Nội dung câu chuyện

Một phần của tài liệu Hoàng lê nhất thống chí và tam quốc chí diễn nghĩa những nét tương đồng và khác biệt (Trang 44 - 51)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.Nội dung câu chuyện

Trớc khi bàn đến nội dung câu chuyện, xin đợc giới thuyết qua khái niệm nội dung. Theo nhóm tác giả sách Lý luận văn học thì: “Khái niệm nội dung và hình thức trong văn học có nhiều cấp độ. Nếu hiện thực trong toàn bộ quan hệ đối với con ngời là đối tợng của văn học thì tác phẩm văn học là hình thức phản ánh đời sống đặc thù. Nhng trong bản thân mình, tác phẩm văn học có nội dung và hình thức của nó. Nội dung của tác phẩm bắt nguồn từ mối quan hệ giữa văn học với hiện thực. Đó là một quan hệ nhất định của con ngời đối với hiện tợng đời sống đã đợc phản ánh. Đó vừa là cuộc sống đợc ý thức, vừa là sự ý thức cảm xúc - đánh giá đối với cuộc sống đó. Nói cách khác, nội dung tác phẩm văn học là một thể thống nhất giữa khách quan và chủ quan, trong đó có phần nhà văn khái quát, tái hiện đời sống khách quan vừa có phần bắt nguồn từ cảm xúc, huyết mạch, lý tởng của tác giả” [31,249].

Qua định nghĩa trên chúng ta thấy câu chuyện ở Tam quốc trớc hết kể về việc tranh giành của các tập đoàn phong kiến. Tam quốc chí diễn nghĩa là tác phẩm có nội dung phong phú. Câu chuyện mà tác giả tập trung thể hiện ở tác phẩm là chuyện về cuộc chiến dai dẳng giữa ba tập đoàn Ngụy - Thục - Ngô. Đó là cuộc chiến kéo dài gần 100 năm, trải qua nhiều giai đoạn: lúc mở đầu, lúc nội chiến căng thẳng, lúc đỉnh cao, lúc cuối... Trong cuộc chiến ấy xoay quanh

ba tập đoàn phong kiến lớn, có vô số các lực lợng khác cũng là tác giả của sân khấu chính trị. Đó là lực lợng Đổng Trác, Viên Thiệu, Viên Thuật, Lã Bố, Lu Chơng... Đọc Tam quốc chí diễn nghĩa trớc mắt ta là hàng loạt sự kiện phong phú của hiện thực đợc đa vào tác phẩm. Tài năng của La Quán Trung là việc sắp xếp, xử lý tài tình để cho mỗi hồi, mỗi nhóm hồi là một nội dung cụ thể không trùng lặp.

Chẳng hạn, hồi 1 đến hồi 14: mô tả cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng và sự đàn áp của giai cấp thống trị, sự tranh giành quyền lợi giữa hoạn quan và ngoại thích...Hồi 32 đến hồi 120: đây là phần trọng tâm của tác phẩm. Tác giả chủ yếu mô tả hoạt động của ba tập đoàn Ngụy - Thục - Ngô. Mỗi tập đoàn có cách lựa chọn con đờng đi riêng nhng cuối cùng đều không tập đoàn nào thống nhất đợc đất nớc.

Nếu nh Tam quốc chí diễn nghĩa là câu chuyện chủ yếu về ba tập đoàn Ngụy - Thục - Ngô thì ở Hoàng Lê nhất thống chí nhà văn cũng phản ánh câu chuyện về mâu thuẫn giữa vua Lê - chúa Trịnh - chúa Nguyễn, giữa Tây Sơn - Lê Trịnh... Tuy chỉ có 17 hồi nhng nội dung câu chuyện ở Hoàng Lê nhất thống chí có nhiều nét tơng đồng với Tam quốc chí diễn nghĩa. Mở đầu tác phẩm (ở hồi 1) nhà văn đã hé mở việc tranh giành ngôi báu trong phủ chúa Trịnh. Đó là cuộc tranh giành giữa tuyên phi và Thế tử Tông... Cuộc tranh giành này gợi cho ta nhớ đến chi tiết chúa Tào Tháo và các tập đoàn Viên Thiệu, Viên Thuật trong buổi đầu Tam Quốc. Nếu nh hồi 1 đến hồi 3 câu chuyện mà tác giả kể chủ yếu là chuyện phủ chúa Trịnh thì hồi 4 đến hồi 14: nhà văn kể về hành động của Nguyễn Hữu Chỉnh và Tây Sơn... Đây cũng đợc xem là phần trung tâm của tác phẩm.

