ** Ghi chú: - n là số lợn vỗ béo. - R2 là hệ số xác định.

- CS là cơ sở vỗ béo các tổ hợp lợn lai.

- ĐG là đực giống sử dụng trong việc tạo các tổ hợp lợn lai. - TB là tính biệt của lợn: đực hay cái.

- Mức độ sai khác: *** có nghĩa P<0,001, ** có nghĩa P<0,01; * có nghĩa P<0,05 và ns là không có ý nghĩa.

hai tổ hợp lợn lai F1(LRxMC) và F1(LWxMC) (P<0,05-P<0,01). Trong khi đó, mức độ ảnh h−ởng của nhân tố cố định TB đến tính trạng tiêu tốn thức ăn của tổ hợp lợn lai F1(PixMC) biểu hiện không rõ rệt (P>0,05) chứng tỏ lợn đực hay lợn cái của tổ hợp lai F1(PixMC) có mức tiêu tốn thức ăn nh− nhau. Khi tổng hợp tất cả các tổ hợp lợn lai để phân tích thì mức độ ảnh h−ởng của nhân tố TB đến tính trạng TTTA là rõ rệt (P<0,01). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Minh Hoàng và cộng sự (2003) [25]. Nhân tố cố định ĐG ảnh h−ởng rõ rệt đến tính trạng tiêu tốn thức ăn đối với tất cả các tổ hợp lợn lai (P<0,05-0,01). Mức độ ảnh h−ởng của nhân tố cố định ĐG đối với tính trạng tiêu tốn thức ăn là t−ơng đ−ơng nhau giữa hai tổ hợp lợn lai F1(LWxMC) và F1(PixMC) (P<0,01). ở tổ hợp lợn lai F1(LRxMC), tuy cũng có sự sai khác nh−ng ở mức độ thấp hơn (P<0,05) so với hai THL F1(LWxMC) và F1(PixMC), chứng tỏ nhóm đực giống Landrace có mức tiêu tốn thức ăn khá đều nhau. Khi tổng hợp tất cả các THL thì mức độ ảnh h−ởng của nhân tố ĐG đến tính trạng TTTA là rất rõ rệt (P<0,001). Kết quả này phù hợp với công bố của Nguyễn Văn Đức (1997) [48].

Đặc biệt, đối với nhân tố cố định CS ảnh h−ởng rõ rệt đến tính trạng tiêu tốn thức ăn trên cả ba tổ hợp lai (P<0,05-0,001). Mức độ ảnh h−ởng rõ rệt nhất ở tổ hợp lai F1(LRxMC) (P<0,001), tiếp đến là tổ hợp lai F1(LWxMC) (P<0,01) và thấp nhất là ở tổ hợp lai F1(PixMC) (P<0,05). Khi tổng hợp tất cả các tổ hợp lai thì mức độ ảnh h−ởng của nhân tố cố định CS biểu thị rất rõ rệt (P<0,001). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết luận của Nguyễn Văn Đức (1999) [14]; Trần Thị Minh Hoàng và cộng sự (2003) [25] trong điều kiện chăn nuôi ở miền Bắc Việt Nam.

Những nhân tố cố định ĐG, CS và TB xác định 65%-67% biến đổi trong toàn tổng biến đổi theo các tổ hợp lợn lai khác nhau: Thấp nhất ở tổ hợp lai F1(LRxMC) là 65% và cao hơn ở hai tổ hợp lai F1(LWxMC) và F1(PixMC)

là 67%. Kết quả này cao hơn so với giá trị tìm đ−ợc từ 37% đến 38% trong nghiên cứu của Trần Thị Minh Hoàng và cộng sự (2003) [25] cùng nghiên cứu trên ba tổ hợp lai F1(LWxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC). Điều này chững tỏ rằng, mức độ biến động của hệ số xác định của các tổ hợp lợn lai đối với tính trạng tiêu tốn thức ăn là cao và sai khác nhau không lớn. Hay nói cách khác, các nhân tố cố định trên đối với cả ba tổ hợp lai đều có mức độ biến đổi t−ơng đ−ơng nhau.

Đặc biệt, nhân tố cố định nhóm giống (THL) có ảnh h−ởng rõ rệt đến tính trạng TTTA của các tổ hợp lai (P<0,01). Các nhân tố cố định này xác định 80% biến đổi trong toàn tổng biến đổi. Điều này cho thấy cũng giống nh− tính trạng TKL, đối với tính trạng TTTA, giống đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong công tác chọn lọc giống và việc sử dụng các nhân tố cố định này để phân tích mức độ ảnh h−ởng của chúng đến tính trạng TTTA là hoàn toàn đúng đắn.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của ba tổ hợp lợn lai F1(LR x MC), F1(LW x MC) và f1(pi x MC) nuôi tr (Trang 39 - 42)