Cách xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu Hoàng lê nhất thống chí và tam quốc chí diễn nghĩa những nét tương đồng và khác biệt (Trang 89 - 92)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Cách xây dựng nhân vật

Nh ta đã nói ở phần bố cục kết cấu: nhân vật trong tiểu thuyến chơng hồi là con ngời hành động. Ta thiết lập mô hình: con ngời- hành động hay hành động- con ngời. Cơ sở của cách xây dựng nhân vật này chính là do đặc điểm riêng của tiểu thuyết chơng hồi.

Đọc Tam quốc chí diễn nghĩa một trong những hình tợng hấp dẫn độc giả là Lu Bị- ngời đứng đầu tập đoàn nhà Thục, đồng thời là một ngời anh hùng. Ta

có thể xâu chuỗi một số hành động chính của nhân vật này nh sau: giai đoạn đầu là việc kết nghĩa với Quan Vũ- Trơng Phi. Sau khi có lực lợng, Lu Bị đã tham gia các hoạt động để gây dựng thanh thế (đánh Viên Thiệu, Lã Bố); giai đoạn sau để che mắt Tào Tháo, Lu Bị trồng rau, làm vờn có khi là đan mũ. Tiếp đó là hành động: ba lần cầu Gia Cát Lợng. Khi có quân s Khổng Minh, Lu Bị đã liên kết với Tôn Quyền chống Tào Tháo lập các chiến công khác. Gần giống với Lu Bị, là hình ảnh Nguyễn Huệ ở Hoàng Lê nhất thống chí. Chẳng hạn, năm 1786 Nguyễn Huệ ra Thăng Long dới sự hớng dẫn của Nguyễn Hữu Chỉnh. Tại đây, Nguyễn Huệ đã kết duyên cùng Ngọc Hân công chúa trở thành phò mã của nhà Lê... Nguyễn Huệ lại vào Nam, sai Vũ Văn Nhậm ra Bắc... điển hình là việc Nguyễn Huệ lên ngôi vua đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lợc.

Ngoài điều đó ra, trong hai tác phẩm đã xuất hiện hình ảnh ngời trí thức phong kiến. Đây là mẫu hình khá phổ biến. Nói cách khác, tác giả chủ yếu xây dựng trong tác phẩm mẫu ngời văn nhân kết hợp với quân tử. Sự có mặt của họ tạo nên nhiều tác động, chung lại: góp phần làm nên thắng lợi, chiến công. Họ thực ra là mẫu hình của ngời quân tử, trí thức trong thời loạn. ở Tam quốc chí diễn nghĩa có nhiều ngời trí thức quân tử: Từ Thứ, Bàng Thống... Khổng Minh hay Tuân Húc, Trình Dục... mỗi ngời có một nét riêng tính cách nhng họ thống nhất ở chỗ: là ngời xả thân cho tập đoàn mà mình gắn bó. Họ cũng có hoài bão lập chiến công. Những ngời trí thức hiện ra qua vẻ đẹp và cống hiến. Ta biết rằng, ngời quân tử thờng có quan niệm “xuất” “xử” lập chiến công trong cuộc đời. Vì thế ở họ dù muốn hay không đều cần phải lập thân, lập nghiệp công danh... Trong Hoàng Lê nhất thống chí cũng có vai trò của ngời trí thức phong kiến và kẻ sỹ: Trần Công Xán, Phan Huy ích, Nguyễn Thiếp, Ngô Thị Nhậm... những hình tợng này hoạt động cho các lực lợng đối lập nhau song đều dốc lòng phò tá. Nh vậy mô típ ngời trí thức phong kiến và vai trò của họ là chỗ mà

Hoàng Lê nhất thống chí học tập Tam quốc chí diễn nghĩa. Nghệ thuật xây dựng nhân vật còn biểu hiện ở chỗ: nhà văn đi sâu vào mô tả xung đột, mâu thuẫn. Đó là xung đột giữa sống - chết; thành công - thất bại; giữa các hình tợng lại có sự tơng phản nhau. Lấy trờng hợp Chu Du và Khổng Minh làm ví dụ. Nếu nh cả cuộc đời mình Chu Du gắn với tập đoàn Ngô thì Khổng Minh hết lòng

phò tá nhà Thục. Đối với Chu Du, tuy rất tôn trọng tài năng Khổng Minh nhng cũng hết sức ghen tỵ, đố kỵ, bằng mọi cách hãm hại Khổng Minh. Sự ích kỷ của Chu Du đã khiến ông ta phải trả giá. Ngợc lại, là ngời có trí tuệ siêu phàm nhng Khổng Minh không hề ghen ghét đố kỵ. Trớc khi chết ông đã dành trọn những tình cảm cho mọi ngời trong tập đoàn nhà Thục (Khơng Duy, Lu Thiện...). ở

Khổng Minh, trí tuệ đi kèm với tâm hồn và cách ứng xử rất văn hóa; nắm đợc quy luật và ông đã lựa chọn cái chết thật nhẹ nhàng. Nếu nh trớc khi chết đối với Chu Du là sự than vãn, oán thán, căm tức Khổng Minh thì trái lại trớc lúc ra đi vĩnh viễn trong con ngời Khổng Minh chỉ phát sáng sự bình tâm, lòng tin, cùng những phán đoán của ông.

