Hội kiến Phan Bội Châu với Phan Chu Trinh

Một phần của tài liệu Hoạt động của phan bội châu trên đất nhật bản (1905 1908) (Trang 34 - 38)

1. Lý do chọn đề tài

2.2.Hội kiến Phan Bội Châu với Phan Chu Trinh

Tháng 03 năm 1906, Phan Chu Trinh tìm đờng sang Nhật Bản gặp Phan Bội Châu. Sống với nhau ở Bính Ngọ Hiên là trụ sở của anh em Đông Du, hai ông tiếp tục tranh luận với nhau về chính kiến. Vẫn nh ngày nào, tình bạn keo sơn, xa thì nhớ, gặp thì tranh luận, mặc dù cùng nghiệp cứu dân cứu nớc, nhng hiềm một nỗi đờng lối chủ trơng tiến hành thì mỗi ngời kiên trì t tởng riêng của mình.

Phan Bội Châu đã thổ lộ với Phan Chu Trinh là sau một thời gian ngắn nữa sẽ tìm cách bí mật trở về nớc vận động nhân dân hởng ứng công cuộc giải phóng dân tộc. Căn cứ vào tình hình hiện tại ở trong nớc Phan Chu Trinh nói thẳng với Phan Bội Châu rằng: “Anh cứ ở ngoài chăm chút cho những thiếu

niên du học. Dân trí, dân khí nớc ta đơng quá thấp dầu anh có về, rồi cũng rớc lấy một cái chết vô ích” [47, 83]. Khi còn ở trong nớc, Phan Bội Châu khăng khăng chủ trơng bạo động để giành lại non sông đất nớc. Đối với Phan Chu Trinh kiên trì quan điểm: dựa vào Pháp để mở mang dân trí, chấn hng dân khí, khi nào lớn mạnh quay lại đánh Pháp. Những nhận định đánh giá về hai cụ Phan đều không chính xác. Hiểu cái bạo động của Phan Bội Châu là cầm vũ khí, theo nghĩa hẹp của thời Cần Vơng là lối suy diễn trực quan chật hẹp. Suy diễn t tởng của Phan Chu Trinh dựa vào Pháp là cải lơng lại hoàn toàn sai lầm. Thực ra Phan Chu Trinh không cầu xin Pháp mà ông đã thẳng thắn đề nghị với Pháp. Việc làm đó của ông không hề có lai láng gì đến t tởng cải lơng. Sau gần hai tháng ở Nhật, ngọn cờ dân chủ đã đồng nhất trong t tởng cứu nớc của hai cụ. Phan Chu Trinh chia tay với Phan Bội Châu. Trớc khi lâm biệt Phan Chu Trinh ân cần dặn lại: “Ngời trong nớc hi vọng nơi anh quá nhiều. Anh nhất thiết chớ vội về. Nếu lỡ hỏng thì nhân tâm chết mất! Tôi về đây ít lâu, tìm cách chăm mở dân trí, nuôi sức dân, bao giờ đánh đổ “các tầng chớng ngại xong, lúc ấy anh về mới có chỗ đặt chân, chứ nh lúc này, thì ta tạm gác hai chữ “bài ngoại” ra một bên đã” [47, 84].

Ngay từ năm 1903, Phan Chu Trinh là ngời Việt Nam đầu tiên phát hiện ra sự nghiệp cứu nớc là phải đặt Việt Nam vào hoàn cảnh của thế giới mới, thế giới văn minh, thế giới tri thức. Cũng là sản phẩm của văn minh thánh hiền, Phan Chu Trinh đã sớm phát hiện ra khuôn khổ chật hẹp của giáo lý Nho học. Phan Chu Trinh nhận thấy điều đó, ông muốn dân tộc thoát khỏi thế giới văn minh Trung Hoa cũ để hoà nhập vào thế giới mới. Chính vì vậy Phan Chu Trinh mới nói với Phan Bội Châu “Bất vọng ngoại vọng ngoại giả ngu”.

Lần gặp nhau này trên đất Nhật Bản, hai cụ Phan đã gần nhau hơn trên một số phơng diện, tiêu biểu là vấn đề dân trí, dân khí, nhân tài. Để thấy rõ hơn tầm nhận thức của hai cụ Phan đầu thế kỷ XX, chúng ta phải làm rõ sự bứt phá chuyển mình vợt qua lối t duy truyền thống ảnh hởng của văn minh Hoa Hạ.

