Khả năng tăng khối l−ợng của các tổ hợp lợn lai F1(LRxMC),

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của ba tổ hợp lợn lai F1(LR x MC), F1(LW x MC) và f1(pi x MC) nuôi tr (Trang 49 - 53)

4. Kết quả và thảo luận

4.2.1.Khả năng tăng khối l−ợng của các tổ hợp lợn lai F1(LRxMC),

F1(LWxMC) và F1(PixMC)

Tăng khối l−ợng (TKL) nhanh của lợn trong giai đoạn vỗ béo là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong công tác lai tạo giống, bởi vì nó

quyết định lớn đến hiệu quả kinh tế. Tính trạng TKL th−ờng có hệ số di truyền cao nên việc chọn lọc chúng có nhiều thuận lợi và dễ đạt hiệu quả. Giá trị trung bình của tính trạng TKL trên ba tổ hợp lợn lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) nuôi trong nông hộ tỉnh Thái Bình đ−ợc trình bày tại bảng 4.5.

Bảng 4.5. Giá trị trung bình, sai số của số trung bình và hệ số biến động của tính trạng tăng khối l−ợng trên ba tổ hợp lai

F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) Tổ hợp lai Khối l−ợng Tham số F1(LRxMC) F1(LWxMC) F1(PixMC) n (con) 36 36 36 X (kg) 14,35 15,01 15,82 X S (kg) 1,08 1,19 0,98 Bắt đầu thí nghiệm Cv (%) 7,52 7,93 6,20 n (con) 36 36 36 X (kg) 83,48 86,80 90,62 X S (kg) 9,42 8,92 8,71 Kết thúc thí nghiệm Cv (%) 11,28 10,28 9,61 n (con) 36 36 36 X (g/ngày) 512,09 531,75 554,10 X S (g/ngày) 56,07 60,17 59,13 Tăng trọng trong kỳ vỗ béo Cv (%) 10,94 11,31 10,67

Ghi chú:

- n: là số lợn vỗ béo. - X :là giá trị trung bình.

- SX: là sai số của số trung bình. - CV (%): là hệ số biến động.

Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy, khối l−ợng trung bình lợn đ−a vào thí nghiệm vỗ béo lúc đạt 2 tháng tuổi của các tổ hợp lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) t−ơng đối đồng đều là 14,35 kg/con; 15,01 kg/con và 15,82 kg/con. Sai số của số trung bình t−ơng đối nhỏ, chỉ nằm trong phạm vi 1,08 kg/con , 1,19 kg/con và 0,98 kg/con và hệ số biến động t−ơng đối thấp ở trên ba tổ hợp lợn lai, đó là 7,52%; 7,93% và 6,20%, điều đó cho thấy lợn đ−a vào thí nghiệm đạt độ đồng đều cao trong mỗi tổ hợp lai.

Khối l−ợng lúc kết thúc thí nghiệm vỗ béo (6,5 tháng tuổi) t−ơng ứng trên ba tổ hợp lợn lai là 83,48 kg/con; 86,80 kg/con và 90,62 kg/con. Khối l−ợng trung bình giữa các nhóm lợn lai có sự sai khác rõ rệt (P<0,01), chứng tỏ tính trạng tăng khối l−ợng khác nhau rõ rệt giữa các THL nuôi trong nông hộ tỉnh Thái Bình. Tổ hợp lai F1(PixMC) có khối l−ợng kết thúc thí nghiệm vỗ béo lúc 6,5 tháng tuổi cao nhất (90,62 kg/con), tiếp đến là tổ hợp lai F1(LWxMC) (86,80 kg/con) và thấp nhất là tổ hợp lai F1(LRxMC) (83,48 kg/con). Nh− vậy giữa các THL, khối l−ợng kết thúc khác nhau rõ rệt, song trong các tổ hợp lai, sự sai khác về khối l−ợng giữa các cá thể không biểu thị rõ rệt (P>0,05).

Giá trị trung bình của tính trạng TKL trong toàn kỳ vỗ béo (135 ngày) của các tổ hợp lợn lai F1 giữa LR, LW, Pi với MC là 512,09 g/ngày; 531,75 g/ngày và 554,10 g/ngày, t−ơng ứng. Điều này cho ta thấy tổ hợp lai

F1(PixMC) đạt tốc độ TKL cao hơn so với tổ hợp lai F1(LWxMC) và cao hơn hẳn so với tổ hợp lai F1(LRxMC). Kết quả này cho thấy, nuôi lợn lai F1 giữa giống lợn Pi và giống lợn MC cho tăng khối l−ợng cao và chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với hai THL giữa giống lợn LR và LW với giống lợn MC trong điều kiện nuôi trong nông hộ tại tỉnh Thái Bình.

Các kết quả trong nghiên cứu này phù hợp với nguyên lý −u thế lai là làm tăng khoảng 3%-10% so với trung bình bố mẹ chúng. Kết quả TKL của tổ hợp lai F1(LWxMC) thấp hơn giá trị 584,5 g/ngày trên cùng tổ hợp lai F1(LWxMC) của Nguyễn Thiện và cộng sự (1995) [33]. Song, giá trị tăng khối l−ợng của nghiên cứu này cao hơn so với kết quả 440,00 g/ngày của Nguyễn Văn Đức (1997) [48] khi nghiên cứu trên hai tổ hợp lợn lai F1(LRxMC) và F1(LWxMC); 477,62 g/ngày và 487,21 g/ngày của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2000) [14]; 449,65 g/ngày của Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002) [3] nghiên cứu trên tổ hợp lợn lai F1(PixMC); 480,0g/ngày đối với F1(LRxMC) của Nguyễn Thiện và cộng sự (1995) [33]; 509,59 g/ngày, 510,56 g/ngày và 519,89 g/ngày của Trần Thị Minh Hoàng và cộng sự (2003) [25] cùng nghiên cứu trên ba tổ hợp lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) nuôi trong nông hộ huyện Đông Anh – Hà Nội. Kết quả này t−ơng đ−ơng với kết quả 0,51 kg/ngày và 0,56 kg/ngày của Trần Duy Khanh và cộng sự (2004) [27] trên hai tổ hợp lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) cùng nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Điều này có thể do chất l−ợng thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi cũng nh− các nhân tố môi tr−ờng ở Đông H−ng và H−ng Hà đã đ−ợc cải thiện tốt hơn.

Kết quả thu đ−ợc trong báo cáo này cho chúng tôi thấy cả ba tổ hợp lai đều có TKL cao và cao hơn so với trung bình bố mẹ chúng. Sự sai khác về tính trạng TKL giữa ba tổ hợp lai có ý nghĩa thống kê rõ rệt (P<0,01).

Nhìn chung, kết quả thí nghiệm này cho thấy mức độ biến động của giá trị trung bình trong mỗi nhóm giống là thấp (10,67%-11,31%), chứng tỏ đàn

lợn thí nghiệm vỗ béo phát triển khá đồng đều và bộ số liệu này tuân theo phân bố chuẩn. Từ những kết quả phân tích trên cho phép chúng tôi rút ra kết luận: khả năng TKL của tổ hợp lợn lai F1(PixMC) cao nhất, tiếp đến là tổ hợp lai F1(LWxMC) và thấp nhất ở tổ hợp lai F1(LRxMC) khi nuôi trong điều kiện chăn nuôi nông hộ huyện Đông H−ng và H−ng Hà tỉnh Thái Bình.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của ba tổ hợp lợn lai F1(LR x MC), F1(LW x MC) và f1(pi x MC) nuôi tr (Trang 49 - 53)