Cảm hứng chung

Một phần của tài liệu Hoàng lê nhất thống chí và tam quốc chí diễn nghĩa những nét tương đồng và khác biệt (Trang 69 - 76)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.4. Cảm hứng chung

Khái niệm cảm hứng ở đây có thể xem là hứng khởi, sự hứng thú của nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật. Vì cảm hứng mà ngòi bút của tác giả trở nên sinh động, nhạy bén, mọi vấn đề đợc sáng tỏ hơn. Theo các tác giả ở Lý luận văn học: "Cảm hứng trong tác phẩm trớc hết là niềm say mê khẳng định chân lý, lý tởng phủ định sự giả dối và mọi hiện tợng xấu xa, tiêu cực, là thái độ ngợi ca, đồng tình với những nhân vật chính diện, là sự phê phán tố cáo các thế lực đen tối, các hiện tợng tầm thờng..." và "cảm hứng của tác giả dẫn đến sự đánh giá theo quy luật của tình cảm. Nghệ thuật vận dụng quy luật riêng của tình cảm. Niềm tin yêu, say mê và khẳng định t tởng, chân lý làm cho cảm hứng trong tác phẩm thờng mang tính chất "thiên vị", "thiên ái", đối với nhân vật của mình, chân lý của mình..." [31,268].

Bao trùm lên cả bộ Tam Quốc chí diễn nghĩa là cảm hứng gì ?

Trớc hết, ta thấy nhà văn đi từ thực trạng các cuộc tranh giành của các tập đoàn phong kiến để bày tỏ sự đánh giá. La Quán Trung đã phê phán cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến. Hàng loạt cuộc tranh giành ấy xét đến cùng đều là phi nghĩa, giả dối. Bao nhiêu cảnh chết chóc là do tranh chấp, chiếm đoạt,xâu xé gây nên. Ngay từ hồi đầu trong tác phẩm đã có chiến tranh: Hoàng Phủ Tung và Chu Tuấn đánh nhau với giặc ở Dĩnh Xuyên... Hồi 3: Kể chuyện Đổng Trác bàn việc truất vua... cho đến hồi 120 việc thu Đông Ngô, ba nớc về

một nhà. Không khí chiến trận thờng xuyên xẩy ra, bao trùm toàn tác phẩm. Có những trận có thể gây cho ngời đọc sự hả hê nhng đằng sau nó là ngậm ngùi, xót xa. Ta chứng kiến cái chết của Đổng Trác, Lã Bố - những ngời đã từng tung hoành làm ma làm gió một thời. Máu chảy thây rơi, đầu rụng là những sự kiện xẩy ra thờng xuyên (cái chết thơng tâm của gia đình Lã Bá Xa, cái chết của cha con Tào Tung; cái đầu của Vơng Hậu...). Sự nhìn nhận của tác giả cơ bản là trung thành với hiện thực xã hội Trung Hoa hồi ấy. Các cuộc tranh giành này còn là cảnh “nồi gia nấu thịt” (cha con Viên Thiệu, cha con Lu Chơng...) quyền lực đã trở thành sức mạnh ghê gớm và lôi kéo bao nhiêu ngời vào cuộc. Với Tào Tháo: mọi nơi mọi lúc có thể giết hại miễn rằng điều này có lợi cho mình. Mẹ con Lu Tông- ngời quy hàng Tào Tháo bị đối xử bạc đãi. Họ hàng Tào là để yên thân, tránh vòng lao lực. Đổi lại, Tháo đã cho Vu Cấm đến giết đem hai cái đầu về [55,743]. Các cuộc chiến tranh diễn ra thật kinh khủng: “Bấy giờ lửa lan cuồn cuộn trên mặt sông, tiếng hò hét vang trời chuyển nớc, thuỷ quân Giang Đông đánh tràn vào trại Bắc quân. Bên tả thì hai thuỷ đội Hàn Đơng, Tởng Khâm từ phía tây Xích Bích đánh tới. Bên hữu thì hai đội Chu Thái, Trần Vũ từ phía đông Xích Bích đánh lại, chính giữa thì Chu Du, Trình Phổ, Từ Thịnh, Đình Phụng kéo đại đội chiến thuyền đánh vào. Thôi thì lửa giúp sức binh, binh trợ oai lửa...trớc cửa Tam Giang bến Xích Bích biến thành cái lò hầm binh khổng lồ. Quân Tào ngời bị đâm chém, kẻ bị trúng tên, nào chết cháy trên thuyền, nào chết đuối dới sông không biết bao nhiêu mà kể” [55,942]. Trong cái không khí hào hùng của cuộc đại phá quân Tào, sự mô tả hiện thực cảnh chiến trờng vẫn cho ta thấy tất cả tính chất tàn bạo của sự thực chiến tranh, chết chóc, thảm sát.

