Thị trường, sản phẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á – chi nhánh Hà Đông (Trang 35 - 39)

Trong quá trình phát triển của mình, thương hiệu SeABank đã và đang có được những ấn tượng nhất định trong lòng khách hàng. SeABank xây dựng một thị trường sản phẩm đa dạng, phong phú, hấp dẫn và phù hợp với từng nhóm khác hàng riêng biệt. Là một trong những chi nhánh của SeABank, SeABank Hà Đông cũng đang cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ tiên tiến với quy mô đa dạng và chất lượng tốt chất.

Các sản phẩm dịch vụ dành cho các nhóm khách hàng của SeABank là kết quả của những nghiên cứu, kinh nghiệm thực tế về đặc tính của nhóm khách hàng tiềm năng. SeABank cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu và năng lực của mọi khách hàng bao gồm:

Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn vay thì hiện tại sản phẩm tín dụng của Agribank gồm có: Cho vay tiêu dùng (mua xe, mua nhà, mua sắm vật dụng gia đình..); Cho vay kinh doanh bất động sản; Cho vay kinh doanh chứng khoán; Cầm cố các giấy tờ có giá; Cho vay du học; Cho vay đi lao động nước ngoài; Cho vay bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh; Cho vay lưu vụ; Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu; Cho vay mua sắm tài sản cố định, đầu tư dự án.

o Sản phẩm huy động vốn

Tiền gửi không kỳ hạn; Tiền gửi thanh toán; Tiền gửi tiết kiệm; Chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn; Tài khỏan tiền gửi có kỳ hạn; Tiền gửi của ngân hàng khác…

o Sản phẩm bảo lãnh trong nước

Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán; Bảo lãnh hoàn thanh toán; Bảo lãnh bảo hành công trình, thiết bị; Bảo lãnh vay vốn; Bảo lãnh khác.

o Sản phẩm thanh toán quốc tế

Mở LC; thông báo, sửa đổi và xác nhận LC; Ủy nhiệm chi; Ủy nhiệm thu; Nhờ thu; Chuyển tiền; Chiết khấu bộ chứng từ.

o Sản phẩm dịch vụ

Dịch vụ kiều hối; Dịch vụ thẻ; Dịch vụ thu, chi hộ; Dịch vụ trả lương qua thẻ; Dịch vụ chuyển tiền trong nước; Dịch vụ séc; Dịch vụ ngân quỹ; Dịch vụ tài khoản; Dịch vụ thanh toán đa biên; Dịch vụ mua bán ngoại tệ.

Các sản phẩm dịch vụ thẻ nổi bật như:

Hiện tại SeABank đã phát hành các loại thẻ ghi nợ nội địa S24+, S24++, thẻ sinh viên, thẻ liên kết, thẻ quốc tế MasterCard…

Đặc biệt với tư cách là thành viên chính thức của 2 tổ chức thẻ lớn nhất thế giới là MasterCard và Visa Card, năm 2010 SeABank cũng đã chính thức phát hành Thẻ ghi nợ quốc tế EMV MasterCard, Thẻ ghi nợ quốc tế trả sau EMV MasterCard sử dụng công nghệ thẻ chip EMV có tiêu chuẩn bảo mật cao nhất mà hiện tại ở Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á nói chung hầu như chưa có ngân hàng nào áp dụng.

Thẻ quốc tế SeABank MasterCard có thể được giao dịch tại 24 triệu POS và 1 triệu ATM trên toàn thế giới với đầy đủ các tính năng: rút tiền, thanh toán hàng hóa dịch vụ, chuyển khoản, truy vấn số dư, đổi pin, in sao kê…

Bên cạnh đó SeABank cũng đã phát hành thẻ quốc tế Visa Card vào cuối Quý I/2011 nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng thẻ quốc tế của khách hàng.

o Sản phẩm ngân hàng điện tử

SMS banking; Atransfer; ngân hàng di động SeAMobile, ngân hàng trực tuyến SeANet, ngân hàng qua điện thoại 24/7 SeACall…

Thời gian qua, chi nhánh đã nỗ lực phát triển thị trường sản phẩm của mình, góp phần đạt mục tiêu chung trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong tương lai, để có thể tiếp tục phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi chi nhánh cần phải có những biện pháp, chiến lược tự làm mới mình, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tăng cường khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh SeABank Hà Đông 2009 – 2011