Nh vậy điểm giống nhau của nội dung hai câu chuyện là việc xuất hiện đồng thời nhiều tập đoàn phong kiến; việc tranh giành thôn tính lẫn nhau bất phân thắng bại của tập đoàn Ngụy - Thục - Ngô. Việc hình thành thế chân vạc là minh chứng sống động cho cục diện chính trị phức tạp của Tam quốc; ở

Hoàng Lê nhất thống chí đó là ranh giới Đàng trong - Đàng ngoài, Bắc - Nam. Song song với việc nội chiến, mâu thuẫn, tranh giành quyền lợi câu chuyện đã từng bớc diễn tả kết quả của quá trình thống nhất đất nớc. Với dung

lợng đồ sộ 120 hồi trong Tam quốc chí diễn nghĩa tuy kể chuyện phân rồi hợp, hợp rồi phân nhng đó là sự biến đổi vô cùng lớn lao. Mở đầu tác phẩm là cục diện cát cứ; tiếp đó là những hoạt động lớn của ba tập đoàn Nguỵ-Thục-Ngô. Nhng kết quả một trong các tập đoàn ấy cũng không có ai làm chủ đợc đất nớc. T Mã Viêm đã thôn tính ba tập đoàn lập ra nhà Tấn - một thời đại mới của lịch sử Trung Quốc. Cục diện này đã đợc dự báo ở phần đầu đồng thời cũng là kết quả xẩy ra đơng nhiên ở phần cuối. Rõ ràng, việc thống nhất thiên hạ ở Tam quốc chí diễn nghĩa đã trở thành mục tiêu của các tập đoàn phong kiến cũng nh quan niệm của nhà văn.

Nếu nh để diễn tả quá trình thống nhất thiên hạ ấy, La Quán Trung viết 120 hồi- bộ tiểu thuyết đồ sộ thì ngợc lại ở Hoàng Lê nhất thống chí tuy chỉ có 17 hồi nhng câu chuyện cũng có nội dung tơng tự. Đó là nhóm Ngô gia văn phái đã thể hiện từng bớc việc thống nhất đất nớc. Câu chuyện này theo quan niệm của nhà văn là khá phong phú. Tên tác phẩm phản ánh quá trình thống nhất do công lao lớn của nhà Lê, nhng đọc kỹ thì độc giả nhận ra rằng lực lợng Tây Sơn có vai trò cực kỳ to lớn. Dới sự dẫn dắt của lãnh tụ Tây Sơn, đặc biệt là Nguyễn Huệ họ lập đợc nhiều chiến công vang dội. Thế nhng sau đó thời đại đã đổi thay. Quang Trung mất, cơ nghiệp của Tây Sơn dờng nh đã chấm dứt (nội bộ lục đục thiếu đoàn kết, lực lợng suy yếu). Nguyễn Gia Long lên ngôi hoàng đế và đã khép lại việc thống nhất hoàn toàn đất nớc. Hoạt động Nguyễn Gia Long khiến ta liên tởng đến công lao T Mã Viêm. Nh vậy, hai tác phẩm này đều có chung nội dung: công việc thống nhất đất nớc do tập đoàn này khởi xớng nh- ng thành quả lại thuộc hoàn toàn vào tập đoàn khác, dòng họ khác. Mọi nỗ lực của các tập đoàn phong kiến để thực hiện tham vọng nhất thống cuối cùng đã tiêu tan. Lịch sử lại bớc sang một trang mới với bao biến cố. Hoạt động lẫy lừng của các tập đoàn phong kiến ấy cuối cùng dờng nh cũng chẳng lay chuyển đợc tình thế chút nào?

