Chính khách Nhật Bản giúp đỡ Phan Bội Châu vớ it cách cá nhân

Một phần của tài liệu Hoạt động của phan bội châu trên đất nhật bản (1905 1908) (Trang 60 - 71)

1. Lý do chọn đề tài

2.5.1. Chính khách Nhật Bản giúp đỡ Phan Bội Châu vớ it cách cá nhân

nhân

Theo niên biểu, Okuma Shigenobu đã nói với Phan Bội Châu “Các ngài nếu đem đợc đảng nhân các ngài ra đây, nớc Nhật Bản thu dụng đợc hết, hay là các ngài bây giờ ng ở Nhật Bản, chúng tôi sẽ vì các ngài sắp đặt chỗ ở lấy một cách ngoại tân u đãi các ngài sinh kế cũng không phải lo gì, bởi vì chuộng nghĩa hiệp, trọng ái quốc, là tính đặc biệt của ngời Nhật Bản” [7, 95].

Trên thực tế bản thân ngài Okuma đã có sự giúp đỡ ở mức độ nào thì trong hồi kí của Phan Bội Châu không ghi chép. Không phải là hoàn toàn không có t liệu nào gợi đến sự viện trợ của Okuma cho nhóm của Phan Bội Châu. Trong báo cáo của tỉnh trởng Hà Đông ngày 23-9-1908 gửi thống sứ Bắc kỳ trong cặp NS-IC-2 của viện t liệu Bộ ngoại giao Pháp có giới thiệu nội dung khẩu cung của một thanh niên, ngời đã tham gia Đông Du, bị bắt tại tỉnh này. Trong đó, ở phần ghi về tình hình tài chính của lu học sinh Việt Nam tại Nhật có viết nh sau:

ở Tokyo có tổ chức Đông á Đồng Tân của Đại Ôi Trọng Tín, nguyên quan chức cao cấp của chính phủ làm hội trởng, thực hiện việc trợ giúp lu học sinh ngời châu á. Trong hội này có các hội viên ngời Triều Tiên, Trung Quốc, Thái Lan, ấn Độ xét văn cảnh thì có lẽ hội này cũng cung cấp học bổng cho…

một số ngời Việt Nam. Trong ghi chép này, nếu chuyển tên hội trởng sang chữ Hán và đọc theo âm Nhật thì sẽ là Okuma Shigenobu. Trong t liệu của phía Nhật Bản về Okuma, nếu tìm một đoàn thể có tên tơng tự tổ chức này thì phải chú ý đến “Hội đồng nhân”. Hội này đợc thành lập năm 1904, có mục đích chấn hng y dợc học ở châu á, đặc biệt là ở Trung Quốc và Triều Tiên. Năm 1907, Okuma giữ chức hội trởng hội này [45, 373].

Về mặt này, đóng vai trò quan trọng lại không phải là Okuma Shighenobu mà là Inukai Tsuyoshi và Kashiwabara Buntaro họ đã có sự giúp…

đỡ không ít về các mặt viện trợ tài chính và giới thiệu nơi nhập học cho thanh niên Việt Nam sang Nhật [45, 366].

Inukai đã thông qua quan hệ với Hội Đông á Đồng Văn (Toa bun kai) để dàn xếp với th viện đồng văn Tokyo (Tokyo Dobun shoin) (Kashiwabara là phó viện trởng th viện này) và thông qua Fukushima Yasumasa để hai nơi đó giúp đỡ học sinh ngời Việt Nam, thu nhận họ vào kí túc xá và cấp học bổng cho họ. Ngoài ra, những thiếu niên học trờng tiểu học thì đợc thu nhận vào kí túc xá của trờng thơng nghiệp Đông á (ToashogyoGakko) nơi Inukai làm Hiệu trởng, Kashiwabara làm giám đốc. Khi phong trào Đông Du giải tán, Inukai đã cung cấp cho Phan Bội Châu kinh phí giải tán, đồng thời dàn xếp với công ty tàu biển Nhật Bản, thu xếp nhiều vé tàu từ Yokohama tới Hơng Cảng cho những học sinh rời Nhật Bản. Kashiwabara cũng trao tiền tiễn biệt cho thanh niên Việt Nam (Những thông tin này thấy rải rác trong hồi kí của ngời Việt Nam nh nhóm của Phan Bội Châu và t liệu của bộ ngoại giao Nhật và Pháp) [45, 373].

