Phan Bội Châu trên lộ trình đến Nhật Bản

Một phần của tài liệu Hoạt động của phan bội châu trên đất nhật bản (1905 1908) (Trang 25 - 30)

1. Lý do chọn đề tài

1.2.3 Phan Bội Châu trên lộ trình đến Nhật Bản

Theo niên biểu, trung tuần tháng 12 năm 1904, Phan Bội Châu về quê thu xếp công việc, ổn định chuyện gia đình và từ biệt vợ con để chuẩn bị lên đờng sang Nhật Bản. Theo diễn giải của học giả Shiraishi Masaya: Nguyên Đán tháng giêng năm 1905, Tăng Bạt Hổ đến thăm nhà Phan Bội Châu. Sau đó một mình ông xuất phát trớc tới Nam Định. Ngày 4 tháng giêng, Phan Bội Châu họp mặt các bầu bạn tại nhà mình, mở tiệc biệt li. Cái cớ bên ngoài để che mắt mật thám và tay sai Pháp là trở lại Huế để tìm đờng làm quan mu sinh cuộc sống. Ngày hôm sau, một số ngời tiễn đa Phan Bội Châu cùng Đặng Tử Kính rời quê hơng tới Nam Định [45, 349].

Một vấn đề hết sức quan trọng đặt ra không thể không đề cập đến đó là kinh phí để xuất cảnh. Trong niên biểu, Phan Bội Châu có ghi lại rằng: Nguyễn Hàm đã chạy đợc 3000 đồng. Phan Bội Châu cũng nhận đợc một số tiền tiễn biệt từ ngời quen, bạn bè đồng hơng nh Trần Đông Phong mới gia nhập nhóm bạn bè lúc ấy đã tặng “mời lăm nén bạc”. Ông là con nhà giàu có, về sau tham gia Đông Du, tự sát tại Nhật Bản. Cử nhân Trần Văn Lơng tuy nhà nghèo vẫn tặng mời đồng bạc từ vốn liếng nhỏ nhoi của mình dành dụm đợc [45, 349].

Từ tỉnh thành Nghệ An, Phan Bội Châu đi xe lửa ra nhà ông Khổng Đốc Biện ở Nam Định, ở đó đã có Tăng Bạt Hổ tới từ trớc. Mấy ngày sau hai liên lạc viên lần lợt đem tiền chi dùng khi ra nớc ngoài tới nhà ông Khổng Đốc Biện. Để tránh sự nguy hiểm nên Phan Bội Châu đã phân tán ngời và tiền bạc. Đến khi

tập hợp đủ ngời để xuất cảnh thì Phan Bội Châu, Đặng Tử Kính và Nguyễn Hàm từ Hà Nội nhằm hớng Hải Phòng lên tàu buôn của ngời Pháp tới Móng Cái rồi dùng thuyền nhỏ qua Trú Sơn thuộc lãnh thổ Trung Hoa. Cho đến ngày mồng 2 tháng giêng năm ất Tỵ (1905) thì cả ba xuống tàu ra Hải ngoại”. Theo niên biểu, đó là ngày 20 tháng giêng, mùa xuân, năm Phan Bội Châu 39 tuổi [45, 349].

Cả đoàn cải trang thành nhà buôn Trung Quốc nhng để cẩn thận hơn, họ tránh đi đờng thẳng, trên đờng nhiều lần ngồi tiếp thuyền vào đất Trung Quốc. Họ đến Hơng Cảng vào thợng tuần tháng 2 năm 1905. Vốn đã đi lại nhiều lần quen đờng do đó mặc dầu cuộc hành trình đầy gian nan nguy hiểm, Tăng Bạt Hổ đã hớng dẫn phái đoàn rất khéo léo. Họ đã hoá trang thành “chú khách lái buôn”. Nỗi sung sớng của con chim bằng “thoát cũi sổ lồng”, băng mình vào cuộc đời mây gió, đã đợc Phan Bội Châu ghi lại nh sau “Chuyến đi này nguy hiểm nhng mà vui thú lạ thờng. Ra khỏi bờ cõi, các món giấy tờ quan hệ và tiền bạc của chúng tôi đều còn nguyên lành. Ôi ngời ta nghiêm cấm mình chừng nào, kết quả bà con mình càng thêm giỏi cái phá củi sổ lồng chừng ấy” [49, 68].

Trên chuyến tàu từ Bắc Hải tới Hơng Cảng lúc đó, họ làm quen với một nhân viên trên tàu là Lý Tuệ. Nhân vật Lý Tuệ sau này là một trong những ngời không thể thiếu đối với phong trào Đông Du trong việc liên lạc giữa Trung - Việt và giúp đỡ những ngời xuất cảnh bí mật.