Cùng với việc phê phán hậu quả tranh giành chiếm đoạt, tác phẩm đã đi vào miêu tả những thảm cảnh của việc đó. Đối với tầng lớp trên của xã hội thảm họa đã xẩy ra ngay từ cung vua: cái chết của Đổng Quý Phi, Phục hậu (hồi 24). Nhng đáng trân trọng hơn là những trang viết chân thực và xúc động của nhà văn về cuộc sống của tầng lớp dới. Ta hãy nghe tác giả viết: “Tháo đuổi tới Nam Bì, gặp lúc trời lạnh giá, nớc sông đều đóng băng, thuyền lơng không đi đ- ợc, bèn bắt dân bản xứ ra phá băng kéo thuyền. Trăm họ nghe lệnh, bỏ trốn cả. Tháo nổi giận toan lùng bắt giết hết. Dân chúng nghe tin sợ hãi, lại kéo nhau tới

dinh trại nộp mình” [55,596]. Hoặc “Dứt lời, ai nấy nức nở khóc mà soạn đi ngay hôm ấy. Thôi thì kẻ dìu già ngời dắc trẻ, bế con trai, bồng con gái kéo nhau nh nớc chảy ra bờ sông. Đoàn thuyền chở hết chuyến này đến chuyến khác. Hai bên bờ tiếng khóc nh ri..." [55,737]. Rõ ràng hiện thực này làm cho bức tranh xã hội Tam quốc thêm phần ý nghĩa. Cuộc chiến tranh nào cũng có mất mát, đau thơng dù là chính nghĩa hay phi nghĩa. Nhng trong các cuộc chiến tranh phong kiến bao giờ phần thiệt hại cũng rơi vào đầu dân đen con đỏ. Miêu tả chiến loạn cho ta thấy cảnh sống tang thơng, cháy thành vạ lây, mạng ngời nh rác, thây chất đầy đồng, máu chảy thành sông, đôi lúc đã không còn là ngoa dụ nữa. Qua cách miêu tả này ta thấy cái nhìn phê phán của nhà văn với hiện thực. Một cái nhìn dựa trên sự cảm thông chia sẻ với số phận con ngời. Cái nhìn này là đáng trân trọng. Ông có quan niệm gần dân, yêu dân (mặc dù xuất thân từ tầng lớp trên trong xã hội). Chính vì thế nhà văn vạch trần và miêu tả cuộc sống nơi: dân đen chết đói ở thôn xóm.

Cùng với cái chết của dân đen là những cái chết của ngời trung nghĩa: cái chết của Vơng Doãn (hồi 9), mặc dù Vơng Doãn tìm mọi cách để giết Đổng Trác nhng rốt cuộc ông đã rơi đầu trớc lỡi gơm của bọn Thôi, Tỵ. Cái ác vẫn lộng hành tác oai tác quái làm cho bao ngời trung nghĩa có khát vọng ý chí cuối cùng đều ngã rụng rời. Đọc Tam quốc, cái chết của thầy thuốc Cát Bình cũng lay động đối với mỗi chúng ta. Khi Tào Tháo triệu Cát Bình vào bốc thuốc, ông có ý định hạ thủ Tháo; tiếc rằng Tháo đã phát hiện ra. Tuy biết mình chết Cát Bình vẫn nói: "Hạ thần không trừ đợc giặc cho nớc, thật là tại số trời. Mong thánh hoàng thấu cho lòng này" [55,429]. Dứt lời đập đầu vào thềm, vỡ óc mà chết.