Trong niên biểu, khi nhớ lại việc phong trào Đông du bị Nhật Bản trục xuất, một trong những khó khăn của Phan Bội Châu là giải tán phí và lữ phí. Phan Bội Châu viết: “Lữ phí còn có thể dần dà tính xong, duy giải tán phí thì gấp hơn lửa đốt. Nhân từ tháng 6 tới đây, nội khoản lâu ngày đã không thấy đến, mà số tiền của công hiến hội dành trữ đợc bao nhiêu, cũng đã vét sạch. Bây giờ chi xuất một lần, cả thuyền phí, lộ phí đến 3, 4 ngàn đồng, thiệt khốn nạn không biết chừng nào! Vạn bất đắc dĩ, phải cầu cứu với Đông á đồng văn hội và Quảng Tây, Vân Nam lu Nhật học sinh hội. Trong vài ba tuần, chạy vạy kêu rêu, nhờ có Khuyển Dỡng tiên sinh cứu vớt hết sức, kết quả là Nhật Bản bu thuyền hội xã cấp cho vé đi tàu 100 từ đáng giá hơn 2000 đồng đi từ Hoành Tân đến Hơng Cảng. Còn Khuyển Dỡng tiên sinh lại cấp cho bạc thật 2000 đồng” [7, 159].

Trong niên biểu Phan Bội Châu viết: “Khi tôi bị bức xuất cảnh, ông Khuyển Dỡng Nghị với ông Bá Nguyên Văn Thái Lang, Đồng Văn th viện tr-

ởng, hai ông có nói riêng với tôi rằng: Chính phủ nớc tôi vì ngoại giao bắt buộc phải khiến các ngài bỏ nớc tôi, nhng mà riêng mình ông hãy tạm xa chúng tôi ít lâu để tránh tai mắt ngời Pháp. Sau một vài năm xin mời ông cứ trở lại Nhật Bản. Nhng khi ông trở lại phải làm sao cho tai mắt ngời Pháp không nghe thấy, mới là kế hoạch vẹn toàn” [5, 374].

Một lí do khác quan trọng hơn lu giữ Phan Bội Châu ở lại Nhật Bản là tuy mục đích mà ông mong đợi không đạt đợc, nhng lại mở ra khả năng để lấy Nhật Bản làm vũ đài triển khai những hoạt động khác thay vào đó. Đó là phong trào đa thanh niên Việt Nam sang lu học tại Nhật Bản. Về việc này, nh trên đã nói, trong hồi kí có ghi, Lơng Khải Siêu và những ngời Nhật Bản, đặc biệt là Lơng, đã gợi ý rất nhiều. Đơng nhiên không chỉ có lời khuyên của ngời khác, mà bản thân Phan Bội Châu, bằng nhiều quan sát và nghe từ khi sang Nhật, đã tự nhận ra là nhận thức của mình trớc đây không đầy đủ, và thấm thía sâu sắc rằng cần phải có phơng châm hoạt động mới.

Điều mà Phan Bội Châu hớng tới qua việc tổ chức phong trào lu học Nhật Bản, theo ghi chép trong hồi kí đã dẫn, là mở mang “dân trí”, bồi dỡng “nhân tài” và xây dựng “cơ sở vững chắc” [45, 366].

Phan Bội Châu đã chứng kiến phong trào lu học Nhật Bản của ngời Trung Quốc lúc bấy giờ. Từ năm 1896, khi việc lu học Nhật Bản bắt đầu, số lu học sinh ngời Trung Quốc lu học bằng kinh phí nhà nớc và t nhân năm 1899 là trên 100 ngời, năm 1902 là trên 600 ngời, năm 1903 là trên 1.300 ngời, năm 1904 là 3000 ngời và năm 1906 là 8000 ngời [45, 366]. Cuối năm 1905, tuy có hàng loạt học sinh về nớc nhằm phản đối “quy tắc quản lý” lu học sinh, nhng trừ thời kỳ này, còn thì cơn sốt lu học Nhật Bản ở Trung Quốc vẫn tăng lên [45, 367]. Trớc tình hình ngời Trung Quốc rầm rộ sang Nhật Bản lu học nh vậy, Phan Bội Châu cho rằng: không ít vấn đề mà Trung Quốc muốn giải quyết bằng cách cử học sinh đi lu học là trùng lặp với những vấn đề mà Việt Nam thực tế đang phải đối mặt. Hơn nữa, cùng với sự gia tăng lu học sinh từ Trung Quốc, ở Tokyo lúc

