Mức độ tiêu tốn thức ăn của các tổ hợp lợn lai F1(LRxMC),

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của ba tổ hợp lợn lai F1(LR x MC), F1(LW x MC) và f1(pi x MC) nuôi tr (Trang 53 - 55)

4. Kết quả và thảo luận

4.2.2. Mức độ tiêu tốn thức ăn của các tổ hợp lợn lai F1(LRxMC),

F1(LWxMC) và F1(PixMC)

T−ơng tự nh− tính trạng TKL, tính trạng tiêu tốn thức ăn (TTTA) cũng là một trong những tính trạng rất quan trọng trong việc làm thay đổi lớn hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt. Lợn nuôi thịt có TTTA/1 kg tăng trọng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ng−ợc lại, vì thức ăn th−ờng chiếm khoảng 70% giá thành sản phẩm.

Giá trị trung bình của tính trạng TTTA trên các tổ hợp lợn lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) nuôi tại các nông hộ huyện Đông H−ng và H−ng Hà tỉnh Thái Bình đ−ợc trình bày tại bảng 4.6.

Bảng 4.6. Giá trị trung bình, sai số của số trung bình và hệ số biến động của tính trạng tiêu tốn thức ăn trên ba tổ hợp lai

F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) Tổ hợp lợn lai Tham số F1(LRxMC) F1(LWxMC) F1(PixMC) n (con) 36 36 36 X (kg/kg) 3,80 3,61 3,52 X S (kg/kg) 0,55 0,56 0,62 Cv (%) 14,47 15,51 17,61

Ghi chú:

- n: là số lợn vỗ béo. - X : là giá trị trung bình.

- SX: là sai số của số trung bình. - CV (%): là hệ số biến động.

Lợn thí nghiệm vỗ béo sử dụng thức ăn hỗn hợp có protein từ 12% đến 15% và năng l−ợng từ 2900 kcal/kg đến 3000 kcal/kg t−ơng ứng với từng giai đoạn phát triển của cơ thể lợn theo quy trình nuôi lợn thịt F1(ngoai x nội). Giai đoạn từ 2 tháng đến 6,5 tháng, lợn F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) có mức tiêu tốn thức ăn trung bình cho 1 kg tăng khối l−ợng t−ơng ứng là 3,80 kg; 3,61 kg và 3,52 kg. Điều này cho ta thấy các tổ hợp lai F1 có mức tiêu tốn thức ăn t−ơng đối thấp. Kết quả về tiêu tốn thức ăn của các tổ hợp lợn lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả các báo cáo tr−ớc đây nh− giá trị 3,42 kg/kg tìm đ−ợc trên đàn lợn lai F1(PixMC) nuôi ở H−ng Yên và Hà Nội của Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002) [3]; 3,19 kg/kg của Lê Thanh Hải và cộng sự (1995) [24] khi nghiên cứu trên hai tổ hợp lợn lai F1(LRxMC) và F1(LWxMC). Nh−ng t−ơng đ−ơng với giá trị 3,61 kg/kg tìm đ−ợc của Nguyễn Thiện và cộng sự (1995) [33] trên tổ hợp lai F1(LWxMC); 3,65; 3,66 và 3,60 kg/kg t−ơng ứng với các tổ hợp lai F1(LRxMC), F1(LWxMC) và F1(PixMC) của Trần Thị Minh Hoàng và cộng sự (2003) [25] nuôi trong nông hộ tại huyện Đông Anh – Hà Nội thế nh−ng kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn giá trị 4,26 kg/kg cũng của Nguyễn Thiện và cộng sự (1995) [33] trên tổ hợp lai F1(LRxMC).

So sánh giữa ba tổ hợp lai với nhau thì mức độ TTTA có sự sai khác rõ rệt (P<0,01)): tổ hợp lợn lai F1(PixMC) có mức tiêu tốn thức ăn thấp nhất

(3,52 kg/kg) tiếp đến tổ hợp lợn lai F1(LWxMC) là 3,61 kg/kg và cao nhất ở tổ hợp lợn lai F1(LRxMC) là 3,80 kg/kg. Điều này cho thấy, ở tổ hợp lợn lai F1(PixMC) có sự tham gia của giống Pi đã cải thiện đ−ợc tính trạng TTTA vì lợn Pi có khả năng tăng trọng cao và TTTA thấp hơn so với hai giống lợn LR và LW.

Đối với tính trạng TTTA, tổ hợp lai F1(PixMC) đạt hiệu quả nhất, tiếp đến là tổ hợp lai F1(LWxMC) và xấu nhất ở tổ hợp lợn lai F1(LRxMC).

Từ những kết quả này cho thấy để khai thác thịt lợn có hiệu quả, cần phải sử dụng các tổ hợp lai vì nuôi chúng có mức TTTA thấp dẫn đến sẽ có hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện chăn nuôi nông hộ ở tỉnh Thái Bình.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của ba tổ hợp lợn lai F1(LR x MC), F1(LW x MC) và f1(pi x MC) nuôi tr (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)