Câu chuyện về Phan Bội Châu - một ngời con lần đầu tiên xa xứ, đặt trên vai một trọng trách, một sứ mạng thiêng liêng đi tìm đờng cứu nớc. Hành trình của Phan Bội Châu và cộng sự sang Nhật Bản giống nh một câu chuyện truyền kỳ, tâm trạng lâng lâng đi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Từ chỗ phải trốn chui lủi để thoát khỏi nanh vuốt mật thám Pháp ở trong nớc, giờ đợc bay nhảy “thoát củi sổ lồng” trên mảnh đất Hồng Kông. Hành trình gian khổ, chuyển đổi không gian, tiếp cận một chân trời mới lạ. Trải bao nhiêu ngày hành trình ăn sơng nằm đất, nguy hiểm vất vả, Phan Bội Châu, Đặng Tử Kính dới sự

hớng dẫn của Tăng Bạt Hổ đi đến Hơng Cảng - một vùng đất của Trung Quốc nhng là tô giới, là thuộc địa của Anh. Hít thở không khí Hồng Kông, ngắm nhìn đờng sá chỉnh tề, buôn bán sầm uất, ngời đi ra ngoài đờng đợc tự do, không ai hỏi han giấy tờ. Bản thân Phan Bội Châu vẫn ăn vận nh ngày nào, bộ quần áo Việt Nam rất khác với ngời bản xứ.

Nhiều câu hỏi hắt từ thực tế cứ hiện ra trớc mắt “đờng sá chỉnh tề, buôn bán sầm uất”, thực tế đó không làm cụ Phan băn khoăn nhiều. Nhng vấn đề tại sao cũng là thuộc địa của thực dân nh Việt Nam chúng ta vậy mà ở Hồng Kông lại đợc tự do đi lại thoải mái. Nghĩ lại những ngày ở trong nớc, nhan nhãn gông cùm, nhà tù và xiềng xích, luôn rình rập và sẵn sàng ụp lên đầu, treo vào cổ đối với bất cứ ai, khi trong mắt mật thám chúng cho là cách mạng? Không băn khoăn, không trăn trở sao đợc, khi Hồng Kông và Việt Nam cũng là thuộc địa mà cuộc sống lại khác nhau. Thuộc địa của tên thực dân này hay tên thực dân khác nhng bản chất cũng là đế quốc sài lang. Một câu hỏi, một sự so sánh biện chứng, một thực tế, nhng rồi trong hoàn cảnh ấy Phan Bội Châu biết hỏi ai bây giờ?

Hơn vài thập kỷ sau, Nguyễn ái Quốc cũng chọn Hồng Kông, Quảng Châu làm địa bàn hoạt động. Nguyễn … ái Quốc nói “Các nhà hoạt động bản xứ đều bị giám sát và truy nã rất ráo riết tại chính nớc họ. Nhng ở một nớc láng giềng họ có thể hoạt động dễ dàng hơn, vì có ít ngời biết họ” [34, 208].

Trong thời gian chờ đợi ở Hơng Cảng, Phan Bội Châu đã thăm toà soạn Tạp chí Thơng báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Bảo Hoàng và Trung Quốc Nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng cách mạng. T Cần, chủ nhiệm tạp chí Thơng báo từ chối, Phùng Tự Do, chủ nhiệm tạp chí Trung Quốc nhật báo nhận lời tiếp đón Phan Bội Châu. Cuộc gặp đợc thực hiện bằng bút đàm. Phùng Tự Do tỏ ra rất đồng tình với kế hoạch của Phan Bội Châu, nhng nói rõ là hiện nay đảng cách mạng của Trung Quốc cha có ý viện trợ ngay cho hoạt động chống

Pháp của ngời Việt Nam. Ông ta khuyên là nên tác động tới “Tổng Đốc Quảng Đông Sầm Xuân Huyên”.

Nghe Phùng Tự Do phân tích sự việc Phan Bội Châu thấy có lý, lập tức viết th cho Sầm Xuân Huyên. Th đợc chuyển tới ngời nhận qua môi giới cá nhân của Tăng Bạt Hổ. Đối với Phan Bội Châu, bức th đó đợc xem là văn kiện ngoại giao đầu tiên, nên ông sốt ruột chờ đợi trả lời, nhng rút cục chẳng có hồi âm gì. Phan Bội Châu hiểu rằng trớc thanh thế của quân Pháp, cả triều đình nhà Mãn Thanh khiếp sợ chứ riêng gì tổng đốc Lỡng Quảng. Khi còn ở trong nớc, Phan Bội Châu vẫn nghe nói “ngời Thanh sợ Pháp nh cọp” (Thanh nhân ngời Pháp nh hổ) nhng ông vẫn cha tin điều đó là sự thật. Phan viết “Triều đình chuyên chế tiệt không có ngời Mãn Thanh với mình chẳng qua ma chôn một lỗ mà thôi” [7, 88].