bấy giờ, đủ loại trờng dự bị đã đợc lập ra để dạy tiếng Nhật cho ngời Trung Quốc. Thanh niên Việt Nam có thể lợi dụng những cơ sở và chế độ cho học sinh ngời Trung Quốc lu học tại Nhật Bản. Hơn nữa, cũng có thể phân tán sinh hoạt, học tập trong số đông học sinh ngời Trung Quốc. Thực tế nhiều ngời trong số họ, nếu cần có thể cải trang thành ngời Trung Quốc (đặc biệt là ngời tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây) nhằm che giấu mình là ngời nhập cảnh bí mật từ Việt Nam [45, 367].

Đối với những thanh niên Việt Nam sang du học ở Nhật cũng có những thuận lợi nhất định. Họ đều là con em của tầng lớp trí thức truyền thống, đặc biệt là những ngời xuất thân Bắc Kỳ và Trung Kỳ, có vốn tri thức Hán học tơng đối tốt. Đúng nh lời của Kashiwabara Buntaro, phó viện trởng th viện Đồng Văn Tokyo, nơi thu nạp rất nhiều ngời trong số họ, đã chỉ ra rằng, một trong những lý do để tiếp nhận họ là “ngời tri thức An Nam”, “vốn thông thuộc Hán văn” [45, 367].

Nguyễn Cẩm Giang, một thanh niên xuất thân ở tỉnh Hà Đông, khi hồi t- ởng lại thời kỳ lu trú tại Nhật Bản đã nói “Đối với ngời An Nam, vì tiếng Nhật có chung chữ Hán, phát âm cũng dễ, nên cha đầy hai năm, việc học tập đã rất tiến bộ”. Cờng Để cũng viết trong hồi kí của mình rằng “Tôi từ nhỏ đã học th tịch Trung Quốc, biết chữ Hán, nên học chữ Nhật dễ tiến bộ. Chẳng bao lâu đã có thể đọc sách báo tiếng Nhật” [45, 367].

Một trong những lí do để thanh niên Trung Quốc lu học hàng loạt ở Nhật Bản cũng là ở sự dễ dàng trong việc hiểu tiếng Nhật. Đơng nhiên, ngoài điều này ra, sự gần gũi về khoảng cách, cớc phí đi lại thấp, phong tục tập quán tơng đồng cũng là nguyên nhân thúc đẩy thanh niên Trung Quốc l… u học Nhật Bản. Đối với ngời Việt Nam có cùng văn hoá chữ Hán thì điều kiện đó cũng tơng tự.

Xung quanh Phan Bội Châu có những ngời Nhật Bản có thế lực, có những ngời bạn Trung Quốc đầy thiện chí giúp đỡ ông. Trong những hoàn cảnh éo le, họ đã chìa tay viện trợ, kể cả vấn đề tiền tài. Đối với chính phủ Thiên

hoàng, do không hay biết hay cố tình không biết, có thể biết nhng không quan tâm, mà trong thời kỳ đầu họ không can thiệp vào phong trào của Phan Bội Châu, thậm chí còn tạo ra những cơ sở và môi trờng giáo dục để tiếp nhận thanh niên Việt Nam đã khá đầy đủ [45, 368]. Những xử sự của chính phủ Nhật Bản đối với lu học sinh Việt Nam diễn ra trên đất Nhật là sự thật, chúng ta không có nhiều cơ sở khoa học để bình luận thêm.

