Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á – chi nhánh Hà Đông (Trang 75 - 78)

Ngân hàng SeABank là cơ quan quản lý trực tiếp mọi hoạt động của chi nhánh SeABank Hà Đông, cần có những sự quan tâm, hướng dẫn cụ thể đối với các hoạt động của chi nhánh như sau:

Ngân hàng cần đổi mới mô hình quản lí theo hướng hiện đại hơn, chuyên nghiệp hơn.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng, tạo hành lang pháp lý thuận lợi đối với khách hàng và các chủ thể kinh tế thông qua việc chỉ đạo hướng dẫn cụ thể, kịp thời các chủ trương, chính sách của ngành và của Chính phủ.

Ngân hàng cần xây dựng chính sách huy động vốn cụ thể và phù hợp với tình hình thị trường huy động vốn. Để thu hút được nhiều vốn hơn, ngân hàng cần có kế hoạch điều chỉnh biểu lãi suất huy động để tăng cao khả năng cạnh tranh đối với các ngân hàng thương mại cổ phần khác trong nước.

Bên cạnh đó, ngân hàng nên khuyến khích các chi nhánh nâng cao tính tự chủ, tự xây dựng và thực hiện các chương trình huy động vốn riêng nhằm phát huy cao sự chủ động của các chi nhánh.

Ngân hàng cũng nên thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ, kĩ năng cho các nhân viên của các chi nhánh. Thực hiện giúp đỡ hỗ trợ chi nhánh khi chi nhánh gặp khó khăn.

KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tất yếu và bắt buộc đối với Việt Nam trên bước đường phát triển. Chúng ta đang tham gia vào các tổ chức, hiệp hội kinh tế trên thế giới như ASEAN, APEC, Hiệp định thương mại Việt Mĩ, WTO.... Hội nhập đã

mở ra không ít cơ hội cho nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đồng thời cũng đem lại nhiều khó khăn, thách thức.

Trong giai đoạn hội nhập, yếu tố cạnh tranh được xem là tất yếu, là sự sống còn của mỗi tổ chức, buộc các tổ chức phải đổi mới, cải tiến mình để có thể cạnh tranh tốt ở thị trường trong nước, tạo cơ sở vươn ra thị trường nước ngoài. Nằm trong xu thế đó, chi nhánh SeABank Hà Đông đã có nhiều rất nỗ lực phấn đấu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được vẫn còn một số hạn chế tồn tại. Điều đó đỏi hỏi chi nhánh cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc củng cố, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực, khả năng ứng dụng các công nghệ hiện đại để phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ và đẩy mạnh công cuộc xây dựng thương hiệu trên cả thị trường trong nước và hướng ra quốc tế.

Có thể thấy việc nghiên cứu để nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh cho ngân hàng là đề tài có tính cấp thiết, thực tế và có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển ngân hàng và trong nền kinh tế.

Dù đã rất cố gắng để hoàn thiện tốt nghiên cứu của mình nhưng bài làm chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý kiến của các thầy, cô và các anh chị cán bộ nhân viên chi nhánh SeABank Hà Đông để giúp bài viết của tôi được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh SeABank Hà Đông năm 2009,2010,2011.

2. TS. Bùi Đức Tuân – Giáo trình “Kế hoạch kinh doanh” – NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

3. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền – Giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp – NXB Lao Động Xã Hội.

4. Phan Thị Thu Hà – Giáo trình Ngân hàng thương mại – NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

5. Tạp chí khoa học và công nghệ - Số 5(40) -“Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam” – Đại học Đà Nẵng.

6. Thời báo Kinh tế Việt Nam 2010.

7. Trần Huy Hoàng – Quản trị ngân hàng thương mại – NXB Lao Động Xã Hội. 8. Trần Minh Đạo – Giáo trình Marketing căn bản – NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân. 9. Các trang web: •http://www.doanhnhan.net •http://www.seabank.com.vn/ •http://vi.wikipedia.org/ •http://www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á – chi nhánh Hà Đông (Trang 75 - 78)