Tự sự lịch sử

Một phần của tài liệu Hoàng lê nhất thống chí và tam quốc chí diễn nghĩa những nét tương đồng và khác biệt (Trang 29 - 31)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.3.Tự sự lịch sử

Chúng ta đã biết khái niệm tự sự ra đời rất sớm. Trong công trình của Arixtốt, ông đã chia văn học ra: tự sự, trữ tình, kịch dựa trên phơng thức phản ánh hiện thực: "Hoặc có thể nh Hôme kể về sự kiện nh về một cái gì ở ngoài mình, hoặc là ngời mô phỏng vẫn là bản thân anh ta không thay đổi bộ mặt của mình, hoặc là trình bày mọi nhân vật đợc mô tả nh là những ngời hành động và hoạt động. Loại thứ nhất là tự sự, loại thứ hai là trữ tình, loại thứ ba là kịch" [31,348]. Bêlinxki cho rằng: "thơ (tức văn học - Trần Đình Sử) chỉ có ba loại ngoài ra không có loại nào nữa và cũng không thể có hơn" [31,348]. Hình thức tự sự dân gian đã xuất hiện ở Trung Quốc với nhiều thể loại: thần thoại, ngụ ngôn... ở

Việt Nam chúng ta có các hình thức tự sự trong văn học dân gian nh thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích... Vậy thế nào là tự sự?

Tự sự: nghĩa là kể lại sự việc và con ngời; diễn biến của các hành động. Nói cách khác, tự sự có mục đích giao tiếp là trình bày diễn biến sự việc. Tự sự là một trong ba phơng thức diễn đạt t tởng, t duy của con ngời. Tác phẩm tự sự phản ánh cuộc sống thông qua tính khách quan của nó. Để phản ánh cuộc sống một cách khách quan, tác phẩm tự sự chú trọng đến đời sống con ngời qua các biến cố, sự kiện xẩy ra với nó. Từ đó thể hiện những nét thuộc bản chất con ng- ời. Nhà văn tự sự tái hiện toàn bộ thế giới xung quanh, nên tự sự có khả năng phản ánh cuộc sống một cách bao quát rộng lớn. Con ngời trong tác phẩm tự sự đợc miêu tả trong nhiều quan hệ phức tạp giữa nó và môi trờng xung quanh. Vì thế nhân vật tự sự đợc khắc hoạ đầy đặn, nhiều mặt nhất hơn hẳn nhân vật trữ tình và kịch.

Tự sự lịch sử gồm hai khái niệm nhỏ "tự sự '' và "lịch sử ". ở đây, sử là ngời ghi việc có thật. Tự sự lịch sử cũng là hình thức kể lại sự việc. Những sự việc đợc kể ở đây có gốc gác từ lịch sử, bắt nguồn từ lịch sử. Tự sự lịch sử kết hợp từ phơng thức kể và các sự kiện lịch sử. Chính vì thế, theo ý kiến của tác giả Trần Đình Sử bên cạnh nhà thơ ngôn chí là kiểu tác giả nhà văn tự sự mang mẫu hình gần gũi với nhà sử học [50,123].

Tên gọi các tác phẩm văn xuôi và tự sự Việt Nam thờng có yếu tố "chích quái", "diễn chí ", "mộng lục",kí sự ", nhất thống chí“ "... đó là những yếu tố thuộc tên gọi của sử học. Văn học tự sự Việt Nam đợc sinh ra trên cơ sở văn ch-

ơng lịch sử nớc nhà. Thể loại truyền thuyết trong văn học dân gian (Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thuỷ Tinh...) đều mang bóng dáng của lịch sử.

Tự sự lịch sử chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn văn với sử. Nhà sử học coi trọng kể lại có đầu đuôi thời gian, niên đại, địa điểm, hành động của nhân vật. Để làm điều đó thành công tác giả văn học đã sử dụng tài liệu truyền thuyết dân gian kết hợp với tởng tợng, cảm thụ, nhận xét đánh giá. Nh vậy rõ ràng sự kiện không đơn thuần là sự kiện mà đã lồng vào đó thái độ của ngời viết. Điều này giải thích vì sao các nhà lịch sử xa đã dựng lên cuộc sống cụ thể, cặn kẽ, nh một bức tranh sinh động. Đối với tự sự lịch sử ở đây sử học và văn học hình thành mối quan hệ thân mật, qua lại giữa hai chiều. ở Trung Quốc tác phẩm sử học nổi tiếng: Sử ký, Tả truyện... đồng thời là tác phẩm văn học bất hủ - nổi tiếng muôn đời. Tự sự lịch sử còn thể hiện cội nguồn tính chất văn-sử bất phân trong văn học trung đại. Ngợc lại với thời gian, ở văn học Việt Nam trong sáng tác truyền thuyết đã có sự kết hợp giữa sử học với nghệ thuật một cách ngẫu nhiên (Truyện Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng...).

Từ những điều đã nói trên chúng ta khẳng định: tác giả sử học là nguyên mẫu kiểu tác giả tự sự trung đại. Tuy rằng tác giả văn học tự sự không đồng nhất với tác phẩm lịch sử (họ thiên về ghi việc ngoài chính sự). Nhng trong họ dấu ấn nhà lịch sửvẫn có mặt, xuất hiện có khi lại trở nên sâu đậm.

Tự sự lịch sử cũng giải thích vì sao trong văn học trung đại nhiều nhà lý luận cho lịch sử là một câu chuyện văn chơng. Tác giả Serling xem quá khứ là

nghệ thuật lịch sử. ăng ghen khẳng định: Lịch sử thế giới là một nàng thơ vĩ đại [50,125]. Tự sự lịch sử chính là sự thể hiện sinh động của kiểu tác giả văn sự bất phân, văn sử bổ sung cho nhau - là tiêu biểu nhất mà chúng ta gặp ở văn học trung đại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoàng lê nhất thống chí và tam quốc chí diễn nghĩa những nét tương đồng và khác biệt (Trang 29 - 31)