Phát triển TTCK

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy các hoạt động của Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 72 - 79)

Thứ nhất, cần sớm hoàn thiện xây dựng và ban hành Luật chứng khoán

Thứ hai, tăng cung chứng khoán cho TTCK về số lợng, chất lợng và chủng loại.

* Cải tiến phơng thức phát hành Trái phiếu Chính phủ, tăng cờng phát hành theo phơng thức đấu thầu và bảo lãnh phát hành Trái phiếu Chính phủ; đa dạng hóa các kỳ hạn Trái phiếu này để tạo lãi suất chuẩn cho thị trờng vốn; xây dựng và thực hiện kế hoạch phát hành theo lịch biểu, nhằm cung cấp đều đặn khối lợng trái phiếu cho TTCK. Ngoài ra, cần khuyến khích và tạo điều kiện để đa các loại trái phiếu công trình, trái phiếu đô thị lên niêm yết, giao dịch trên TTCK tập trung. Đặc biệt cần tăng tính thanh khoản cho Trái phiếu Chính phủ tại thị trờng thứ cấp. Thực hiện các giao dịch thỏa thuận Trái phiếu Chính phủ trong đó các NHTM, các CTCK chính là các nhà tạo lập thị trờng.

* Tiếp tục thực hiện việc cổ phần hoá các doanh nghiệp

Sự phát triển các doanh nghiệp và của các NHTM có quan hệ mật thiết với nhau. NHTM thực hiện việc cho vay đối với các doanh nghiệp trong kinh doanh. Sự phát triển của các NHTM tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển và qua đó, tạo nhu cầu mới về huy động và vay vốn từ phía các doanh nghiệp. Đây chính là cơ hội để các NHTM phát triển các dịch vụ trung gian tài chính trên thị trờng vốn.

Sự ra đời của Nghị định 64/NĐ-CP ngày 19/6/2002 về cổ phần hóa DNNN và các văn bản hớng dẫn liên quan đã tạo hành lang pháp lý quan trọng trong việc sắp xếp và đổi mới các doanh nghiệp trong 2 năm qua. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện còn chậm theo kế hoạch đề ra. Theo đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN của Chính phủ thì trong giai đoạn 2002- 2005 với 4704 DNNN hiện có, chỉ giữ nguyên 1847 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nớc, chiếm 39.3%; còn lại là thuộc diện sắp xếp lại. Thế nhng trong năm 2002, 2003, mới cổ phần hóa và sắp xếp đợc 1177 DNNN, chỉ đạt 69.36% mức kế hoạch. Các nguyên nhân của tình trạng này là hạn chế về vấn đề nhận thức về cổ phần hóa, quyền lợi của các doanh nghiệp đợc cổ phần hóa, việc xác định giá trị doanh nghiệp cha thống nhất, các thủ tục hành chính, do sợ bị chia sẻ quyền lợi của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp ...Vì vậy, Chính phủ, Bộ tài chính, các Bộ ngành liên quan cần tiếp tục có những biện pháp thích hợp thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa các DNNN. Thứ nhất, thực hiện cổ phần hóa bắt buộc đối với các DNNN thuộc diện cổ phần hóa theo Nghị định 64/2002/NĐ- CP, cần nâng cao tỷ lệ cổ phần bán cho các cổ đông bên ngoài doanh nghiệp, tỷ lệ này hiện nay là quá thấp. Đặc biệt, đối với các Tổng công ty nhà nớc, cần nhanh chóng thực hiện tổ chức lại theo hớng cổ phần hóa, hình thành nên các tập đoàn kinh tế dựa trên nền tảng sự liên kết về mặt tài chính, lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trờng và chiến lợc kinh doanh giữa các doanh nghiệp thành viên thay vì mối liên kết hành chính. Thứ hai, hoàn thiện các cơ chế chính sách tài chính của Nhà nớc theo hớng thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật; bổ sung chính sách u đãi về tài chính nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa DNNN. Thứ ba, cần đẩy mạnh các định chế trung gian tham gia vào quá trình cổ phần hóa nh công ty đầu t tài chính, công ty mua bán nợ.

Thứ t, áp dụng chế độ u đãi về thuế đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa trong những năm đầu, đặc biệt cần nghiên cứu hoàn thiện phơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp để khuyến khích các nhà đầu t tham gia mua cổ phiếu của các doanh nghiệp này, tiếp tục giải quyết những vấn đề tồn đọng về tài chính trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Việc tổ chức xác định

doanh nghiệp sẽ đợc chính thị trờng định giá và do đó không cần đến vai trò của hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp. Ngoài ra, việc định giá các doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính, kiểm toán có kinh nghiệm, uy tín trong và ngoài nớc. Đây chính là cơ hội cho các NHTM có uy tín thực hiện dịch vụ của mình.