Cái chết không chỉ đến với một cá nhân mà có lúc diễn ra đối với cả gia đình. Trong hồi 57, nhà văn miêu tả cái chết của cha con Mã Đằng: Mã Đằng, Mã Thiết, Mã Hu... dù bị quân Tào Tháo trói nhng Mã Đằng rất khảng khái: "Hôm nay ta không giết đợc thằng quốc tặc cũng tại số trời!!!" [55,1039]. Trớc khi bị chém Đằng còn lớn tiếng chửi rủa Tào Tháo.

Cảm hứng của Tam quốc chí diễn nghĩa bên cạnh phê phán chiến tranh, nói về nỗi khổ, còn ngợi ca những ngời có đóng góp lớn lao. Đó là những Quan

Vân Trờng, Trơng Phi, Triệu Vân, Lu Bị, Gia Cát Lợng... các nhân vật này đều thể hiện vẻ đẹp đạo đức, lý tởng phong kiến.

Nói đến Quan Vân Trờng, Trơng Phi, Lu Bị là nhắc đến cuộc kết nghĩa cảm động lòng ngời. Từ buổi “đào viên kết nghĩa ấy “ họ luôn sát cánh bên nhau, chung lng đấu cật để thực hiện mục đích theo đuổi. Quan Vân Trờng là ngời hết lòng vì chữ “nghĩa”. ông đợc xem là một tay “Tuyệt” trong “tam tuyệt”; chữ "nghĩa" của Quan Vân Trờng sáng rực lên trong mọi hoàn cảnh. Khi Trơng Liêu ra điều kiện hàng Tào Tháo, Vân Trờng đã chấp nhận. Nhng ông cũng đề ra ba điều với quân Tào, nổi bật lên là điều: ý nguyện phò nhà Hán và khi biết Hoàng Thúc ở đâu sẽ tới cùng. Trong cuộc sống ông đã giữ đúng lời giao ớc ấy. Chính vì thế dù đợc Tào Tháo ban thởng nhiều thứ: con ngựa, áo, túi đựng râu... nhng ông đã sẵn sàng trả lại để tìm anh. Hồi 26 đã làm độc giả xúc động. Khi nhận đợc th Lu Bị, Quan Công đã oà lên khóc và than: nào có phải em không cố gắng tìm anh ! chỉ vì cha biết anh ở nơi nào cả. Em đâu dám ham phú quý mà trái lời xa. Vị tớng ấy gan dạ, "Bấy giờ tính ra Quan Công đã qua năm cửa ải, chém chết sáu viên tớng" [55,491], nhng ở quan hệ tình cảm anh em thì rất mềm yếu, chân thành. Chữ nghĩa của Quan Công không chỉ đẹp với anh em Lu Bị, Trơng Phi mà đối với kẻ thù ông cũng dùng chữ nghĩa để ứng xử. Điển hình cho cách nhìn này là việc Quan Công tha Tào Tháo ở Hoa Dung (hồi 50). Dù trớc khi đi ông đã ký quân lệnh với Khổng Minh nhng chữ "nghĩa" đã níu giữ ông, làm cho ông không nỡ và đã tha... cho Tào Tháo - dù đó là kẻ thù.

Nếu Quan Vân Trờng tiêu biểu cho chữ “nghĩa” thì Khổng Minh là điển hình cho chữ “ ” Ông là ngời đúc kết trí tuệ con ngời. Khổng Minh điển hìnhtrí .

cho “tuyệt trí”. Mới 27 tuổi thân tại sơn trung mà tầm mắt đã bao quát thiên hạ, dự đoán đại cục chia ba của toàn cõi. Điều này biểu hiển ở chỗ Khổng Minh đã hình dung ra “thế chân vạc". Đợc Lu Bị cầu hiền, Khổng Minh hết lòng hết sức phục vụ. Sự xuất hiện của Khổng Minh có từ hồi 35 đến 104. Có hồi ông xuất hiện trực tiếp, có khi gián tiếp nhng nổi lên tất thảy là con ngời tận trung, tận tụy với nhà Hán. Nếu không có Khổng Minh và các vị quân s khác thì sự nghiệp của Lu Bị hẳn rất chông chênh.