Phan Chu Trinh dựa vào Pháp làm phơng tiện cầu tiến bộ, Phan Bội Châu cầu viện Nhật Bản đánh Pháp, đặt trong bối cảnh mà xét thì đó là nét tiến bộ, là một cuộc cách mạng nhận thức thời bấy giờ đối với những ngời đợc đào tạo bài bản trong nền học vấn Nho giáo. Về vấn đề này, trong một đoạn hồi kí về thời kỳ thanh thiếu niên, tác giả Đặng Thai Mai viết “là những ngời dân mất nớc, chúng tôi cảm thấy khá thấm thía cái nhục của những ngời chỉ đợc học chữ nghĩa, văn chơng, lịch sử của một “dị tộc” thống trị Chúng tôi mong có cuộc đổi thay;…

một số trong chúng tôi cũng có tinh thần cách mạng; nhng nói đến cách mạng thì ngoài Việt Nam Quang Phục Hội của Phan Bội Châu và những ngời lớp trớc đang “vận động” ở Trung Quốc, ở Xiêm, ngoài công cuộc duy tân của Nhật Bản, ngoài đờng lối cách mạng của Tôn Trung Sơn, chúng tôi có biết một con đờng nào khác đâu” [36, 309].

Phan Chu Trinh sang Nhật là để xem xét thời thế và bàn định đờng lối cứu nớc với Phan Bội Châu. Từ Hơng Cảng đến Quảng Đông vào nhà Lu Vĩnh Phúc gặp Phan Bội Châu đang đón Cờng Để ở đó. Ba ngời hết sức vui mừng hội ngộ. Phan Bội Châu đa bài “Khuyến t trợ du học văn” ra, Phan Chu Trinh rất tán thành. Nhng khi xem đến chơng trình hội duy tân, có những t tởng bạo động kịch liệt, kêu gọi nhân dân đuổi Pháp thì ông im lặng không nói gì. Rõ ràng, ông nghiêng về việc xem xét cách thức duy tân của Nhật Bản nên không tán thành t tởng bạo động vào thời điểm đó.

Trong “Ngục trung th” Phan Bội Châu viết về chuyến đi này nh sau: “Phan quân đi chuyến này, cốt muốn xem tình trạng văn minh của Nhật. Sau khi gặp mặt tôi rồi, ông cùng tôi và Hội chủ cùng xuống tàu sang Nhật. Chúng tôi đến Hoành Tân, đi xem khắp các trờng học và các nơi danh tiếng ở thành Đông Kinh, lại giáp mặt nhiều danh nhân nớc Nhật. Cách sau mấy tuần, ông nói với tôi “Xem dân trí Nhật Bản rồi đem dân trí nớc ta ra so sánh, thật không khác gì muốn đem con gà đọ với con chim cắt già. Giờ bác ở đây, nên chuyên tâm ra sức vào việc viết văn, thức tỉnh đồng bào cho khỏi tai điếc mắt đui, còn việc mở

mang dìu dắt ở trong nớc thì tôi xin lãnh. Lỡi tôi đang còn ngời Pháp chẳng làm đợc gì tôi mà lo” [4, 191].

Có chủ kiến rõ ràng, Phan Chu Trinh rất chú ý xem xét kỹ các việc mở mang dân trí, quyền dân phát triển kinh tế văn hoá, xây dựng t cách con ngời của Nhật Bản. Trong bài “cảm tởng đối với cụ Tây Hồ” Phan Bội Châu có nhắc lời Phan Chu Trinh nói: “Trình độ quốc dân ngời ta nh thế đấy, trình độ quốc dân mình nh thế kia, không là nô lệ sao đợc” [4, 191].

Khi đợc tận mắt xem xét, Phan Chu Trinh đã thấy đợc ý đồ của một nớc Nhật Bản đang muốn vơn lên đứng vào vị thế một đế quốc trẻ nhiều tham vọng, nên ông không tán thành cầu ngoại viện. Hơn nữa, ông đã nhìn thấy sức mạnh dân chủ nên không đồng ý lại dựng cờ quân chủ để mong Nhật trợ giúp. Trớc khi đến Nhật Bản ông còn cha khẳng định, lúc này những điều trên đã đợc xác nhận, lại tính đến thực lực của mình còn quá non yếu, ông cơng quyết chống lại việc hô hào bạo động lúc này. Một chỗ khác, Phan Bội Châu nói là Phan Chu Trinh khuyên ông: “Bất tất phải bài Pháp làm gì, lúc này chỉ nên hô hào học sinh du học để gây dựng nhân tài về sau, chỉ nên đề xớng dân quyền, dân đã giác ngộ quyền lợi của mình, bấy giờ mới có thể dần dần mu tính việc khác”.

