Hội kiến Phan Bội Châu với Lơng Khải Siêu

Một phần của tài liệu Hoạt động của phan bội châu trên đất nhật bản (1905 1908) (Trang 30 - 34)

1. Lý do chọn đề tài

2.1.Hội kiến Phan Bội Châu với Lơng Khải Siêu

Ngày 02 tháng 01 năm 1905, Phan Bội Châu và cộng sự lên đờng sang Nhật Bản. Trung tuần tháng 4 năm đó, họ đã đặt chân lên mảnh đất Phù Tang. Đến Yokohama (Hoành Tân), ngời đầu tiên Phan Bội Châu tìm gặp là Lơng Khải Siêu - một sĩ phu canh tân yêu nớc ngời Trung Quốc. Khi còn ở trong nớc, Phan Bội Châu đã đợc đọc một số tác phẩm của nhân vật lịch sử này nh Mậu Tuất chính biến, bản Trung Quốc Hồn và mấy tập Tân dân tùng báo. Trong niên biểu, Phan Bội Châu nhớ lại “Vừa đụng khi tự Cảng đón tàu lên Thợng Hải, gặp một ngời học sinh lu học ở nớc Mỹ, tên là Chu Xuân, đi chung cùng một chiếc tàu, mới nói chỗ ở Lơng tiên sinh với tôi, tôi mới biết Lơng Tiên sinh ngày nay ở Nhật Bản, Hoành Tân, Sơn Hạ, Định Lơng quán. Tôi mừng lắm, nghĩ bao giờ tới Nhật Bản, tôi khắc yết kiến Lơng trớc” [7, 88].

Đến Nhật Bản Phan Bội Châu cha biết nhờ ai giới thiệu với Lơng Khải Siêu. Trong hoàn cảnh ấy, ông viết th tự giới thiệu, trong th có câu “Lạc địa nhất thanh khốc, tức dĩ tơng tri; Độc th thập niên nhãn, toại thành thông gia v.v ” (Nghĩa là: Lọt lòng một tiếng khóc, tức đã là t… ơng tri; Đọc sách trong m- ời năm, thành ra tình nghĩa thông gia ) [7, 91]. L… ơng Khải Siêu rất cảm động và đồng ý nhận lời tiếp đón. Trớc mắt Lơng Khải Siêu là một Phan Bội Châu “tuy dung mạo tiều tuỵ nhng bên trong hàm chứa một phong thái tuấn vĩ, nhìn qua đã biết là một ngời khác thờng” [45, 357].

Cuộc hội kiến bằng bút đàm kéo dài mấy tiếng đồng hồ, trong đó nội dung của cuộc luận đàm chủ yếu là Lơng Khải Siêu đã khuyên Phan Bội Châu ba vấn đề lớn, cơ bản nh sau:

Thứ nhất, không nên cầu viện Nhật Bản đánh Pháp để giải phóng dân tộc. Ngay từ nội dung đầu tiên, Lơng Khải Siêu đã phản đối kế hoạch cầu viện vũ khí và binh lực Nhật Bản để đánh Pháp giải phóng dân tộc của Phan đề

ra khi xuất dơng. Theo niên biểu, Lơng nói: “Mu ấy sợ không tốt, quân Nhật Bản đã một lần vào nớc, quyết không lí gì đuổi nó ra đợc! Thế là muốn tồn tại ở nớc mình, mà thiệt là làm cho chóng mất mà thôi” [7, 53].

Còn trong ngục Trung th, Lơng Khải Siêu lại nói: “Nhiệt tâm của các ông nh thế, sức tôi có đợc tới đâu tôi giúp liền tới đó, không hề chạy chối. Nhng nghĩ lại sự giúp sức cho đảng cách mạng đánh đổ chính phủ, xa nay các nớc đó không có lệ đó bao giờ. Nếu có chăng nữa, chỉ là lúc hai nớc có chuyện xích mích tới đánh nhau mà thôi. Nay hai nớc Pháp - Nhật cha tới cơ hội xích mích đánh nhau, có khi nào chính phủ Nhật chịu giúp khí giới cho các ông” [4, 181].

Thứ hai, Sự ủng hộ của Nhật Bản chỉ là về mặt ngoại giao.

Lơng Khải Siêu khuyên Phan Bội Châu nên tranh thủ sự ủng hộ của Nhật Bản nhng chỉ là về mặt ngoại giao. Lơng Khải Siêu nói: “Sự ủng hộ của Nhật Bản, tức là về mặt ngoại giao, nhanh chóng đạt đợc sự công nhận của một cờng quốc châu á là Nhật Bản đối với Việt Nam là một quốc gia độc lập” [7, 92]. L- ơng Khải Siêu nói với Phan Bội Châu rằng nếu có trông chờ vào nớc Nhật cũng chỉ là biện pháp ngoại giao, chính là sự công nhận ấy mà thôi. Lơng Khải Siêu còn nhắn gửi thêm “trong thời buổi hiện tại cha nên tìm kiếm sự viện trợ bằng quân sự và ngoại giao”.