Cũng giống nh Tam quốc chí diễn nghĩaHoàng Lê nhất thống chí cảm hứng của tác giả là việc phê phán các tập đoàn phong kiến, phê phán những cuộc chiến tranh giữa vua chúa để tranh giành quyền lực.

ở hồi 1 tác giả đã hé mở vấn đề này. Với việc phác họa chân dung Đặng Thị Huệ, Trịnh Sâm nhà văn cho ta biết vai trò của Tuyên phi. Khi vai trò của Đặng Thị Huệ đợc mở rộng, quyền uy ngày càng lớn thì cũng là lúc Thế tử bị truất ngôi. Cảm hứng phê phán hiện thực biểu hiện cụ thể sinh động qua việc phản ánh mâu thuẫn giữa tập đoàn Trịnh Nguyễn, giữa họ Trịnh với Vua Lê... ở hồi 2 ta thấy điều này đợc thể hiện qua lời của Thế tử.

“Thế tử chẳng có tội gì nhng bị mụ đàn bà ác nghiệt họ Đặng làm mê hoặc tiên chúa, vu tội hãm hại Thế tử để cớp ngôi. Còn quận Huy vốn có chí phản nghịch lợi dụng Vơng tử Cán bé dại để kìm chế nên hắn mới vào hùa với mụ mà gây ra việc bỏ ngời này lập ngời kia để hắn làm phụ chính cho tiện cái mu cớp nớc của mình. Nay tân chúa bị bệnh nặng, sự nguy biến chỉ còn trong sớm tối. Không biết rồi đây cơ nghiệp nhà chúa sẽ do ai làm chủ ! Ba quân đều là ngời ở đất “thang mộc” và binh lính ứng nghĩa, làm nanh vuốt của nhà nớc, ai cũng sẵn lòng trung nghĩa. Nếu anh em còn nghĩ đến cái ơn của nhà chúa nuôi nấng trong hai trăm năm, thì hãy nên một lòng giúp đỡ nhà chúa” [42,37-38]. Trong tâm sự của Thế tử hàm chứa lời nhận xét về thực tế, hiện tại và có cả lời than vãn khi quyền lực của mình không đợc thực hiện, bị Tuyên phi thao túng, chèn ép, tranh quyền.

Ngô gia văn phái đã có cách nhìn khách quan về hiện thực, tác giả chỉ ra mâu thuẫn gay gắt giữa Vua Lê chúa Trịnh “Thái tử xa vóc ngời đẹp đẽ, t chất thông minh. Thấy nhà vua bị mất quyền, Thái tử căm tức lắm thờng vẫn khảng khái nuôi chí thu phục lại quyền bính. Thái tử lại từng xem khắp kinh sử, yêu mến các nho sinh, nên hào kiệt trong thiên hạ không ai là không ngỡng vọng. Trong lúc Thịnh Vơng còn là Thế tử, chỉ vì tranh giành trên dới mà vơng có bụng ghét Thái tử” [42,59].

Hoặc ở một đoạn khác ngòi bút nhà văn đã khắc hoạ “Thế tử bảo Thái tử:

Hai chúng ta sẽ phải một ngời sống, một ngời chết. Vua ấy cũng không nên đứng cùng với chúa này” [42,60]. Từ mâu thuẫn ban đầu đó Thế tử đã bắt giam Thái tử hòng lập mu. Kết quả “Thái tử phải ghép vào tội thắt cổ”. Cha hết, Thịnh Vơng định bắt ba con của Thái tử giam vào một nơi. Mâu thuẫn càng ngày càng đợc đẩy lên cao khi “chúa đang nằm trong màn bỗng thấy một ngời đội khăn hồng, mình vận áo đỏ, tay cầm một chiếc mái chèo vạch màn ra rồi đứng ở đầu giờng trừng mắt nhìn. Chúa vội hỏi ai thì ngời ấy đáp rằng:

Ta là Duy Vỹ đây.

