Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của chi nhánh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á – chi nhánh Hà Đông (Trang 48)

2.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài

2.3.1.1Các yếu tố vĩ mô a, Môi trường kinh tế

Nằm ở phía Tây Nam Hà Nội, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng, Hà Đông có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự.

Năm 2009, quận Hà Đông có cơ cấu kinh tế chuyển dịch, với tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 53,5%, thương mại-dịch vụ-du lịch chiếm 45,5%, nông nghiệp chỉ còn 1,0%. Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đã tiến những bước dài về quy mô, sản lượng, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 3 năm (2005-2008) đạt 17,7%. Từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2009, giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh của quận Hà Đông đạt gần 1.821 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1.964,5 tỷ đồng.

Về tình hình đầu tư, xây dựng, Hà Đông đã và đang triển khai xây dựng nhiều khu đô thị mới: Văn Quán, Mỗ Lao, Văn Phú, Lê Trọng Tấn, trục đô thị phía Bắc…, các trường đại học, các bệnh viện quốc tế với số vốn huy động đầu tư hàng chục tỷ đôla.

Từ đầu năm đến nay, quận đã có 32 công trình được duyệt quyết toán, 44 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, 108 công trình đang thi công, 39 công trình đã được phê duyệt đầu tư, 161 công trình đang thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư để trình duyệt.

Tình hình kinh tế ở khu vực Hà Đông rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh SeABank Hà Đông tại đây với nền kinh tế tăng trưởng ổn định, tỉ trọng dịch vụ - công nghiệp lớn, tỉ trọng nông nghiệp nhỏ chỉ còn 1%, đồng thời có nhiều chính sách đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng.

Đây là một thị trường còn mới mẻ, do đó vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức đối với chi nhánh, đòi hỏi chi nhánh có kế hoạch tập trung khai thác.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính theo nghị định số 23/2008/NĐ-CP, Hà Đông có 4.791,40 ha diện tích tự nhiên và 198.687 nhân khẩu.8 Hiện nay, Hà Đông đang trở thành khu vực có tiềm năng phát triển cao, có vị trí chiến lược trong Quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội. Cũng giống như Kangnam của Hàn Quốc hay khu Mỹ Đình cách đây vài năm, Hà Đông sẽ là một địa bàn phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt sôi động.

Quận đã hoàn thành quy hoạch chung tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch chi tiết cho từng ngành, tạo tiền đề để các công trình hạ tầng cơ bản được triển khai đồng bộ trên các lĩnh vực, thu hút và tạo điều kiện để triển khai các dự án khu đô thị, trường đại học lớn, bệnh viện, hệ thống giao thông phát triển mạnh, tạo thành mạng lưới thông suốt.

Có thể nhận định rằng đây là một thị trường đầy tiềm năng cả về nguồn lực và khách hàng mà chi nhánh có thể khai thác hiệu quả.

Ngoài ra, những thay đổi về môi trường kinh doanh, thị hiếu, thu nhập…trong xu thế hội nhập cũng đòi hỏi chi nhánh phải kịp thời nắm bắt và có những biện pháp phù hợp để cạnh tranh được với các ngân hàng khác.

c, Môi trường chính trị - pháp luật

Sự ổn định về chính trị giúp cho chi nhánh SeABank Hà Đông nói riêng và ngành ngân hàng nói chung phát triển một cách thuận lợi. Chính trị ổn định, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, tạo tâm lí yên tâm cho các nhà đầu tư, từ đó thu hút được vốn đầu tư cả trong nước và nước ngoài.

Cơ sở pháp luật được bổ sung, hoàn thiện sẽ tạo ra được môi trường kinh doanh lành mạnh, xây dựng cơ sở pháp lí vững chắc cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, các ngân hàng thương mại ổn định và bền vững.

Vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã ban hành một số chuẩn mực mới như yêu cầu về an toàn vốn tối thiểu kết hợp thực hiện minh bạch hóa thông tin và giám sát ngân hàng… Việc phân nhóm tăng trưởng cũng đặt ra nhiều vấn đề cho các ngân hàng nói chung.

Những điều đó vừa là cơ hội để chi nhánh cải thiện chức năng quản lí rủi ro của mình, khắc phục điểm yếu…nhưng đồng thời những hạn chế còn tồn tại của hệ thống pháp luật cũng gây ra cho chi nhánh những khó khăn nhất định.

2.3.1.2 Các yếu tố cạnh tranh

Để phân tích các yếu tố cạnh tranh ảnh hưởng như thế nào đến năng lực cạnh tranh của chi nhánh SeABank Hà Đông, ta sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter. Tuy nhiên trong hoạt động của ngân hàng quyền lực của nhà cung cấp là rất nhỏ. Vì vậy, ta đi sâu vào phân tích các khía cạnh: nguy cơ từ các ngân hàng mới, nguy cơ từ các sản phẩm thay thế, quyền lực của khách hàng, cạnh tranh của các ngân hàng trong ngành.

a,Nguy cơ từ sản phẩm thay thế

Như đã phân tích ở chương 1, đối với khách hàng là doanh nghiệp thì nguy cơ bị thay thế là không cao do các doanh nghiệp khi đi vay vốn hay gửi tiền cần có sự rõ ràng cũng như các chứng từ hóa đơn trong gói sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Vì vậy, họ thường không tìm đến dịch vụ ngoài ngân hàng do tính chất không đảm bảo độ an toàn, tin cậy của các dịch vụ này.