2.5.2. Sự giúp đỡ của những ngời dân Nhật Bản đối với Phan Bội Châu

Sau các chính khách Nhật Bản phải kể đến nhân vật Cung Kỳ Thao Thiên. Cung Kỳ Thao Thiên là ngời mà Tôn Trung Sơn đã giới thiệu với Phan Bội Châu: “Ngời ấy là một tay lãng nhân ở nớc Nhật Bản, mà t tởng toàn thế giới cách mệnh lại chứa chất rất nhiều”. Khi gặp Phan Bội Châu lần đầu tiên, Cung Kỳ Thao Thiên đã nói với ông rằng:

“Thế lực một mình nớc Việt Nam tất không đánh đổ đợc Pháp, thế thì cầu giúp với nớc láng giềng cũng là lẽ phải. Nhng mà Nhật Bản làm gì giúp cho các ngời đợc. Nhật Bản chính trị gia tất thảy giàu về phần dã tâm mà nghèo về phần nghĩa hiệp. Ông nên khuyên các thanh niên học tiếng Anh hay tiếng Nga, tiếng Đức để giao kết với ngời thế giới cho thiệt nhiều, tuyên bố tội ác nớc Pháp, khiến cho ngời thế giới đợc nghe thấy. Trọng nhân đạo, ghét cờng quyền, thế giới chắc không thiếu hạng ngời ấy, mà chỉ duy hạng ngời ấy mới giúp đợc cho các ông” [7, 178].

Phan Bội Châu lúc đầu cha lấy lời đó làm tin, thì nay mới cho là nghiệm, mà t tởng liên kết thế giới cũng vì đó mà nảy ra. Nhng tại thời điểm đó Phan Bội Châu có muốn thực hiện cũng rất khó. Trong niên biểu, ông viết “có một điều rất khốn nạn, bởi vì trong túi, đã không tiền lữ hành đợc thế giới, mà tiếng Tây, chữ Tây không hiểu, chỉ là ngời mù điếc ở trong thế giới, thì muốn đi rông Âu Mỹ đi làm sao đặng? Nên cái việc kết giao Âu Mỹ chỉ là nghe nói mà nhìn thèm, nên phải trụt xuống một bớc nữa, là trớc hết hãy liên kết các chiến sĩ ở

toàn á và những dân tộc vong quốc ở á châu, làm thế nào đoàn kết thành một đảng, sẽ có lúc đồng thời cách mệnh cả” [7, 179]. Trớc đó, Phan Bội Châu còn viết th gửi Cung Kỳ Thao Thiên. Nội dung bức th nh sau:

“Th gửi Cung Kỳ Thao Thiên (Miyazaki Toten) [3, 20]. Cung Kỳ tiên sinh các hạ nhã giám,

Trớc đây trong một bữa tiệc của Tôn Dật Tiên tiên sinh tháng 11 năm Minh Trị thứ 38, tức 1905 tôi đã một lần kính chào Ngài tại nhà Đinh Trí Trung Đờng dới chân núi ở thành phố Hoành Tân. Tôi hân hoan cảm kích vô cùng. Sau đó tại trụ sở của quý xã, tôi lại đợc gặp ngài lần thứ hai tháng 6 năm Minh Trị thứ 39, tức năm 1906. Ngài đã ân cần thăm hỏi tình hình của nớc tôi với khí phách hào hùng, bàn bạc cao sâu làm cho tôi cũng có phong thái của bậc nam tử Phù Tang. Sau lần gặp gỡ đó, tôi đã chia tay ngài để trở về tổ quốc. Đến nay đã hai năm, tôi vẫn hằng mong đợc gặp Ngài để tỏ bày tâm sự nh trớc, để dốc hết hào khí dạt dào với nhau song cha biết đợc Ngài có thì giờ rỗi hay không?” [3, 21]

Năm 1907, cùng với một số ngời yêu nớc thuộc địa và nửa thuộc địa hiện có mặt ở Tokyo nh Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, ấn Độ, Philippin và một số ngời Nhật Bản thuộc phái tả trong đó có Cung Kỳ Thao Thiên đã lập nên Đông á hoà thân hội (tức là Đông á đồng minh hội). Phan Bội Châu hoạt động tích cực trong hội này và có quan hệ với Cung Kỳ Thao Thiên.