Chúa cả sợ bấy giờ mới biết đó là linh hồn và Thái tử Vỹ" [42,62]. Rõ ràng cuộc chiến giữa Vua Lê chúa Trịnh từ chỗ âm thầm sau đó đã trở nên gay gắt, dữ dội. Đó là cuộc chiến vì quyền lực và ngôi báu. ở hồi 6 ta lại đợc chứng kiến cảnh này: “Đoạn, Tế xui án Đô Vơng cho quân vây điện vua ở, bắt hết gia thần của vua giết đi rồi bỏ vua này mà lập vua khác" [42,181].

Ngợc lại ở kinh s, Hoàng Thợng tức tối vì bị bọn Nhỡng ăn hiếp nên ngày đêm mong Chỉnh kéo quân ra. Nguyễn Hữu Chỉnh đã giúp vua hội họp quân sĩ, tuyên cáo: “ Bọn Đinh Tích Nhỡng và Dơng Trọng Tế cầm quân ở kinh s, ngầm mu làm việc phản nghịch. Ta nay vâng mật chỉ đem quân vào triều, để quét cho sạch lũ giặc bên cạnh nhà vua vậy các ngơi phải nên chung lòng để cùng giúp nhà vua trong khó khăn [42,185].

Đợc Nguyễn Hữu Chỉnh giúp sức, uy danh của vua ngày càng cao khiến chúa án Đô Vơng phải bỏ trốn ban đêm. Sau đó vua ngầm sai ngời phóng hoả đốt hết phủ chúa. Khi phủ cháy, khói lửa bốc lên ngút trời.

Không chỉ có mâu thuẫn giữa vua- chúa mà còn nổi lên mâu thuẫn giữa vua và Nguyễn Hữu Chỉnh. ở hồi 7 vua Lê đã có ý định giết Nguyễn Hữu Chỉnh để trừ mối lo. Vua đã bàn với hai viên Nội hàn: “Chỉnh tuy có công bảo vệ, nhng dần già đã thấy hắn có vẻ muốn lấn bức. Giá có thể ngăn chặn ngay lúc đầu, khiến hắn không thể càn rỡ đợc nữa thì mới đúng với thuật nuôi chim - ng. Nếu để khi thế lực của hắn đã thành thì hắn sẽ khó trị, e cũng giống nh nuôi cọp để lo về sau. Vậy các ngơi hãy nên tính kỹ hộ trẫm” [42,193].

Nh thế rõ ràng tác giả Ngô gia văn phái đã cho độc giả tiếp xúc với bức tranh hiện thực về xã hội nớc ta thế kỷ XVII - XIX. Đó là một giai đoạn mâu thuẫn giữa các thế lực trở nên kịch liệt. Cung vua phủ Chúa, bè này phái nọ, đảng kia-tất cả đều rơi vào vòng xoáy, quỹ đạo tranh giành quyền lực.

Cùng với phê phán chiến tranh giữa các tập đoàn, cảm hứng ngợi ca đợc biểu hiện. Trớc hết là ngợi ca các triều đại vua Lê. Trong ý niệm của tác giả, đây là dòng họ có công lao mở mang bờ cõi làm cho đất nớc ngày càng phát triển. Chính vì thế cách gọi bao giờ tác giả cũng giành cho vua Lê sự tôn trọng. Lúc thì gọi là “Hoàng Thợng” khi thì gọi “Lê Đế"... Cách gọi ấy đã hàm chứa sự kính trọng. ở hồi 11, tác giả đã miêu tả hành động của vua Lê. ở đây vua Lê đợc xem nh các bậc minh vơng xa.

“Nay đang khi trốn chạy tan tác, nhân tình dễ loạn làm gì cũng phải cho chu đáo mới có thể đứng vững để lo việc khôi phục. Vạn nhất bị vấp ngã thì không thể nào nhóm dậy đợc nữa. Vì thế, thời xa có ngời chịu nơng náu ở núi Cối Kê, có ngời chịu nép mình ở đất Ba Thục, ngời ta vẫn phải ẩn nhẫn mà giữ lấy lực lợng, không dám làm liều để rớc lấy sự thất bại. Ngày nay, việc nớc nhà

Một phần của tài liệu Hoàng lê nhất thống chí và tam quốc chí diễn nghĩa những nét tương đồng và khác biệt (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w