Ngoài việc nội chiến và thống nhất, nội dung câu chuyện của hai tác phẩm đã diễn tả cuộc sống của nhân dân lao động. Họ đều là những ngời chịu cảnh thê thảm, hậu quả đặc biệt nặng nề của chiến tranh, là việc chết chóc chạy nạn đao binh. Thắng lợi của mỗi tập đoàn phong kiến đi đến đâu thì cũng là lúc

máu lửa ngùn ngụt rơi ở đó. Đau thơng và tang tóc đã góp phần khắc hoạ hiện thực về nhân dân lao động; làm phong phú bức tranh cuộc sống đợc phản ánh đồng thời vẽ ra chân dung những con ngời trực tiếp liên quan đến vận mệnh đất nớc và quốc gia. Nh thế, nội dung câu chuyện ở hai tác phẩm đề cập đến đều mang giá trị hiện thực sâu sắc. Đấy là điểm tơng đồng dễ nhận ra.

Chúng ta đã từng thấy mỗi trang sách không đơn thuần chỉ là trang sách mà đã dồn và trong đó bao nhiêu nhân tố khác: hình bóng tác giả với quan niệm nghệ thuật, thái độ, t tởng tình cảm, nghĩ suy... Vậy ở hai tác phẩm trên, ngoài những nội dung đó ra chúng còn có điều gì bắt gặp nhau?

Một điều cần khẳng định, để phản ánh những nội dung trên, hai tác phẩm đã có sự tơng đồng trong thái độ của nhà văn đối với hiện thực. Dù đợc sáng tác trong bối cảnh thế kỷ XV, thời kỳ lịch sử nhà Hán đã lùi xa nhng với La Quán Trung không vì thế mà nhà văn không biểu hiện trực tiếp thái độ. Trái lại qua thời gian dài ấy, tác giả đã ít nhiều gửi gắm suy nghĩ của mình với hiện thực. Vì thế, câu chuyện của Tam quốc chí diễn nghĩa đâu chỉ là khách quan hoàn toàn, nó đã thấm đẫm sự phê phán chiến tranh, việc tranh giành giằng xé giữa các tập đoàn ấy. Bức tranh hiện thực trong Tam quốc chí diễn nghĩa không chỉ xúc động bởi nội dung câu chuyện mà còn hấp dẫn qua thái độ của nhà văn tr- ớc hiện thực. Đó là thái độ cảm thông, chia sẻ đầy trách nhiệm của ngời cầm bút (dù rằng bản thân nhà văn thuộc tầng lớp trên của xã hội).

Nếu nh tác giả La Quán Trung sống cách xa so với bối cảnh tác phẩm thì ngợc lại Ngô gia văn phái những tác giả này hầu nh sống cùng thời với bối cảnh xã hội. Đó là sự tồn tại song song của vua Lê - chúa Trịnh Nguyễn; khởi nghĩa nông dân, sức mạnh của phong trào Tây Sơn... đã là những yếu tố nổi bật tác động tới các tác giả. Chính vì vậy mà đọc câu chuyện, ngời đọc trân trọng tình cảm, thái độ của nhóm tác giả này. Để phản ánh sinh động bối cảnh thời đại, là những ngời sống cùng thời với hàng loạt diễn biến phức tạp nên thái độ nhà văn đã bộc lộ một cách sâu sắc. Điều này dễ hiểu bởi vì ta bắt gặp đời sống của nhân dân khi xẩy ra những việc “can qua” của tầng lớp trên. Với họ, nhà văn có cách nhìn rất đỗi trân trọng và thơng yêu: “Huy nghe tin bèn sai quan Đề lĩnh đem móc sắt và kéo treo khắp các chợ, doạ rằng những ai còn dám tụ họp nói

