Điều kiện tự nhiên và ngành chăn nuôi của tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của ba tổ hợp lợn lai F1(LR x MC), F1(LW x MC) và f1(pi x MC) nuôi tr (Trang 27 - 29)

3. Đối t−ợng, nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.1.4.Điều kiện tự nhiên và ngành chăn nuôi của tỉnh Thái Bình

3.1.4.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí:

Thái Bình là một tỉnh ven biển, thuộc vùng châu thổ Sông Hồng. Toạ độ địa lý: 20017 đến 22044vĩ độ bắc và 106006 đến 106039 kinh độ đông.

Phía Đông: Giáp vịnh Bắc Bộ.

Phía Tây và Tây Nam: Giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam.

Phía Bắc: Giáp tỉnh Hải D−ơng, H−ng Yên và thành phố Hải Phòng. Từ Tây sang Đông dài 54 km, từ Bắc xuống Nam dài 49 km.

Diện tích đất đai tự nhiên: 1.542,24 km2 ở trong vùng ảnh h−ởng trực tiếp của tam giác tăng tr−ởng: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Chiều dài bờ biển: 49,25 km (huyện Thái Thuỵ 21,52 km; huyện Tiền Hải 27,73 km).

- Điều kiện khí hậu:

Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa hè nómg bức, m−a nhiều, th−ờng có bão, lũ; mùa đông gió lạnh, khô hanh.

Bức xạ mặt trời lớn, tạo nên nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình trong năm là 230C - 240C. Nhiệt độ thấp nhất ở 40C và cao tới 380C - 390C. Nhịêt độ cả năm từ 83200C đến 85000C. Số giờ nắng trong năm từ 1600giờ đến 1800 giờ.

L−ợng m−a trung bình hàng năm từ 1500 mm đến 1900 mm, cao nhất 2528 mm và thấp nhất là 1173 mm

Độ ẩm trung bình hàng năm từ 85% đến 90%.

3.1.4.2. Ngành chăn nuôi của tỉnh Thái Bình

Từ lâu năng suât lúa của tỉnh Thái Bình đã đạt khá cao, trung bình đạt 5 tấn/ha vì thế có thể coi Thái Bình là một vựa lúa lớn của miền Bâc n−ớc ta. Trong nền kinh tế nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn (60-70%). Trong ngành nông nghiệp chăn nuôi chiếm một vai trò quan trọng. Đặc biệt là chăn nuôi lợn vì nông dân có tập quán nuôi lợn từ lâu đời, song chủ yếu ở trong các nông hộ. Tổng số gia súc gia cầm nuôi trong nông hộ chiếm trên 91%. Vì vậy, nông dân có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi.

Tổng đàn lợn của tỉnh tăng dần qua các năm, tính trung bình 5 năm trở lại đây đạt 604.474 con/năm.

Chăn nuôi lợn ngày một mang lại hiệu quả cao cho ng−ời nông dân. Vì vậy, Thái Bình đang từng b−ớc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng đ−a chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế/m2 đất nông nghiệp đ−a Thái Bình trở thành một tỉnh giàu mạnh.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của ba tổ hợp lợn lai F1(LR x MC), F1(LW x MC) và f1(pi x MC) nuôi tr (Trang 27 - 29)