Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á – chi nhánh Hà Đông (Trang 31 - 35)

Chi nhánh SeABank Hà Đông hiện nay đang bao gồm: - 1 phòng giao dịch

- 2 quỹ tiết kiệm

Hình 2: Mô hình tổ chức chi nhánh

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính

Bộ máy quản lí của chi nhánh SeABank Hà Đông được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Các phòng ban có mối liên quan chặt chẽ, cùng chịu sự quản lí của ban giám đốc chi nhánh. Mỗi phòng nghiệp vụ đều do một trưởng phòng điều hành. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước ban giám đốc trên cơ sở, chức năng, nhiệm vụ được giao.

o Phòng hành chính và quản trị hoạt động

Phòng hành chính và quản trị hoạt động có nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của chi nhánh và đôn đốc thực hiện chương trình, kế hoạch đã đề ra. Thực hiện bố trí lịch làm việc của cơ quan. Báo cáo tình hình hoạt động của các đơn vị trong cơ quan. Tư vấn văn bản cho cấp trên. Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, quảng cáo, tiếp thị theo chỉ đạo của cấp trên. Tổ chức giao tiếp đối nội, đối ngoại, trở thành đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc tại chi nhánh. Lập kế hoạch tài chính, dự toán kinh phí hàng năm. Ngoài ra, phòng còn chăm lo cho đời sống vật chất, tinh thần của nhân viên.

Trưởng phòng hành chính và quản trị hoạt động có nhiệm vụ:

- Chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả và chất lượng hoạt động của Phòng hành chính và hỗ trợ hoạt động.

- Tổ chức, điều hành và giám sát mọi hoạt động của phòng nhằm hoàn thành các công việc được giao trong lĩnh vực: Hỗ trợ tín dụng của toàn Chi nhánh; Kế toán nội bộ của toàn Chi nhánh: Công tác hành chính, nhân sự, quản lý lao động của toàn Chi nhánh.

- Kiêm vị trí Trưởng phòng kế toán tại Chi nhánh theo quy định tại Luật/ Chế độ kế toán hiện hành.

- Báo cáo trực tiếp với Giám đốc chi nhánh.

Ngoài trưởng phòng còn có phó phòng và các chuyên viên khác. o Phòng Khách hàng cá nhân

Phòng khách hàng cá nhân là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân. Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tín dụng, thu hút vốn, quản lí các sản phẩm tín dụng. Thực hiện quảng cáo, tiếp thị trực tiếp về sản phẩm, bán sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng cá nhân.

Phòng khách hàng cá nhân còn thực hiện tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch phát triển kinh doanh. Tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh.

Cung cấp hồ sơ, thông tin khách hàng cho chuyên viên quản lí rủi ro để thẩm định theo quy định của chi nhánh.

Trưởng phòng khách hàng cá nhân có nhiệm vụ:

- Chịu trách nhiệm về doanh số (tín dụng, huy động, dịch vụ và phát triển hợp đồng trả lương qua tài khoản) và công tác phát triển danh mục khách hàng cá nhân của chi nhánh. Quản lý, điều hành hoạt động của phòng. - Chịu trách nhiệm về chất lượng hoạt động của phòng.

- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của lãnh đạo Ngân hàng. - Báo cáo trực tiếp với Giám đốc Chi nhánh.

Ngoài trưởng phòng còn có trưởng nhóm giao dịch viên và các chuyên viên khác. o Phòng khách hàng doanh nghiệp

Phòng khách hàng doanh nghiệp là phòng trực tiếp giao dịch với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp. Trực tiếp quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp. Tham gia xây dựng chiến lược phát triển trên thị trường SME & PRO.

Phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hợp đồng kinh doanh. Nghiên cứu, phân tích thị trường, hoạch định phát triển các sản phẩm đối với khách hàng SME và PRO.

Lập báo cáo về tình hình tiếp thị kinh doanh của chi nhánh.

Cung cấp thông tin khách hàng cho chuyên viên quản lí rủi ro theo quy định, bên cạnh đó, đưa ra đề xuất chập nhận hay từ chối đề nghị cấp tín dụng…

Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp có nhiệm vụ:

- Đề xuất chiến lược và mục tiêu kinh doanh đối với thị trường khách hàng doanh nghiệp.

- Chịu trách nhiệm về doanh số và công tác phát triển các đối tượng khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn.

- Phối hợp với phòng khách hàng cá nhân trong việc bán chéo sản phẩm. - Phát triển và đào tạo nhân lực của phòng khách hàng doanh nghiệp. - Báo cáo trực tiếp với Giám đốc chi nhánh.

Ngoài trưởng phòng còn có các chuyên viên khác như: chuyên viên quản lí quan hệ khách hàng SME, chuyên viên PRO…

o Phòng giao dịch

Phòng giao dịch thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, hạch toán chi tiêu nội bộ tại chi nhánh. Quản lí, chịu trách nhiệm với hệ thống giao dịch trên máy. Quản lí số lượng và hạn mức tiền mặt của từng giao dịch viên theo đúng quy định.

Thực hiện mở đóng giao dịch hàng ngày, thực hiện các dịch vụ thương mại, các dịch vụ thẻ, chuyển khoản, séc…Quản lí và theo dõi hạch toán các chứng từ, tài sản cố định…

Trưởng phòng giao dịch có nhiệm vụ:

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động của phòng.

- Chịu trách nhiệm về doanh số (huy động, tín dụng, dịch vụ…) và chất lượng hoạt động của phòng.

- Quản lý, điều hành hoạt động của phòng theo sự phân công, ủy nhiệm trực tiếp của Giám đốc chi nhánh; Chịu trách nhiệm về chất lượng hoạt động của phòng.

- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Ban lãnh đạo Ngân hàng.

- Báo cáo trực tiếp với Giám đốc Chi nhánh.

- Báo cáo ngành dọc lên Trưởng phòng khách hàng cá nhân và Trưởng phòng SME&PRO tại chi nhánh.

Ngoài trưởng phòng còn có trưởng nhóm giao dịch viên, chuyên viên quản lí quan hệ khách hàng và các giao dịch viên khác.

Ngoài ra, ở chi nhánh còn có chuyên viên quản lí rủi ro, thực hiện đánh giá, quản lí rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời tham gia cố vấn cho ban giám đốc chi nhánh.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á – chi nhánh Hà Đông (Trang 31 - 35)