Cùng thời điểm năm 1908, lệnh trục xuất Phan Bội Châu và các lu học sinh Việt Nam đợc Pháp và Nhật xúc tiến mạnh mẽ, khó khăn lại chồng chất khó khăn. Trong niên biểu, Phan Bội Châu nhớ lại “lúc bấy giờ nội khoản bất lai, tí không nh xối, mà trong khoảng vài mơi ngày, kêu khóc đợc bấy nhiêu, thảy cung cấp cho học sinh về trong nớc hết; phí lữ c, phí ngoại giao, phí in sách, nhất thiết chỉ giơ tay không. Nhóm hơn 10 ngời bạn cùng ở trong một nhà, cời lạt thay khóc”. Chính trong lúc Phan Bội Châu đang khốn cùng nh thế, may

mắn và tình cờ gặp đợc một ngời dân Nhật Bản rất nghĩa hiệp là Thiển Vũ Tá Hỷ Thái Lang (bác sĩ Asaba).

Thời gian trớc nhân lúc đi đờng, Thiển Vũ gặp một ngời Việt Nam là Nguyễn Thái Bạt đang đi ăn xin dọc đờng. Ông đem về nhà nuôi và dạy cho học. Đến một ngày, hội Việt Nam Công hiến thành lập ở Đông Kinh, Nguyễn Thái Bạt đợc tin, mới xin với Thiển Vũ tiên sinh cho lên Đông Kinh tìm nhóm Phan Bội Châu. Thiển Vũ đồng ý ngay, lại cấp cho tiền học phí, nên đợc vào Đồng văn th viện. Ngời Việt Nam lúc bấy giờ nghe Nguyễn Thái Bạt kể chuyện ai nấy đếu thấy việc nghĩa hiệp ấy làm lạ. Đến lúc cùng quẫn Phan Bội Châu chợt nhớ đến Thiển Vũ Tá Hỷ Thái Lang, liền bàn với Nguyễn Thái Bạt, gõ cửa “ăn xin”. Phan Bội Châu bèn viết một bài văn khất rồi nhờ Nguyễn Thái Bạt cầm đến nhà ông Thiển Vũ. Ơn trớc đối với Nguyễn Thái Bạt cha kịp trả, mà nay lại đến cậy nhờ, thật sự tình huống này Phan Bội Châu cha nghĩ đến, nhng lúc túng quẫn quá, ông cũng đành phải tính liều. Phan Bội Châu viết: “Đến lúc này tôi nghĩ cảnh quẫn tình bức, tráng sĩ đồ cùng chỉ duy có một chớc ăn mày nữa là sách tối hậu. Nhng ăn mày bằng cách cao đẳng há dễ dàng đâu! Tất biết sẵn là ngời nghĩa hiệp, mới dám gõ cửa kêu ông bà. Tôi đem ý ấy mu với Nguyễn Thái Bạt, Nguyễn lấy làm phải lắm. Tôi bèn viết một bài văn khất cái rồi cậy Nguyễn Thái Bạt cầm đến nhà ông ấy. Than ôi! Ơn cha kịp giả, mà cầu ơn lại quá hung, huống gì ăn mày to, mà lại làm cách ăn mày lịch sử, mộng t- ởng chẳng quá điên hay sao?” [7, 180].

Phan Bội Châu còn bất ngờ hơn khi ông gửi th buổi sáng mà Thiển Vũ tiên sinh buổi chiều đã gửi đến Đông Kinh cho Phan Bội Châu 1700 đồng bạc Nhật, lại viết cho Phan Bội Châu bức th, trong nói mấy câu sau: “Hiện nay tôi vơ vét trong nhà chỉ sẵn có bấy nhiêu, chờ sau tôi có kiếm đợc số bạc nữa, nếu nh các ngài còn cần dùng, thì đánh giấy lại mau” [7, 180]. Ông Thiển Vũ chỉ viết có bấy nhiêu lời, ngoài nữa những giọng khách khí không tí nói đến nơi. Phan Bội Châu ở trong lúc cùng khốn, mà đợc việc may mắn nh thế, mừng biết

chừng nào! Bấy giờ ông đã trích ở trong số bạc ấy, chia ra làm ba hạng xài phí:

Một phần của tài liệu Hoạt động của phan bội châu trên đất nhật bản (1905 1908) (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w