Sơ đồ quy trình sản xuất surimi tại công ty TNHH thủy sản Hòa Thắng

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình sản xuất surimi tại công ty tnhh thủy sản hòa thắng và thử nghiệm sử dụng một số phụ gia tạo độ bền đông kết trong sản xuất surimi từ cá đổng (Trang 32 - 36)

L ỜI CẢM ƠN

2.3.1.Sơ đồ quy trình sản xuất surimi tại công ty TNHH thủy sản Hòa Thắng

Hình 2.1. Quy trình sản xuất tại nhà máy

Tiếp nhận NL

Ly tâm thu hồi

Bảo quản NL Xử l ý Rửa 1 Rửa 2 Tách xương Rửa 3 Ly tâm tách nước 1 Rửa 4 Ly tâm tách nước 2 Lọc xương, vảy Tách nước 3 Trộn gia vị Cân, định hình, bao gói Kiểm tạp chất Chờ đông Cấp đông Rã đông Dò kim loại Đóng thùng, ghi nhãn Bảo quản STPP : 0,2% Saccharose:6%

2.3.2. Thuyết minh quy trình.

2.3.2.1. Nguyên liu cá của công ty

Nguyên liệu chủ yếu mà công ty nhập về là cá Mối, cá Đổng, cá Mắt Kính, và một số loại cá tạp trắng khác.

Cá Mối

Hình 2.2. Cá mối

- Đối với nguyên liệu cá Mối thì công ty chủ yếu nhập là cá Mối thường và cá Mối vạch.

- Cá Mối vạch có tên khoa học là: S. 1 Undosquamis. Thuộc họ cá mối

Synodontidae.

- Đặc điểm sinh học của cá Mối vạch: Đây là loài cá quan trọng ở vùng biển nước ta, phân bố rộng rãi ở vịnh Bắc Bộ, biển miền Trung và Đông Nam Bộ.

Cá Mối vạch có chiều dài thượng gặp 130 ÷ 490mm và khối lượng thường từ 98 ÷ 460g, tối đa đạt tới 850g.

Cá mối vạch được sử dụng sản xuất tại công ty thường có chiều dài từ 130 ÷ 250 mm. Cá Mối vạch là loài cá dữ, thức ăn chủ yếu là các loài cá nhỏ, sau đó là Mực và Tôm. Cá Mối vạch bắt mồi quanh năm, nhưng cường độ bắt mồi thấp.

- Đặc điểm của cá mối thường:

- Cá Mối thường có tên khoa học là: Saurida tumbil. Thuộc họ cá Mối

Synodontidae. Cũng giống như cá Mối vạch, cá Mối thường được phân bố rộng rãi ở các vùng biển nước ta. Kích thước khai thác 140 ÷ 250mm có khối lượng khoảng 100 ÷ 500g.

Cá đổng

Hình 2.3. Cá đổng

- Tên khoa học: Nemipterus tambuloides

- Tên tiếng anh: Five lined threadfin bream - Tên tiếng Việt: cá Đổng 5 sọc

- Đặc điểm hình thái: thân tương đối dài, dẹp bên, viền mặt lưng và bụng cong. Chiều dài thân gấp 3,2-4 lần so với chiều cao thân, gấp 5,5-6,5 lần so với đầu. Đầu tương đối ngắn và có hình dạng nữa hình elip. Mõm ngắn và tù, có 2 đôi lỗ mũi ở trước mắt, mắt to vị trí ở hai bên đầu, khoảng cách hai mắt rộng. Miệng tương đối dẹt và gần như nằm ngang, đoạn cuối xương hàm trên lộ ra ngoài và có viền răng cưa nhỏ, môi trên dài ở ngay chính giữa có một rãnh khuyết, môi dưới rất mỏng và sắc ở giữa có một gờ nhô lên ăn khớp với môi trên. Phần trên của đầu và phần lưng có màu hồng. Phần bụng màu trắng bạc và phần lưng có 5 sọc vàng mỗi bên. Có một vây lưng dài màu hồng nhạt. Lược mang 12-14, vây đuôi chẻ. Vây ngực rộng, vây bụng tương đối hẹp, vây hậu môn dài và rộng.

- Đặc điểm sinh học: sống ở tầng đáy, độ sâu khoảng 50-70m và độ mặn tương đối cao. Cá đánh bắt được thường có chiều dài khoảng từ 15cm-23cm.

- Dinh dưỡng: thức ăn chủ yếu là động vật thân mềm, cá nhỏ và giáp xác. Ngoài ra chúng có thể lọc thức ăn từ bùn.

- Giá trị kinh tế: là đối tượng của nghề khai thác cá biển

- Giá trị dinh dưỡng: là loại thực phẩm có thể chế biến tươi và chế biến khô… - Cá đổng nói chung thường được phân bố ở vùng nhiệt đới.

Cá Hố

Hình 2.4. Cá hố

- Tên tiếng Anh: Largehead hairtail - Tên khoa học: Trichiurus lepturus.

- Đặc điểm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cá Hố là loài cá xương, sống ở biển. Thân rất dẹt bên, dài như cái dải, không có vảy, không có vây bụng; vây đuôi rất bé hoặc không có, vây lưng rất dài. Phân bố chủ yếu ở các vùng nước ấm, sống ở tầng giữa và tầng trên, cả ở ngoài khơi và ven bờ. Thường tập trung thành đàn. Là loài cá dữ ăn cá con, giáp xác, thân mềm, sống ở tầng đáy, là loài cá có giá trị thương phẩm tương đối cao nặng trung bình 1 kg. Mùa đẻ

vào tháng 4 - 6. Cá có nhiều ở vùng biển Miền Trung Việt Nam. Khai thác chủ yếu bằng nghề câu, lưới vây, lưới kéo. Vào khoảng tháng 5, 6 và 7 âm lịch, cá Hố thường sống ở độ nước sâu từ 45- 60 sải tay. Ở nước ta thường gặp là cá Hố trắng (Trichiurus haumenla) thuộc họ cá Hố Trichiridae.

Nguồn nguyên liệu của công ty chủ yếu được nhập từ Vũng Tàu. Các loại nguyên liệu này được khai thác tại vùng biển Vũng Tàu. Đây là vùng biển thuộc vùng biển Đông Nam Bộ, có thềm lục địa rộng, là vùng biển có khả năng tiềm tàng lớn, có nhiều bãi cá có sản lượng lớn và chất lượng cao, đối tượng đánh bắt phong phú. Cá nhập từ Vũng Tàu thì còn đảm bảo độ tươi.Ngoài ra nguyên liệu tại công ty còn được nhập từ một số nơi khác như: Ninh Thuận, Cà Mau, Tiền Giang, các tàu đánh cá ở Mailasia.

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình sản xuất surimi tại công ty tnhh thủy sản hòa thắng và thử nghiệm sử dụng một số phụ gia tạo độ bền đông kết trong sản xuất surimi từ cá đổng (Trang 32 - 36)