Máy tách xương

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình sản xuất surimi tại công ty tnhh thủy sản hòa thắng và thử nghiệm sử dụng một số phụ gia tạo độ bền đông kết trong sản xuất surimi từ cá đổng (Trang 44 - 51)

L ỜI CẢM ƠN

2.4.2.2.Máy tách xương

Hình 2.7a. Cấu tạo của máy tách xương

Cấu tạo 1. Rulo ép tách xương 2. Băng ép tách xương 3. Cửa nạp NL 4. Cửa ra phế liệu 5. Cửa ra thịt cá (BTP) 6. Động cơ 7. Bánh xe lăn 8. Tang băng ép tách xương 9. Khung máy Hình 2.7b. Máy tách xương

Nguyên lý hoạt động

Rulo ép có dạng hình trụ có lỗ. Băng tải ép bằng cao su.

Các chi tiết trên máy được sơn chống rỉ séc.

Nguyên liệu sau khi được rửa sạch xong được cho vào cửa nạp nguyên liệu 3 (bằng cò tách xương), nguyên liệu bị ép mạnh bởi rulo và băng tải ép làm cho thịt mềm chui qua lỗ rulo đi vào bên trong rulo, còn da và xương được đưa ra cửa phế liệu 4.

Trong rulo, thịt cá được thanh gạt inox gạt thịt xuống băng tải và được băng tải vận chuyển tới bể rửa rửa thịt cá.

Tại công ty sử dụng cá tươi nên chỉ cần một lần ép là thịt cá đã được tách hoàn toàn ra khỏi xương, vẩy.

2.4.2.3. Hệ thống máy ly tâm

Hình 2.8a. Cấu tạo của thiết bị làm ráo nước sơ bộ

Cấu tạo 1. Trống quay ly tâm 2. Động cơ điện 3. Hộp giảm tốc 4. Bơm piston 5. Miệng ống bơm hình chữ T 6. Ống hút bơm piston 7. Đường ống dẫn nước thải 8. Khung thiết bị 9. Xích truyền động 10. Lan can thiết bị

Nguyên lý hoạt động

Hinh 2.8b. Máy ly tâm

Gồm 2 thiết bị ly tâm làm ráo sơ bộ và một thiết bị ly tâm thu hồi. Về nguyên tắc và nguyên lý hoạt động thì cả 3 thiết bị này như nhau. Thiết bị ly tâm làm ráo sơ bộ có dạng ly tâm trống quay được làm bằng inox, mặt trống có các lỗ nhỏ để nước thoát ra ngoài còn thịt được giữ lại trong trống và theo độ dốc của trống đi tới bồn rửa, riêng thịt cá ở thiết bị ly tâm thu hồi thì đước đổ xuống xô hứng và lúc nào đầy thì được công nhân chuyển tới máy ép. Phía dưới có máng hứng nước dạng bán nguyệt có ống dẫn để dẫn nước tới hệ thống ly tâm thu hồi. Hệ thống máy ly tâm này hoạt động liên tục và đồng bộ với nhau. Hỗn hợp thịt cá xay và nước trong bể rửa được bơm piston 4 của thiết bị hút lên và đẩy vào ly tâm 1 tiến hành làm ráo nước cho thịt cá. Tại đây nước được thoát ra khỏi ly tâm qua lỗ sàng trên ly tâm, thịt cá đi trong ly tâm được đẩy ra ngoài qua miệng ly tâm tới thiết bị tiếp theo.

2.4.2.4. Rifener

Hình 2.9. Cấu tạo của Rifener

Cấu tạo

1. Cửa nạp nguyên liệu 2. Lỗ sàng Rifener 3. Cách vít ép bún 4. Cách vít vận chuyển NL 5. Động cơ 6. Hộp giảm tốc 7. Truyền động 8. Ổ đỡ trục 9. Khung máy 10.Mặt bích máy 11.Ổ đỡ Nguyên lý hoạt động

Máy Rifener được chế tạo bằng thép trắng không rỉ séc, khung máy được chế tạo bằng thép có phủ sơn chống rỉ séc.