Đặc biệt, cần gắn tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nớc với việc phát hành cổ phiếu ra công chúng và niêm yết trên TTCK. Lựa chọn các doanh nghiệp lớn có đủ điều kiện để phát hành thêm cổ phiếu và tham gia niêm yết trên TTCK tập trung. Ngoài ra, Chính phủ cần tiếp tục mở rộng việc chuyển các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài thành công ty cổ phần và có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia niêm yết trên thị trờng tập trung.

Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp ngoài ý nghĩa tăng số lợng và chất l- ợng hàng hóa cho TTCK mà còn tạo cơ hội thuận lợi cho các NHTM phát triển các hoạt động của mình trên TTCK nh đại lý, bảo lãnh phát hành, t vấn, đầu t chứng khoán.

* Phát triển các loại chứng khoán khác nh: quyền mua cổ phiếu, trái phiếu công ty, trái phiếu chuyển đổi của doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ đầu t để đa vào niêm yết và giao dịch trên TTCK. Việc phát triển các loại chứng khoán này sẽ cung cấp thêm hàng hóa cho thị trờng và đa ra nhiều sự lựa chọn hơn đối với các nhà đầu t cá nhân, chuyên nghiệp. Điều này cũng tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện các dịch vụ chứng khoán hay đầu t đa dạng hóa.

* Giám sát và hỗ trợ các công ty niêm yết trong việc thực hiện thông lệ tốt nhất về quản trị công ty; thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật. Tăng cờng quản lý, giám sát các công ty niêm yết trong việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin và các nghĩa vụ đối với nhà đầu t.

Thứ ba, thực hiện các chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia TTCK.

* Thực hiện chính sách khuyến khích đối với các nhà đầu t nh chính sách thuế. Đặc biệt cần có những khuyến khích cụ thể đối với các nhà đầu t có tổ chức tham gia thị trờng, phát triển hệ thống quỹ đầu t và công ty quản lý quỹ đầu t chứng khoán.

* Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng, các tổ chức và cá nhân nớc ngoài tham gia TTCK. Mở rộng giới hạn đầu t cổ phiếu đối với nhà đầu t nớc ngoài trên TTCK Việt Nam; cho phép các tổ chức kinh doanh chứng khoán nớc ngoài góp vốn, mua cổ phần hoặc thành lập CTCK liên doanh với các pháp nhân trong nớc, cho phép các quỹ đầu t nớc ngoài tham gia TTCK Việt Nam. Cần nới lỏng các hạn chế, rào cản về kiểm soát các giao dịch tài khoản vốn và cơ chế quản lý ngoại hối hiện hành phần nào làm giảm sức hấp dẫn của TTCK Việt Nam đối với các nhà đầu t nớc ngoài.

* Phổ cập kiến thức về chứng khoán và TTCK tới rộng rãi công chúng nhằm hình thành nhận thức và thói quen đầu t cho họ.

UBCKNN cần mở rộng hình thức đào tạo, tăng cờng phổ cập kiến thức về chứng khoán và đầu t chứng khoán cho công chúng. TTCK cũng nh các thị trờng khác, hoạt động theo quy luật cung cầu. Hệ thống TTCK phải đợc thiết lập để ngời mua và ngời bán có thể gặp nhau và thực hiện các giao dịch. Các chơng trình đào tạo phải chỉ ra cho công chúng đầu t những lợi ích và rủi ro mà họ có thể gặp phải khi tham gia TTCK. Việc nâng cao kiến thức cho công chúng đầu t đợc thực hiện qua các chơng trình đào tạo và t vấn đầu t. Cần giới thiệu cho công chúng đầu t đợc lợi ích của tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu t, hớng họ đầu t dài hạn hơn là ngắn hạn, đồng thời giới thiệu và giúp họ tiếp cận các dịch vụ tài chính trong hoạt động đầu t nh môi giới, t vấn đầu t, quản lý danh mục đầu t.

Ngoài ra, UBCKNN cần đầu t hơn nữa cơ sở vật chất, có sự hỗ trợ về tài chính, xây dựng quy trình đào tạo và cấp chứng chỉ đối với đội ngũ nhân viên nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán để tạo sự tin tởng của các nhà đầu t khi sử dụng các dịch vụ trên TTCK.

Tăng cờng năng lực quản lý nhà nớc nhằm đảm bảo sự linh hoạt, nhạy bén đối với TTCK. Cần có sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất về chủ trơng, chính sách phát triển TTCK. Nhà nớc thực hiện điều chỉnh, điều tiết thị trờng thông qua các chính sách, các công cụ kinh tế tài chính - tiền tệ nh chính sách thuế, lãi suất, đầu t và các công cụ tài chính khác.