chuyện thì sẽ móc lỡi cắt đi. Do đó ở ngoài đờng sá ngời ta chỉ dám ghé mắt ngó nhau, dân chúng kinh kỳ đều nơm nớp lo sợ” [42,35]. Chỉ với chi tiết dân chúng "nơm nớp lo sợ" đã giúp ta hình dung ra phần nào cảnh sống của ngời dân giữa cơn biến động dữ dội đó của đất nớc và dân tộc. Nhà văn đã nhìn thấu thực trạng của những cảnh đời thấp hèn giữa vòng binh đao của quyền lực. Vậy là những điều mà các tác giả chứng kiến trực tiếp hay gián tiếp đã đi vào tác phẩm nh một lẽ tự nhiên góp phần làm phong phú nội dung câu chuyện. Nói cách khác nội dung câu chuyện vừa là bức tranh hiện thực kèm theo sự lý giải của nhà văn, cách phản ánh của tác giả trớc cuộc sống.

Vậy khi nói tới nội dung câu chuyện có những nét tơng đồng cũng có nghĩa ta lý giải tìm hiểu những yếu tố nào góp phần làm nên sự gần gũi đó. Có khá nhiều nhân tố xuất hiện góp phần làm cho nội dung câu chuyện của hai tác phẩm gặp gỡ nhau. Lý do dễ nhận ra đấy là ở hai tác phẩm đã xuất hiện hàng loạt mô típ. "Mô típ" vốn là thuật ngữ của Folklore (văn học dân gian). ở đây chúng tôi mợn thuật ngữ nghiên cứu văn học dân gian này để vận dụng cho việc so sánh hai tác phẩm văn học viết trung đại của hai nền văn học khác nhau.

Khi nói đến mô típ nghĩa là bàn đến việc xây dựng những mẫu nhân vật gần gũi nhau, có sự gặp gỡ nhau. Vậy hai bộ tiểu thuyết đợc xem là niềm tự hào của văn học Trung Hoa và văn học Việt Nam trung đại có những mô típ nào? Điều chúng tôi khẳng định là hàng loạt mô típ xuất hiện trong hai tác phẩm. Đấy là mô típ vua chúa, mô típ "đấng bậc", mô típ ngời trí thức phong kiến, mô típ quân s, mô típ cầu ngời tài, mô típ thuyết khách,... đã đợc hiện lên khá sinh động. Do giới hạn của luận văn, chúng tôi chỉ khảo sát một số mô típ chính.

Chẳng hạn hai tác phẩm đều xây dựng mô típ cặp nhân vật đối lập tính cách. Đây là mô típ nổi bật. ở Tam quốc chí diễn nghĩa đó là việc đối lập giữa Tào Tháo- Lu Bị, giữa Khổng Minh - Chu Du... Nếu nh Tào Tháo đợc nhà văn xây dựng là con ngời gian hùng, xảo trá thì ngợc lại Lu Bị là ngời nhân hậu. Hành động của Tào Tháo bao giờ cũng xuất phát từ lợi ích chung của chính mình và tập đoàn Ngụy thì ngợc lại việc làm của Lu Bị trớc hết xuất phát từ lợi ích chung của cộng đồng. Nếu nh châm ngôn sống nổi tiếngcủa Tào Tháo "Ta thà phụ ngời còn hơn ngời phụ ta" thì ngợc lại lẽ sống của Lu Bị: suốt đời làm

điều thiện, góp nhặt những điều thiện nhỏ thành điều thiện lớn. Đó là con ngời biểu hiện của lòng nhân ái, thân dân, luôn luôn che chở cho dân. Vì thế ông là ngời có lợi thế "nhân hoà" - lấy dân làm gốc. Hình ảnh ngời dân đã trở thành niềm lo lắng, nỗi trở trăn trong suốt cuộc đời của Lu Bị.