Phần thân máy được chia làm 2 phần: phần vận chuyển thịt cá và phần phân tích thịt cá.

Thịt cá sau khi được làm ráo sơ bộ được chuyển tới cửa vào số 1. Khi vào bên trong máy, thịt cá được vít tải vận chuyển đẩy thịt cá sang buồng phân tích thịt cá. Tại đây thịt cá nhờ lực ly tâm đẩy ra ngoài qua các lỗ sàng trên thân máy, xương, vẩy cá có kích thước lớn nên không qua được các lỗ sàng được đẩy thẳng ra ngoài theo cửa phế liệu.

2.4.2.5. Máy ép

Hình 2.10a. Cấu tạo của máy ép tách nước

Cấu tạo

1. Cửa vào nguyên liệu

2. Lưới sàng ép nước 3. Cánh vít ép nước 4. Trục vít 5. Thùng đựng nước ép 6. Ống dẫn nước ép 7. Khung máy 8. Cửa ra sản phẩm

9. Cơ cấu truyền động

10. Hộp giảm tốc 11. Động cơ 12. Dây curoa

Nguyên lý họat động

Thân máy được chế tạo bằng thép trắng, các lưới sàng được chế tạo bằng inox. Khung máy được chế tạo bằng thép có phủ sơn chống rỉ séc. Thân máy được đặt nghiêng một góc 2o theo hướng đi của bán thành phẩm. Tốc độ quay của trục vít có thể thay đổi được bằng bộ biến tần. Là thiết bị làm việc liên tục, cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm cao, mức tổn thất thịt cá ít.

Thịt cá sau khi qua Rifener được vận chuyển lên cửa nạp nguyên liệu 1 để đi vào máy ép nước. Tính từ đầu tới cuối của thiết bị thì trục vít có đường kính lớn dần nên thể tích của thịt cá giảm dần, lực ép tác động lên thịt cá gia tăng làm cho nước trong thịt cá bị thoát ra ngoài qua các lỗ sàng trên thành của thiết bị.

2.4.2.6. Máy trộn định hình

Hình 2.11b. Máy định hình Hình 2.11a. Cấu tạo của máy ép định hình

Cấu tạo

1. Cửa nạp nguyên liệu 2. Cửa ra thành phẩm 3. Động cơ 4. Hộp giảm tốc 5. Khung máy 6. Vít tải ép định hình 7. Mặt bíc

Nguyên lý họat động

Toàn bộ thân máy được chế tạo bằng inox, khung máy được chế tạo bằng sắt có phủ sơn chống rỉ.

Máy có 2 trục vít được trợ tải bởi 1 động cơ số 3. Máy có khả năng làm việc liên tục.

Thịt cá sau khi nghiền trộn phụ gia được chuyển sang máy định hình. Tại đây nhờ tác dụng của 2 trục vít quay ngược chiều nhau thịt cá được đẩy lên cửa ép định hình, nhờ lực ép do 2 cánh vít tạo ra và hình dạng của đầu ra sản phẩm nên đã tạo ra sản phẩm có hình dạng theo yêu cầu.

2.4.2.7. Máy kiểm tạp chất

Hình 2.12. Máy rà tạp chất

Hoạt động: khi mỗi block surimi đi qua máy thì bộ phận cảm ứng sẽ phát ra tín hiệu để nhận biết xem block surimi có mắc lỗi hay không. Khi máy phát tín hiệu màu xanh là surimi đạt tiêu chuẩn còn khi máy phát ra tin hiệu màu đỏ thì surimi không đạt yêu cầu. Ngay sau đó block surimmi mắc lỗi được đưa tới phòng xử lý sản phẩm mắc lỗi.

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình sản xuất surimi tại công ty tnhh thủy sản hòa thắng và thử nghiệm sử dụng một số phụ gia tạo độ bền đông kết trong sản xuất surimi từ cá đổng (Trang 44 - 51)