Tam quốc chí diễn nghĩa, nhà văn đã thành công trong việc miêu tả cái chết của Tào Tháo, Lu Bị, Khổng Minh. Tơng tự nh vậy, trong Hoàng Lê nhất thống chí đó là việc miêu tả cái chết của Nguyễn Hữu Chỉnh, Quang Trung... Mô típ cái chết rất dữ dội, thảm khốc. La Quán Trung miêu tả cái chết của Tào Tháo: Tháo lìa đời khi y đau đầu, những sinh linh xa bị giết trở về đòi mạng. Đấy là quan hệ nhân quả. Học tập Tam quốc chí diễn nghĩa, cái chết của Nguyễn Hữu Chỉnh cũng thế. Chỉnh chết do sự trả thù của nghĩa quân Tây Sơn. Nguyễn Hữu Chỉnh có những nét gian xảo gần giống với Tào Tháo. Mỗi khi có biến cố, Chỉnh đều phán đoán. Chỉnh là tôi chúa Trịnh song lại phản chủ mu đồ diệt họ Trịnh, lừa dối vua Lê. Nếu nh Tào Tháo lúc đầu thù Đổng Trác ủng hộ vua Hiến Đế, Chỉnh cũng thế (ủng hộ vua Lê). Tào Tháo sau ép vua, Chỉnh cũng đứng vào đội quân Tây Sơn để “phản vua Lê”. Không đợc Tây Sơn tin dùng, Chỉnh lại quay sang ủng hộ vua... Nhà văn đã dựa trên mô hình kẻ anh hùng - gian hùng để xây dựng hình tợng. Quyền của Tháo ngày càng ngang ngửa thì oai danh của Chỉnh cũng nh thế. Thay Đổng Trác, Tháo trở thành Đổng Trác mới gian ác hơn. Sau khi giúp vua Lê dẹp kiêu binh, Chỉnh cũng trở thành một kiêu binh mới. Trong Hoàng Lê nhất thống chí Nguyễn Hữu Chỉnh là hình tợng đợc xây dựng tơng đối thành công và phức tạp. Nếu nh Tào Tháo say mê làm thơ, Chỉnh cũng là tay am hiểu văn chơng giỏi thơ văn quốc âm, trí tuệ hơn ngời.

Điều tơng đồng ở hai tác phẩm còn biểu hiện ở chỗ: có những cuộc “thuyết khách” bằng lý lẽ giữa các nhân vật ở mỗi tập đoàn. Trong Tam quốc chí diễn nghĩa có việc Khổng Minh sang Đông Ngô du thuyết, Lỗ Túc ngời tập đoàn nhà Ngô lại sang tập đoàn Thục... thì ở Hoàng Lê nhất thống chí cũng nh vậy. Hình tợng ngời anh em Nguyễn Hữu Chỉnh vào trò chuyện với Chỉnh; Trần Công Xán đợc vua Lê cử vào trình bày ý kiến với Nguyễn Huệ... mô típ xây dựng nhân vật cho ta biết rằng tác giả đã học tập cách xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết chơng hồi... Nói cụ thể hơn đó là mô típ nhân vật nhà Nho thuyết khách, thực hiện ngoại giao, uốn ba tấc lỡi rất phổ biến trong Sử ký, tiểu thuyết Trung Quốc.

Hơn nữa, ở Tam quốc chí diễn nghĩa phân chia tuyến nhân vật thành ba tập đoàn thì ở Hoàng Lê nhất thống chí cũng thế: vua Lê - chúa Trịnh; vua Lê - chúa Nguyễn; vua Lê chúa Trịnh - nghĩa quân Tây Sơn. Điều này thể hiện nét khác so với trớc đây. Do ảnh hởng nhân vật trong truyện dân gian chúng ta th- ờng phân hai tuyến: thiện - ác, cao cả - thấp hèn... Vậy khi học tập mô hình tiểu thuyết chơng hồi nhà văn đã có sự sáng tạo trong việc phân tuyến.

ở hai tác phẩm xét về cách xây dựng nhân vật còn có mô típ anh em tranh giành quyền lực lẫn nhau giữa Lu Kỳ - Lu Tông; Nguyễn Huệ - Nguyễn Nhạc...

Tóm lại: Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Hoàng Lê nhất thống chí về cơ bản là học tập mô hình của Tam quốc chí diễn nghĩa. Nhân vật đợc xây dựng dựa trên quan niệm, hành động, việc làm; nội tâm ít đợc chú ý. Mỗi nhân vật đợc nhà văn tập trung vào một hoặc một số nét phẩm chất tiêu biểu mà cha chú trọng quy luật tình cảm, diễn biến tâm lý. Những hành động của họ chủ yếu là phục vụ cho cộng đồng, xã hội mà không phải là phục vụ cho ý thức của riêng mình.

Một phần của tài liệu Hoàng lê nhất thống chí và tam quốc chí diễn nghĩa những nét tương đồng và khác biệt (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w