Đồng thời, Lơng Khải Siêu lại cho rằng hiện tại với tình hình Việt Nam nh vậy thì cha nên tìm kiếm ngay sự viện trợ về vũ khí và sự công nhận về mặt ngoại giao. Lơng nói: “Khi Đức tuyên chiến với Pháp thì chính là cơ hội tốt để quý quốc khôi phục độc lập. Tức là thời kì trớc đó vẫn còn là sớm cho sự viện trợ quân sự - ngoại giao từ các nớc khác cho việc khôi phục độc lập” [4, 182]. Quan điểm của Lơng Khải Siêu rất rõ ràng, ông luôn luôn đề cao vai trò của thực lực trong nớc. Lơng Khải Siêu nói: “Nếu trong nớc không có thực lực thì hai điều sau (viện trợ quân sự từ Lỡng Quảng và viện trợ ngoại giao từ Nhật Bản, cũng không phải là hạnh phúc của quý quốc. Quý quốc đừng lo không có

ngày độc lập, mà hãy lo quốc dân không đủ độc lập”, “quý quốc chớ lo không có cơ hội độc lập, mà chỉ lo không có nhân tài hay chụp đợc cơ hội” [4, 182].

Thứ ba, Chấn hng đất nớc.

Phản đối phơng châm cầu viện quân sự, Lơng Khải Siêu đã gợi ý Phan Bội Châu nh sau: để thực hiện mu đồ kế hoạch khôi phục Việt Nam, có ba điều cần yếu: một là, thực lực trong nớc, cần phải bồi dỡng “dân trí”, “dân khí”, “nhân tài”; hai là, viện trợ của Lỡng Quảng, nơi cung cấp quân đội, vũ khí và l- ơng thực; ba là, sự ủng hộ của Nhật Bản, chỉ về mặt ngoại giao, nhanh chóng đạt đợc sự công nhận của một cờng quốc châu á là Nhật Bản đối với Việt Nam nh một quốc gia độc lập [7, 92].

Nh vậy, cái cốt lõi trong ba vấn đề mà Lơng Khải Siêu nêu trên là vấn đề chấn hng thực lực trong nớc, vấn đề bồi dỡng “dân trí”, “dân khí”, “nhân tài”. Đã có nhiều tác giả bàn về vấn đề này, phần đông đều cho quan niệm của Lơng Khải Siêu khuyên Phan Bội Châu nh vậy là chân thành, đúng đắn. Quả thực, trong thời điểm hiện tại việc Phan Bội Châu và Hội duy tân mong chờ Nhật Bản viện trợ vũ khí và binh lực cho Việt Nam đánh Pháp là một điều không tởng. Cũng nh việc Việt Nam cha giành đợc độc lập dân tộc thì cũng rất khó có thể tìm kiếm đợc sự công nhận về mặt ngoại giao. Vấn đề đặt ra đối với Phan Bội Châu lúc đó nếu theo lời khuyên của Lơng Khải Siêu chỉ còn là vấn đề chấn hng đất nớc. Trong niên biểu Phan Bội Châu viết “Tôi đợc nghe bấy nhiêu lời, trong óc tôi, trong con mắt tôi bấy giờ mới tỉnh táo đợc nhiều lắm! Rất phàn nàn những t tởng trớc kia và những việc kinh dinh nh trớc, thảy là hoang đờng manh lãng, không tí gì đáng khen. Từ biệt về nhà trú, mới bắt đầu khởi thảo pho “Việt Nam vong quốc sử” đem tới ông Lơng xem, và nhờ ông xuất bản cho” [7, 98]. Tuy nhiên, về vấn đề này Phan Bội Châu chính thức tiếp thu và có sự chuyển biến rõ nét phải là từ sau khi diện kiến với chính khách Nhật Bản.