Về điểm này, Phan Bội Châu viết trong “Ngục trung th” ý kiến của ông: “Tôi cho lời ông nói rất phải. Rồi tôi viết ra tập đầu Hải ngoại huyết th. Nhân lúc Phan quân về nớc, tôi gửi huyết th đó về”. ở một chỗ khác Phan Chu Trinh với Phan Bội Châu: “Nếu không đập tan đợc nền quân chủ thì dầu có khôi phục đợc nớc cũng không phải là hạnh phúc cho dân”. Việc trớc mắt, cần đánh đổ ai hai ông có sự tranh luận: “Từ đó hơn mời ngày tôi với cụ tráo trở bàn bạc, ý kiến rất khác nhau. Cụ thì muốn đánh đổ quân chủ, mà cốt vun trồng lấy nền tảng dân quyền, dựa vào Pháp mà đánh đổ quân chủ. Còn ý tôi thì trớc muốn đánh đổ Pháp, chờ nớc mình độc lập rồi, mới bàn đến chuyện gì khác. Vì thế, đ- ơng lúc đánh nhau với Pháp, phải lợi dụng quân chủ. Chính kiến của hai ngời rất phản đối nhau. Bởi vì cụ với tôi vẫn cùng một mục đích mà thủ đoạn thì

khác nhau xa. Cụ thì muốn đi theo lối dựa vào Pháp đánh đổ vua, tôi ng đi theo lối bài Pháp phục Việt, sở dĩ mâu thuẫn nhau là vì thế.

Tuy nhiên, chính kiến vẫn trái nhau, mà chí khí lại rất a nhau, cụ với tôi kê gối chung giờng, ớc non một tháng thì cụ về nớc” [5, 116]. ở một chỗ khác Phan Bội Châu nhắc lại lời Phan Chu Trinh nói: “Lúc ông về nớc, tôi tiễn chân ông tới Hơng Cảng, ông cầm tay tôi mà dặn mấy lời sau hết: “Từ thế kỷ XIX trở về sau, các nớc tranh nhau ngày càng dữ dội, cái tính mạng một nớc gửi vào tay một số ngời đông chứ không thấy nớc nào không có dân quyền mà khỏi mất n- ớc bao giờ thế mà nay bác còn dựng cờ quân chủ lên hay sao? Lại nói: “Cả nớc ngủ mê, tiếng thở nh sấm mà bác đứng ngoài muôn dặm, kêu gào hò hét có đợc công hiệu bao nhiêu, tất phải có ngời ở trong gõ trán, xách tai ngời ta mà đánh thức dậy, thì họa chăng lòng ngời ta mới không đến nỗi chết hết! Nay tôi về trong nớc đóng vai Mã Chi Ni, còn bác ở ngoài làm Gia Lý Bà Đích chia hai h- ớng mà đều đi tới, chúng ta lấy cái chết thề cùng nhau cho có thuỷ có chung”. Ông nói xong, tôi kính cẩn vâng lời” [22, 66].

Trong tài liệu “Hoạt động chống Pháp các xứ An Nam từ 1905 đến 1918”, trong đó có báo cáo của tên toàn quyền cho rằng, dù đi con đờng nào thì mục tiêu cuối cùng của những ngời yêu nớc này là đều đẩy ngời Pháp ra khỏi Đông Dơng. Và chúng đã nhận định về Phan Chu Trinh rằng “Y kiên quyết thay thế cuộc phiến loạn quân chủ đó bằng một phong trào dân chúng do y lãnh đạo. Tuy nhiên trớc khi chia tay với Phan Bội Châu, y hứa hẹn là sẽ không tiết lộ những điều y đã thấy và đã làm ở Nhật Bản. Họ từ biệt nhau không xích mích” [22, 68].

Một phần của tài liệu Hoạt động của phan bội châu trên đất nhật bản (1905 1908) (Trang 34 - 38)