Tơng tự nh vậy ở Hoàng Lê nhất thống chí ta cũng bắt gặp cặp tính cách đối lập. Đấy là Nguyễn Huệ - Lê Chiêu Thống; Lý Trần Quán - Nguyễn Trang... sự đối lập của Nguyễn Huệ và Lê Chiêu Thống không chỉ ở ngoại hình bên ngoài mà chủ yếu là hàng loạt hành động và việc làm. Chiêu Thống là ông vua khi có biến chỉ lo nghĩ đến bản thân, gia đình (việc sang cầu cứu quân Thanh) thì trái lại Nguyễn Huệ là ngời lập chiến công hiển hách. Lê Chiêu Thống khoanh tay, rũ áo, luồn cúi thì Nguyễn Huệ lại là hiện thân của con ngời phản kháng phi nghĩa, kẻ thù. Hành động của Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc với danh nghĩa "phò Lê, diệt Trịnh" là minh chứng ngời sáng. Cha kể hết, sau này ông đã bắt Nguyễn Hữu Chỉnh, diệt Vũ Văn Nhậm đặc biệt là đánh tan quân Thanh xâm lợc. Nếu Chiêu Thống đê hèn không biết nhục nhã thì ngợc lại Nguyễn Huệ là con ngời đầy kiêu hãnh...

Vậy là việc xuất hiện những mô típ tơng liên này đã lý giải khá thấu đáo cho nội dung câu chuyện của hai tác phẩm. Tuy nhiên bên cạnh những mô típ nghệ thuật cần phải nói đến việc tổ chức điểm nhìn trần thuật.Bàn đến điểm nhìn trần thuật thực ra là nói tới việc nhà văn nhìn cuộc đời từ đâu? từ vị trí nào? ở "Tam quốc chí diễn nghĩa" rõ ràng cái nhìn của nhà văn là xuất phát từ t tởng trung quân. Học thuyết của đạo Nho có nhiều vấn đề nhng t tởng trung quân là nội dung cốt lõi, mấu chốt. Vậy trung quân ở đây đợc biểu hiện ra sao? Qua việc khảo sát hệ thống hình tợng, nhân vật, sự kiện của tác phẩm ta dễ dàng nhận ra thái độ của La Quán Trung là trung thành với nhà Hán. Vấn đề chọn chủ để thờ hoàn toàn gắn với nhà Hán. Điều này giải thích vì sao Lu Bị đã trở thành hình tợng ông vua sáng suốt, đức độ mặc dù xét về tài năng có phần... hạn chế. Xuất phát từ điểm nhìn này mà nhà văn đã đề cao nhà Thục, dành cho hàng loạt hình tợng nhân vật tập đoàn Thục sự ngợi ca. Trong bộ ba "Tam tuyệt" thì nhà Thục đã chiếm hai (Quan Vân Trờng, Khổng Minh) nhà Ngụy chỉ có một (Tào Tháo). Và cũng vì thế mà trong Tam quốc chí diễn nghĩa có hàng loạt vị

quân s, tên tuổi tài năng nhng nhân vật số một có lẽ chỉ xứng đáng dành cho Khổng Minh.

Tơng tự nh La Quán Trung, Ngô gia văn phái cũng xuất phát từ t tởng trung quân. Vì thế mà việc đề cao vua đã đợc tác giả dành khá nhiều chi tiết hình ảnh. Đó là vua Lê Hiển Tông; sau này là Hoàng đế Nguyễn Huệ - Quang Trung uy danh lẫy lừng. Công việc nhất thống đất nớc đã trở thành niềm mong đợi của hàng loạt tập đoàn phong kiến trong Hoàng Lê nhất thống chí cũng nh

Tam quốc chí diễn nghĩa.

Cùng với t tởng trung quân - nét tơng đồng giữa hai bộ tiểu thuyết; đọc kỹ chúng ta còn nhận ra đợc ít nhiều điểm gặp gỡ trong việc phản ánh hiện thực. Những trang viết về loạn lạc của ngời dân là khá xúc động, chân thành. Thắng lợi trở thành mong muốn tột bậc của các tập đoàn phong kiến thì ngợc lại nỗi

Một phần của tài liệu Hoàng lê nhất thống chí và tam quốc chí diễn nghĩa những nét tương đồng và khác biệt (Trang 44 - 51)