Trong quá trình hoạt động của mình, để đối phó với tác động của các yếu tố ảnh hưởng, đồng thời cạnh tranh được với các đối thủ khác, chi nhánh SeABank Hà Đông đã có những chính sách hợp lí để tăng cường năng lực tài chính, đổi mới cơ cấu tổ chức, đầu tư phát triển công nghệ cũng như chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng không ngừng mở rộng mạng lưới kinh doanh, chú trọng khuyến mại, quảng bá, tiếp thị các dịch vụ tiện ích của mình để thu hút đông đảo khách hàng. Nhờ những nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ đó, thời gian qua, chi nhánh đã thu được những kết quả khả quan.

Ta có bảng một số chỉ tiêu kinh doanh của chi nhánh các năm 2009 - 2011 như sau:

Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh doanh của chi nhánh SeABank Hà Đông 2009 -2011 Đơn vị: Tỷ đồng Một số chỉ tiêu 2009 2010 2011 Huy động vốn 278,83 410,73 661,4 Dư nợ tín dụng 742 877 995 Thu dịch vụ ròng 0,9 1,1 1,5

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh SeABank Hà Đông 2009 -2011

Để thu hút được nguồn vốn dồi dào từ khách hàng, chi nhánh đã rất chú trọng đến việc đa dạng hóa các hình thức huy động, kết hợp khuyến mại hấp dẫn và tư vấn khách hàng nhiệt tình. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tiếp thị, quảng cáo sản phẩm của mình đến đông đảo người dân.

Do đó, số vốn huy động được tăng lên qua các năm và đều hoàn thành mức kế hoạch đề ra. Năm 2011, số vốn huy động là 661,4 tỷ đồng, tăng 137,21% so với năm 2009 ( 278,83 tỷ đồng) và 61,03% so với năm 2010 ( 410,73 tỷ đồng), đồng thời vượt 120,55 % so với mức kế hoạch đề ra cho năm 2011 là 550 tỷ đồng.

Về hoạt động tín dụng, thời gian qua nhờ triển khai công tác tín dụng theo hướng lựa chọn khách hàng có khoản vay tốt, an toàn nên dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng đều qua các năm với mức tăng trưởng tốt, hợp lí.

Năm 2009, dư nợ tín dụng là 742 tỷ đồng tăng lên 877 tỷ vào năm 2010 và đạt mức 995 tỷ vào năm 2011.

Về hoạt động dịch vụ, những nguồn thu dịch vụ cơ bản của ngân hàng thương mại bao gồm: dịch vụ bão lãnh, tài trợ thương mại, phí tín dụng, dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ và các dịch vụ khác.

Năm 2010, do tín dụng tăng trưởng thấp, kinh doanh vàng, ngoại tệ giảm… đã ảnh hưởng đến nguồn thu từ dịch vụ của chi nhánh.

Tuy nhiên, với nhận định rằng nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và yêu cầu cao về sự tiện ích, tiết kiệm thời gian. Sau một thời gian triển khai các điểm giao dịch dành riêng cho khách VIP, chi nhánh đã mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ để mọi đối tượng khách hàng đều cảm thấy mình là khách VIP. Chi nhánh đã nỗ lực để khách hàng thấy họ có thể yên tâm về khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ một cách “khép kín”. Do đó nguồn thu từ dịch vụ các năm đều hoàn thành kế hoạch đề ra. Năm 2009, thu dịch vụ ròng đạt 0,9 tỷ đồng tăng lên 1,1 tỷ đồng năm 2010 và đạt đến 1,5 tỷ vào năm 2011. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ.

Xu hướng đang được các ngân hàng hình thành là tích hợp các sản phẩm hiện có thành gói sản phẩm cung ứng cho từng loại đối tượng khách hàng, đảm bảo phục vụ đồng bộ và hiệu quả nhất cho khách hàng. Đây chính là chiến lược gắn kết hoạt động cho vay với bán chéo các sản phẩm, dịch vụ.

Cùng nằm trong xu hướng đó, chi nhánh nhận định rằng nên tính tổng thể lợi ích khách hàng đem lại cả về tín dụng, huy động vốn và thu từ dịch vụ, từ đó xây dựng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á – chi nhánh Hà Đông (Trang 35 - 39)