Mức độ ảnh h−ởng của các nhân tố cố định đến tính trạng tăng khố

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của ba tổ hợp lợn lai F1(LR x MC), F1(LW x MC) và f1(pi x MC) nuôi tr (Trang 36 - 39)

4. Kết quả và thảo luận

4.1.1. Mức độ ảnh h−ởng của các nhân tố cố định đến tính trạng tăng khố

khối l−ợng

Hệ số xác định (R2) và các nhân tố cố định đ−ợc đề cập trong phân tích mức độ ảnh h−ởng đối với tính trạng tăng khối l−ợng (TKL) trong nghiên cứu này của chúng tôi là: Cơ sở, tính biệt, đực giống và nhóm giống (THL). Kết quả phân tích xác định mức độ ảnh h−ởng của các nhân tố cố định này đối với tính trạng TKL của ba tổ hợp lợn lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) nuôi trong nông hộ ở huyện Đông H−ng và H−ng Hà tỉnh Thái Bình đ−ợc trình bày ở bảng 4.1.

Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy các nhân tố cố định TB, ĐG và CS đều biểu hiện sự sai khác tuy khác nhau song rõ rệt (P<0,05-P<0,001) đối với tính

trạng TKL ở ba tổ hợp lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC).

Bảng 4.1. Hệ số xác định và mức độ sai khác của các nhân tố cố định đến tính trạng tăng khối l−ợng Tổ hợp lai n (con) R2 CS ĐG TB THL F1(LRxMC) 36 0,65 * ** * F1(LWxMC) 36 0,74 ** * * F1(PixMC) 36 0,62 * ** * Tổng hợp tất cả 108 0,84 *** ** ** *** Ghi chú: - n là số lợn vỗ béo. - R2 là hệ số xác định.

- CS là cơ sở vỗ béo các tổ hợp lợn lai.

- ĐG là đực giống sử dụng trong việc tạo các tổ hợp lợn lai. - TB là tính biệt của lợn: đực hay cái.

- Mức độ sai khác: *** có nghĩa P<0,001, ** có nghĩa P<0,01; * có nghĩa P<0,05 và ns là không có ý nghĩa. Nhân tố TB có biểu hiện ảnh h−ởng đến tính trạng TKL của hầu hết các tổ hợp lợn lai (P<0,05). Khi phân tích tổng hợp tất cả các tổ hợp lai thì mức độ ảnh h−ởng của nhân tố TB biểu hiện sự sai khác rõ rệt hơn (P<0,01). Kết quả này trùng hợp với kết luận của các tác giả Ellis và cộng sự (1996) [93]; Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2001) [17]; Trần Thị Minh Hoàng và cộng sự (2003) [25]. Nguyên nhân của sự sai khác này có thể giải thích là lợn đực có khả năng tích luỹ nạc cao hơn so với lợn cái, do vậy lợn đực đòi hỏi nhu cầu

về năng l−ợng duy trì cao hơn lợn cái và lợn đực thiến (Campbell và cộng sự, 1985 [81]) dẫn đến lợn đực có khả năng TKL cao hơn so với lợn cái (De Haer và De Vries, 1993 [89]; Savoie và Minvielle, 1988 [92])

Nhân tố cố định ĐG ảnh h−ởng rõ rệt đến tính trạng TKL ở hầu hết các tổ hợp lợn lai (P<0,05-P<0,01). Mức độ ảnh h−ởng của nhân tố cố định ĐG đến tính trạng TKL ở hai tổ hợp lai F1(LRxMC) và F1(PixMC) là (P<0,01), rõ rệt hơn so với tổ hợp lai F1(LWxMC) (P<0,05). Khi tổng hợp tất cả các tổ hợp lai thì mức độ ảnh h−ởng của nhân tố cố định ĐG đến tính trạng TKL đối với các tổ hợp lợn lai biểu hiện sự sai khác rõ rệt (P<0,01). Kết quả này phù hợp với công bố của Nguyễn Văn Đức (1997) [48].