Tháng 3 năm 1905 cả nhóm của Phan Bội Châu phải rời Hơng Cảng tới Thợng Hải để chuẩn bị xuống tàu đi Nhật Bản. Lúc này, hoà nghị giữa Nhật và Nga cha thành, việc đi lại với xứ sở này bị ngăn cách. Phan Bội Châu phải chờ đợi tại Thợng Hải hơn một tháng, vào cuối trung tuần tháng 4 mới tới đợc KoBe (Thần Hộ), từ đó đi tàu hoả tới Yokohama (Hoành Tân).

Lịch trình của Phan Bội Châu và cộng sự rời tàu hoả và dừng lại tại ga Yokohama. Quan sát cảnh sinh hoạt: ngời, xe qua lại, hàng hoá, phố phờng của đất nớc Nhật Bản rồi thả hồn liên t… ởng đến đất nớc Việt Nam đói khổ và đau thơng, Phan Bội Châu không khỏi chạnh lòng. Đang loay hoay trên sân ga, con tàu đã rời ga thẳng tiến đến Tôkyo, trong tay không còn hành lý, Phan Bội Châu và hai cộng sự lo lắng mà không biết hỏi ai bây giờ. Ngay lúc đó, một ngời công vụ “mặc sắc phục màu trắng, đeo gơm” tiến đến. Ngời này hỏi vì sao không đi, hai bên dùng hình thức bút giấy trao đổi. Khi đã ngọn ngành cơ sự, ngời này đã đa họ về khách sạn, mấy phút sau hàng hoá t trang của cả nhóm cũng vừa có xe chở đến nơi. Mấy ngày sau họ cũng tìm lại đợc vật tuỳ thân đã bỏ quên trên xe. Trong niên biểu Phan Bội Châu đã viết: “Chính trị của cờng

quốc chỉ một việc ấy, so với nớc ta, quả là nh trời với vực xa nhau mà thôi”. Mấy hôm sau Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ đi Tôkyo tìm gặp Ân Thừa Hiến - một lu học sinh ngời Vân Nam (Trung Quốc). Khi gọi phu xe, nghe qua không biết tiếng Hán, anh ta chạy gọi ngời bạn. Qua viết trên giấy, ngời này biết ông khách ngoại quốc này muốn đến Trờng Chấn Võ, nơi Ân Thừa Hiến đang học. Khi biết Ân đã tốt nghiệp, đang ở khách sạn nào đó để chờ đợi sang năm vào doanh trại quân đoàn. Suy nghĩ một lát, ngời phu xe nói “Các ngài cứ chờ ở đây, tôi đi tìm chỗ ở bạn các ngài cho, rồi tức khắc tôi sẽ trở lại”. Phan Bội Châu và cộng sự lo lắng: có biết bao nhiêu khách sạn mà tìm, với cơ sự này nh phu xe Việt Nam thì phải trả một khoản tiền lớn. Từ 2 giờ đến 5 giờ chiều ngời phu xe trở lại và chở họ đến nơi có lu học sinh Vân Nam đang học. Phan Bội Châu rút một đồng bạc ra trả và cảm ơn ngời phu xe tốt bụng này. Anh Phu xe nói “Chiếu theo luật nội vụ sảnh từ ga Đông Kinh đến nhà này chỉ có 2 hào 5 xu, vả lại tôi nghĩ các ngài là ngời ngoại quốc, yêu mến nớc Nhật mà đến, vậy tôi hoan nghênh các ngài chứ có hoan nghênh tiền đâu. Bây giờ các ngài cho tiền quá lệ, thì là khinh bạc ngời Nhật rồi đó”. Phan Bội Châu hồi tởng lại và viết “Tri thức trình độ dân nớc ta xem với ngời phu xe Nhật Bản chẳng đáng chết thẹn lắm hay sao” [45, 436].

Phỏng theo Shiraishi Masaya với những mẫu chuyện đời thờng khi Phan Bội Châu đặt chân lên đất nớc mặt trời mọc với những ấn tợng ban đầu tốt đẹp với ngời dân Nhật Bản. Trong Hải ngoại huyết th ông viết “Nhà vua Nhật Bản kính dân nh kính bậc tôn s nghiêm phụ, yêu dân nh mẹ hiền yêu mến con nhỏ của mình. Và nuôi dạy con côi, cứu trợ ngời bệnh, lập bệnh viện trờng học…

không việc gì không đặt dân lên trớc, đặt mình ra sau. Mọi việc nh giảng hoà, khai chiến, thu thuế tuyển quân, không việc gì không ra quyết định trong nghị viện của dân” [45, 437]. Những mẩu chuyện nhỏ, những mối quan hệ bình dị ấy đã gây nên những cảm xúc mạnh mẽ trong tâm hồn Phan Bội Châu.

Chơng 2

Phan Bội Châu trên đất Nhật Bản

Một phần của tài liệu Hoạt động của phan bội châu trên đất nhật bản (1905 1908) (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w