1. Lý do chọn đề tài
3.2.1. Lý do Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản
Thời gian đầu mới sang Nhật Bản, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với chính khách xứ sở này, Phan Bội Châu đã nhận ra một điều là trong lời nói và việc làm của những ngời Nhật tồn tại sự phân liệt và có ranh giới khá rõ ràng giữa quốc sách là “lợi ích” và đạo nghĩa “đồng văn đồng chủng” là “nghĩa lý”. Nhng trong nửa thời gian đầu sống ở Nhật Bản, Phan Bội Châu đã không từ bỏ hy vọng đối với Nhật Bản.
Năm 1907 hiệp ớc Nhật - Pháp đợc ký kết, bài diễn thuyết của bá tớc Đại Ôi về ấn Độ, những thực tế đó đã để lộ rõ một điều rằng Nhật Bản đứng về phía cờng quốc Âu - Mỹ, ngang nhiên rời bỏ châu á thuộc địa. Phan Bội Châu rất bất mãn với quốc sách của Nhật Bản, hơn nữa còn cảm thấy có mức độ giới hạn đối với “nghĩa hiệp” của các nhà chính trị “dân đảng”. Mặc dù rất bất mãn đối với Nhật, trong thời điểm này, Phan Bội Châu không chọn ngay con đờng rời khỏi nớc Nhật, mà ngợc lại trong hai năm 1907 - 1908, là thời kỳ phong trào Đông Du phát triển nhất.
Tại sao Phan Bội Châu Châu không rời Nhật Bản, còn cố gắng mở rộng phong trào Đông Du? [46, 88]. Điều này phải nêu trớc tiên là thực tế: nhiệm vụ chính của phong trào Đông Du là cho học sinh Việt Nam đi du học. Việc du
học không phải là công việc ngắn ngày. Việc bỏ rơi nửa chừng các thanh niên đã vào học, hay ngừng việc học hành của họ là không thể đợc chừng nào không có lý do chính đáng. Về phía chính phủ Nhật Bản, có thể nói rằng chính phủ Nhật đã làm rõ chính sách hợp tác với Pháp bằng việc ký kết hiệp ớc Nhật - Pháp, nhng lúc đầu đã lờ đi chuyện ngời Việt Nam tại Nhật. Còn Hội Đồng Văn Đông á cũng vẫn tiếp tục giúp đỡ cho nhóm của Phan Bội Châu nh lâu nay.
Hơn nữa, việc hoạt động tuyên truyền của nhóm cụ Phan, hoạt động của các đồng chí trong nớc cũng dần dần đi vào quỹ đạo. Số lợng thanh niên Việt Nam xuất dơng cũng bắt đầu tăng lên. Mặc dù có lo lắng và không tin ở tiền đồ của quốc sách Nhật Bản, nhng vẫn có khả năng tiếp tục phong trào Đông Du, do đó không có lý do gì dám ngừng việc du học.
Đối với Phan Bội Châu, cục diện hoạt động mới lấy Nhật Bản làm vũ đài cũng đã bắt đầu đợc mở ra. Đó là sự giao lu với các phái cách mạng Trung Quốc, các nhà hoạt động tỉnh Vân Nam, các nhà hoạt động ngời châu á tại Nhật. Phan Bội Châu cảm thấy có giới hạn trong hoạt động lâu nay mà cái chính là quan hệ cá nhân với nhà đơng cục Nhật Bản, tiêu biểu là Phúc Đảo An Chánh, nhà chính trị “dân đảng”. Việc mở ra đợc triển vọng mới của phong trào trong tình hình chính trị đơng thời trên đất Nhật Bản hoàn toàn bị đoạn tuyệt. Nhng triển vọng nh vậy đã tan vỡ nhanh chóng khi bớc vào năm 1908. Hoạt động của những ngời Trung Quốc, những ngời Nhật Bản đã tham gia “Hội”, “Hội đồng minh Điền Quế áo Việt” đã bị phân tán do sự can thiệp của chính phủ Nhật Bản. Trơng Kế buộc phải rời khỏi Nhật, Đại Sa Vinh bị tống giam, Chơng Bỉnh Lân bị tố cáo là vi phạm điều lệ báo chí [46, 89]. Các tờ báo “Nhật Bản bình dân tân văn”, “Hoành báo”, “Dân báo”, “Vân Nam” đều phải đình bản hoặc đóng cửa. Phong trào của nhóm Phan Bội Châu bắt đầu thoái trào do nhà đơng cục Pháp chính thức đàn áp đối với những ngời có quan hệ với phong trào Đông Du ở trong nớc Việt Nam nh những phụ huynh có lu học sinh đang du học tại Nhật, những ngời giúp đỡ tiền bạc…
Theo yêu cầu của chính quyền Pháp, từ cuối năm 1908 đến đầu năm 1909 trở đi, chính phủ Nhật Bản bắt đầu can thiệp trực tiếp đối với những ngời Việt Nam vẫn còn lu lại ở Nhật. Tác giả S.Masaya viết “Đến đây cụ Châu đã hoàn toàn thất vọng trớc thái độ của chính phủ Nhật Bản. Và cụ cũng thấy đợc rằng trớc quốc sách của chính phủ, sự tồn tại của “dân đảng” cũng là vô lực. Đến thời điểm này đối với cụ không còn lý do gì để cố ở lại Nhật Bản nữa”. Do vậy, ngày 8 tháng 3 năm 1909, Phan Bội Châu lên tàu Shin nô (Tín Nồng hoàn) từ cảng Yokohama (Hoành Tân) rời khỏi Nhật Bản [46, 90].