Chúng ta thấy rằng, Phan Bội Châu cùng cộng sự quyết định sang Nhật Bản để cầu viện trợ. Đó là kết quả sau một thời gian so sánh đối chiếu hơn thiệt

giữa Trung Quốc triều Thanh với Nhật Bản Minh Trị. Xét về tiêu chuẩn năng lực đối kháng với các lực lợng phơng Tây, hội Duy Tân khẳng định Nhật Bản hơn nhà Thanh. Chính Tiểu La Nguyễn Thành - một trong những ngời hiến kế Đông Du sang Nhật Bản đã phân tích “Nớc Tàu đã chịu nhợng nớc Việt Nam cho Pháp, huống gì hiện nay quốc thể suy hèn, cứu mình không xong mà cứu đ- ợc ai? Duy Nhật Bản là nớc tân tiến ở trong nòi giống da vàng, vừa mới đánh đ- ợc Nga, dã tâm đơng hăng hái lắm; qua tới đó đem lợi hại bày tỏ, tất có hiệu quả, dầu họ không xuất binh mã, mà mợn t lơng mua khí giới tất có thể dễ dàng ” [12, 40]. Điều đó, một lần nữa đ… ợc Phan Bội Châu kiểm chứng trên mảnh đất Trung Quốc sau khi gửi bức th đầu tiên cho tổng đốc Quảng Tây Sầm Xuân Huyên mà không có hồi âm. Phan Bội Châu đã viết rằng: “Triều đình chuyên chế thiệt không có ngời. Mãn Thanh với mình chẳng qua ma chôn một huyệt mà thôi” [7, 88].

Trớc khi sang Nhật, Phan Bội Châu coi sự khác nhau giữa kẻ thống trị Pháp và Việt Nam chỉ là sự khác biệt về chất lợng vũ khí, và lấy đó làm tiêu chuẩn để đề ra phơng châm hành động. Quan điểm của Phan Bội Châu lúc bấy giờ là “Phan cho rằng cuộc thất bại của Phan Đình Phùng phần chính là vì thiếu khí giới vả lại khí giới của ta chế tạo ra không địch nổi với khí giới tối tân của địch” [40, 29]. Vấn đề bồi dỡng thực lực của quốc gia và quốc dân để chống lại các cờng quốc Âu - Mỹ, thì cách hình dung của Phan vẫn mơ hồ. Khi nghe những kiến giải từ Lơng Khải Siêu, Phan Bội Châu tiếp thu nhng trong lòng tràn đầy trăn trở. Những vấn đề về tình hình quốc tế, về bản chất của đế quốc Nhật Bản, đối với ông vẫn là những vấn đề mới lạ. Trên thực tế Phan Bội Châu vẫn cha vội từ bỏ ngay kế hoạch cầu viện quân sự của mình. Theo niên biểu, mấy ngày sau khi diện đàm với Lơng Khải Siêu, Phan Bội Châu lại đề nghị gặp Lơng Khải Siêu và nhờ ông “giới thiệu với các nhà chính trị Nhật Bản”, bởi vì đó chính là “mục đích vợt đờng xa đến cầu viện trợ”. Trớc yêu cầu của Phan Bội

Châu, Lơng Khải Siêu hẹn “trung tuần tháng 5 sẽ giới thiệu với Bá Tớc Okuma” [45, 361].

Một vấn đề trong nội dung đàm luận đợc Lơng Khải Siêu nhấn mạnh nhiều lần đó là vấn đề viện trợ từ Lỡng Quảng. Tức là Lơng Khải Siêu khuyên Phan Bội Châu cha nên cầu viện binh lực Nhật Bản đánh Pháp giành độc lập dân tộc, mà chỉ nên chấn hng thực lực trong nớc và tranh thủ ngoại giao từ Nhật Bản. Lơng Khải Siêu nói “Trừ hai kế hoạch ấy, thì chỉ nằm gai nếm đắng, chứa giận chờ thời, một mai nớc tôi mạnh hùng, tất phải đối ngoại tuyên chiến, mà tiếng súng phát lần thứ nhất, tất nhiên là đối với Pháp các ngài hãy chờ xem”…

[7, 98]. Có thể nói, thâm ý của Lơng Khải Siêu là muốn Việt Nam hãy chờ đợi Trung Quốc giành đợc độc lập, lúc đó Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam độc lập. Dù rất thành ý nhng chúng ta cũng thấy đợc t tởng “Đại Hán” luôn bao trùm đầu óc các chính khách Trung Quốc. Không riêng gì Lơng Khải Siêu mà sau này Phan Bội Châu diện kiến Tôn Trung Sơn, vấn đề này một lần nữa lại đợc Tôn Trung Sơn nhắc đến nh là một điều kiện. Mặc dù Phan Bội Châu cha kịp tìm hiểu nhiều về tình hình Trung Quốc cũng nh Nhật Bản nhng ngay từ đầu ông đã phản đối và đã từ chối điều kiện đó.

Một phần của tài liệu Hoạt động của phan bội châu trên đất nhật bản (1905 1908) (Trang 30 - 34)