QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình sản xuất surimi tại công ty tnhh thủy sản hòa thắng và thử nghiệm sử dụng một số phụ gia tạo độ bền đông kết trong sản xuất surimi từ cá đổng (Trang 28 - 30)

L ỜI CẢM ƠN

2.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Công ty TNHH Thủy sản Hòa Thắng được cấp giấy phép hoạt động vào tháng 8 năm 2007 và bắt đầu đi vào hoạt động tháng 5 năm 2008, với tổng diện tích của công ty là 4500m2 bao gồm:

- Nhà sản xuất chính: 1200m2 - Nhà ăn, nhà nghỉ, vệ sinh: 700m2 - Nước thải 200m3/ngày: 500m2

- Nhà xưởng được thiết kế bởi trung tâm kiểm tra thú y - thủy sản, chi nhánh vùng IV (Nafiquaved) và đã được công nhận là nhà máy đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á với chứng nhận code DL 523.

- Còn lại là đường nội bộ và các kho chứa vật liệu và vật tư cho sản xuất. Khi mới thành lập, công ty gặp rất nhiều khó khăn từ việc ổn định công tác quản lý, sản xuất, nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, nhân công, thị trường tiêu thụ…, đặc biệt là kỹ thuật sản xuất và trình độ tay nghề công nhân. Nhưng nhờ định hướng phát triển đúng đắn cùng với tinh thần đoàn kết nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn thử thách của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty nên đã từng bước đưa công ty vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu.

Hiện nay, công ty đã và đang thực hiện chương trình quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản theo tiêu chuẩn HACCP.

Sau 5 năm hoạt động thì Công ty đã dần lớn mạnh và ban lãnh đạo công ty đã quyết định đầu tư mở rộng thị trường và quy mô sản xuất nhằm tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao chất lượng surimi. Hiện nay, Công ty đang tiến hành thực hiện dự án: “Hoàn thiện quy trình bảo quản sau thu hoạch cá tạp và công nghệ sản xuất

surimi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm surimi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản” với tổng nguồn vốn dự án 14.830 triệu đồng. Nhận thấy với điều kiện hiện tại của công ty đã có sẵn nhà xưởng, dây chuyền thiết bị sản xuất surimi và một số thiết bị khác phục vụ cho quá trình sản xuất như: tủ cấp đông, kho bảo quản lạnh, ngũ công nhân và kỹ thuật lành nghề,…. Ngoài ra đã có sẵn nhiều khách hàng quen thuộc cũng như tiềm năng sẵn sàng nhập khẩu sản phẩm nếu đạt chất lượng. Đây cũng chính là cơ sở cho việc thực hiện dự án này.

Vị trí và ưu nhược điểm

Công ty TNHH thủy sản Hòa Thắng được xây dựng tại: Láng Cát - Long Sơn, xã Tân Hải, Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu. Với vị trí như vậy thì công ty cũng gặp những khó khăn và thuận lợi sau:

Thuận lợi

Vị trí công ty nằm trong khu vực công nghiệp có nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản trẻ, tiêu biểu bao gồm các doanh nghiệp như: Công ty TNHH Tiến Đạt, công ty TNHH Thịnh An, công ty TNHH Nghê Huỳnh, công ty TNHH Đa Năng, công ty TNHH Thương Thương… Vị trí của công ty được đặt xa khu dân cư nên không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của dân cư vùng này.

Với khu vực tập trung các nhà máy chế biến thủy sản như vậy đã góp phần giải quyết các vấn đề tồn đọng tại công ty. Các công ty có sự tương trợ nhau trong quá trình sản xuất: phế liệu sản xuất surimi sẽ được các công ty khác như công ty Tiến Đạt, Thương Thương… thu nhận để sản xuất bột cá.

Nằm tại khu công nghiệp chế biến thủy sản Long Sơn, tỉnh Bà Rịa _Vũng Tàu, có vị trí rất thuận lợi cho việc thu mua, chế biến và xuất khẩu.

Là trung tâm của nguồn cung cấp nguyên liệu, cách cảng cá Vũng Tàu 20km về hướng Đông và cách cảng cá Phước Tĩnh 15km ( đây là nơi cung nguyên liệu cá tạp quanh năm, lớn nhất trong cả nước), cách Ninh Thuận (cảng Lagi – Phan thiết: 60km) có nghề đánh bắt cá xa bờ đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Vị trí này là nơi trung tâm giao thông thuận lơi từ các tỉnh Trung – Nam Trung Bộ, miền Đông Nam Bộ và các tỉnh miền Tây. Có cơ sở hạ tầng thuận lợi, đường xá tráng nhựa và rộng, cách cảng Cát Lái 100km.

Hiện tại sử dụng nguồn nước thủy cục của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đảm bảo được nước sạch cho sản xuất.

Khó khăn

Công ty nằm trong khu vực tập trung nhiều nhà máy chế biến thủy sản, sản xuất nhiều loại mặt hàng khác nhau như đông lạnh, bột cá, cá khô, nước mắm. Đặc biệt là các công ty sản xuất bột cá gây ra mùi hôi khó chịu cho toàn bộ khu vực các nhà máy xung quanh vùng chính mùi này có ảnh hưởng rất lớn tới mùi của surimi.

Công ty có 2 mặt giáp hồ lớn. Đây là đầm nuôi trồng thủy sản của nhân dân, song có quá nhiều đường nước thải của các công ty chế biến thủy sản tại

khu vực này thải ra làm nước dưới hồ bị ô nhiễm nặng nề gây mùi hôi thối khó chịu cho công ty.

Ngoài ra hệ thống nước ngầm của công ty chủ yếu là nước mặn nên khả năng sử dụng rất hạn chế, chỉ sử dụng loại nước này sau khi đã xử lý để rửa nguyên liệu sản xuất surimi. Lượng nước ngọt sử dụng tại công ty lấy từ nước máy thành phố với giá khá cao 6000đ/m3 nên chi phí nguyên vật liệu tăng.

Hiện tại công ty chưa có phòng thí nghiệm riêng để để phân tích đánh giá chất lượng các sản phẩm thủy sản xuất khẩu (đặc biệt là thiếu các thiết bị phân tích vi sinh).

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình sản xuất surimi tại công ty tnhh thủy sản hòa thắng và thử nghiệm sử dụng một số phụ gia tạo độ bền đông kết trong sản xuất surimi từ cá đổng (Trang 28 - 30)