Cũng giống nh− nhân tố cố định ĐG, nhân tố cố định CS ảnh h−ởng đến tính trạng TKL rõ rệt (P<0,05-P<0,01) ở hầu hết các tổ hợp lợn lai. Mức độ ảnh h−ởng lớn nhất đối với tổ hợp lợn lai F1(LWxMC) (P<0,01), song thấp hơn ở hai tổ hợp lợn lai F1(LRxMC) và F1(PixMC) (P<0,05). Khi phân tích tổng hợp tất cả các tổ hợp lợn lai thì mức độ ảnh h−ởng của nhân tố CS đến tính trạng TKL biểu hiệ mức độ rất rõ rệt (P<0,001), chứng tỏ các tổ hợp lợn lai này biểu hiện khác nhau rõ rệt về tính trạng TKL trên hai cơ sở nuôi vỗ béo. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức (2003) [22] trên 474 lợn lai nuôi thịt đã cho biết nhân tố cố định về cơ sở chăn nuôi biểu hiện sự sai khác rõ rệt (P<0,01) và có ảnh h−ởng lớn đến tính trạng TKL.

Những nhân tố cố định này xác định từ 62% đến 74% biến đổi trong toàn tổng biến đổi theo các tổ hợp lợn lai khác nhau: Cao nhất ở tổ hợp lợn lai F1(LWxMC) là 74%, thấp nhất ở tổ hợp lợn lai F1(PixMC) là 62%. Điều này cho thấy trong điều kiện chăn nuôi ở nông hộ huyện Đông H−ng và H−ng Hà tỉnh Thái Bình, tính trạng TKL của tổ hợp lợn lai F1(PixMC) ít chịu ảnh h−ởng của các nhân tố cố định hơn so với hai tổ hợp lợn lai F1(LRxMC) và F1(LWxMC). Đối với tính trạng tăng khối l−ợng, các nhân tố cố định đ−a vào

nghiên cứu trên đây đóng một vai trò hết sức quan trọng, chứng tỏ rằng để đạt đ−ợc kết quả cao trong chăn nuôi chúng ta cần phải quan tâm nghiên cứu các nhân tố ảnh h−ởng đến tính trạng xem xét.

Khi nhân tố cố định nhóm giống (THL) đ−ợc đ−a vào mô hình toán học để phân tích thì kết quả cho thấy nhân tố cố định nhóm giống ảnh h−ởng đến tính trạng tăng khối l−ợng của các tổ hợp lợn lai biểu hiện mức độ sai khác rất rõ rệt (P<0,001). Điều này cho thấy nhân tố di truyền nhóm giống đóng một vai trò quan trọng trong công tác giống để nâng cao tính trạng TKL. Kết quả này phù hợp với kết luận của Nguyễn Văn Đức (1997) [48]; Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2002) [21]; Baik và cộng sự (2003) [37] cho biết phần lớn các tính trạng sản xuất chịu ảnh h−ởng rõ rệt bởi nhân tố giống.

Giá trị hệ số xác định đối với tính trạng TKL ở nghiên cứu này là 84%: Giá trị xác định ở nghiên cứu này cao hơn so với giá trị 76% tìm đ−ợc của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2000) [14] khi nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh h−ởng đến tính trạng TKL cuả hai tổ hợp lợn lai giữa MC với LR và LW nuôi trong điều kiện miền Bắc Việt Nam, 69% của Trần Thị Minh Hoàng và cộng sự (2003) [25] nghiên cứu trên ba tổ hợp lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) nuôi trong nông hộ huyện Đông Anh – Hà Nội. Kết quả này chứng tỏ rằng các nhân tố cố định đ−ợc chọn phục vụ trong việc nghiên cứu đánh giá đối với tính trạng TKL của các tổ hợp lợn lai nuôi trong nông hộ tỉnh Thái Bình là đầy đủ và phù hợp vì hệ số xác định đạt cao (84%).

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của ba tổ hợp lợn lai F1(LR x MC), F1(LW x MC) và f1(pi x MC) nuôi tr (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)