Chính sách thuế: Theo quyết định 39/2000/QĐ-TTg ngày 27/3/2000 của

Thủ tớng chính phủ quy định tạm thời về u đãi thuế đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán đối với các chủ thể CTCK, công ty quản lý qũy, tổ chức phát hành có chứng khoán niêm yết, cá nhân đầu t chứng khoán. Theo đó, miễn thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán trong thời gian 3 năm đầu từ năm 2000- 2002. Đối với CTCK, công ty quản lý quỹ ngoài đợc hởng các u đãi về thuế phù hợp với Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành còn đợc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thêm 1 năm, giảm 50% số thuế thu nhập trong 2 năm tiếp theo. Đối với các tổ chức phát hành chứng khoán đợc niêm yết ngoài đợc hởng u đãi về thuế phù hợp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp còn đợc giảm 50% số thuế phải nộp trong 2 năm tiếp theo kể từ khi niêm yết chứng khoán lần đầu trên TTGDCK. Đối với các nhà đầu t cá nhân ( trong nớc và ngoài nớc ) đợc miễn thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập từ cổ tức, lãi trái phiếu và chênh lệch mua bán chứng khoán.

Thực tiễn việc thực thi chính sách thuế đối với TTCK bớc đầu đã phát huy hiệu quả, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia thị trờng. Tuy nhiên, các u đãi này còn mang tính hình thức, không phát huy hiệu quả. Chính sách thuế cần phải cải tiến theo hớng đơn giản hóa và minh bạch. Chính sách thuế cho TTCK cần hài hòa và thống nhất trong tổng thể chính sách thuế trên thị trờng tài chính và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của TTCK. Hơn nữa, trớc mắt cần có những u đãi dài hạn hơn nhằm tăng cung và cầu cho thị trờng.

Chính sách thuế tạo điều kiện thu hút sự tham gia TTCK của đông đảo các nhà đầu t cá nhân, tổ chức. Đối với tổ chức phát hành chứng khoán cần h- ớng những u đãi có tính lâu dài hơn nhằm thúc đẩy quá trình đa dạng hóa và nâng cao chất lợng hàng hóa trên TTCK. Để phát triển của thị trờng trái phiếu thỉ việc u đãi về thuế cho các nhà tạo lập thị trờng và nhà đầu t trên thị trờng trái phiếu là rất cần thiết. Chính sách thuế cũng cần khuyến khích phát triển các tổ chức trung gian trên TTCK. Trong những năm đầu hoạt động, các tổ chức này rất cần sự hỗ trợ của Nhà nớc trên nhiều phơng diện, đặc biệt là chính sách thuế, khi thị trờng phát triển đến mức độ nhất định các chính sách hỗ trợ cần điều chỉnh cho phù hợp.

Chính sách lãi suất : Lãi suất luôn là một nhân tố rất quan trọng tác

động đến thị giá chứng khoán và sự sôi động, hiệu quả của thị trờng. Lãi suất đợc xác định trên cơ sở thị trờng sẽ luôn phản ánh đúng nhu cầu cũng nh chi phí sử dụng, vì vậy, là nhân tố quan trọng trong việc phân bổ vốn có hiệu quả. NHNN cần tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành lãi suất theo hớng tự do hóa. NHNN điều chỉnh lãi suất thông qua các nghiệp vụ thị trờng mở và tái chiết khấu. Lãi suất phải đợc hình thành trên cơ sở thị trờng và Nhà nớc chỉ can thiệp bằng các công cụ gián tiếp để tạo điều kiện ổn định về lãi suất.

Thứ năm, nhanh chóng triển khai đa vào hoạt động trung tâm giao dịch các loại chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong số các doanh nghiệp nhà nớc đợc cổ phần hóa, hiện mới chỉ có 24 doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết trên TTCK. Các doanh nghiệp còn lại hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có tiềm năng phát triển tốt song vì không có đủ điều kiện về vốn, tỷ lệ cổ phiếu ra công chúng mà không đợc niêm yết. Cổ phiếu của các công ty này chủ yếu đợc giao dịch, mua bán tại thị trờng tự do, việc phát hành chứng khoán ra công chúng cha đợc quản lý, cha đảm bảo công khai và công bằng...do đó gây bất lợi cho nhà đầu t, thiệt hại đến lợi ích của Nhà nớc, thực sự chỉ có lợi cho một số ngời đầu cơ trục lợi.

Việc đa vào hoạt động trung tâm giao dịch của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ làm tăng hàng hóa cho TTCK đồng thời góp phần tăng các hoạt động của NHTM trên TTCK.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy các hoạt động của Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 72 - 79)