Tuy nhiên, đối với khách hàng tiêu dùng cá nhân thì nguy cơ bị thay thế sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh lại khá là cao. Bởi vì khách hàng cá nhân có thói quen sử dụng tiền mặt khi tiêu dùng. Mặt khác, người tiêu dùng đôi khi muốn chuyển tiển qua những kênh khác như: đầu tư chứng khoán, các hình thức bảo hiểm, đầu tư vào nhà đất, vào vàng.

Những nguyên nhân trên là những nguyên nhân lý giải việc trong năm vừa qua kết quả thu hút nguồn tiền từ khách hàng cá nhân của chi nhánh SeABank Hà Đông vẫn còn nhiều hạn chế. Khách hàng thường dùng tiền của mình để đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, vàng,… những khoản đầu tư này mang lại cho họ phần lợi nhuận cao hơn. Trong khi lãi suất tiết kiệm theo quy định chỉ đạt 12%/ một năm, việc thu lợi từ gửi tiền ở ngân hàng là không cao. Do đó, chi nhánh đã mất đi một lượng khách tiềm năng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, lượng khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh lại ở mức khá cao và ổn định, với lượng vốn huy động được từ đối tượng khách hàng này đạt 218,13 tỷ đồng. Chính tính chất an toàn, minh bạch của giấy tờ các khoản tiền gửi, cùng với sự tin tưởng của khách hàng khi gửi tiền vào chi nhánh nên khách hàng từ các tổ chức thường sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thay vì dùng vào các khoản đầu tư khác. Vì vậy, nguy cơ từ sản phẩm thay thế đối với khách hàng là tổ chức kinh tế không cao.

Nhìn chung các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng vẫn là sự lựa chọn quan trọng của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp do tính chất an toàn của các khoản tiền gửi và tiền vay, nguy cơ rủi ro thấp. Do đó, áp lực bị thay thế sản phẩm của chi nhánh là không cao. Khách hàng vẫn có nhu cầu gửi tiền, vay vốn tại chi nhánh, lượng khách hàng của chi nhánh vẫn ngày một nhiều hơn.

b, Nguy cơ từ đối thủ tiềm ẩn

Đây là những ngân hàng hiện chưa có mặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới chi nhánh trong tương lai.

Thứ nhất, theo các cam kết khi gia nhập WTO, lĩnh vực ngân hàng sẽ được mở cửa dần theo lộ trình 7 năm. Ngành ngân hàng có những thay đổi cơ bản khi có các tổ chức tài chính nước ngoài nắm giữ cổ phần của các ngân hàng Việt Nam và sự xuất hiện ngày càng nhiều của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài với xu hướng còn tăng lên trong tương lai. Các ngân hàng nước ngoài còn có lợi thế cạnh tranh hơn các đối thủ trong nước do có: mạng lưới toàn cầu và chất lượng dịch vụ tốt.

Hiện cả ba ngân hàng ngoại được xem là tích cực nhất tại Việt Nam gồm ANZ, HSBC và Standard Chartered đang khẩn trương chuẩn bị cuộc cạnh tranh được xem là quy mô lớn hơn: mở ngân hàng 100% vốn sở hửu của mình tại Việt Nam.

Trong điều kiện kinh tế vĩ mô đang gặp nhiều thách thức, lạm phát tăng cao khiến các cơ quan quản lý phải triệt để áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ-tín dụng, sức ép từ các ngân hàng nước ngoài đã tác động không nhỏ đến việc hoạt động của ngân hàng nội địa.

SeABank là một trong những ngân hàng đã tạo dựng được uy tín lớn đối với khách hàng, thế nhưng trước những sức ép từ phía các ngân hàng nước ngoài, chi nhánh có nguy cơ bị dành mất thị phần, khách hàng , đòi hỏi chi nhánh luôn phải cải tiến và phát triển các sản phẩm, dịch vụ của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, nguy cơ cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn là các ngân hàng nội địa có phần giảm do chính phủ tạm ngưng cấp phép thành lập ngân hàng mới vào tháng 8-2008. Ngoài ra, sự phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu mà các ngân hàng hiện tại đang nhắm đến, giá trị thương hiệu cũng như cơ sở khách hàng trung thành cũng là rào cản đáng kể.

Đến với chi nhánh SeABank Hà Đông, khách hàng luôn có một tâm lý tin tưởng, điều này không phải dễ gì có được. Trong thời gian qua chi nhánh cũng đã xây dựng cho mình một đội ngũ khách hàng thân thiết, trung thành đối với chi nhánh. Đây chính là cản trở lớn khi các chi nhánh ngân hàng khác muốn gia nhập thị trường. Do

đó, nguy cơ cạnh tranh từ các chi nhánh nội địa mới đối với chi nhánh là không đáng kể..

Tuy nhiên, với sự mở cửa của ngành ngân hàng theo các cam kết của WTO và các tổ chức khác, sự xuất hiện của các ngân hàng mới và mở rộng các chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng là một điều tất yếu, vì vậy vẫn tạo sức ép đối với sự phát triển của chi nhánh ở hiện tại và trong tương lai.

c, Quyền lực của khách hàng

Chi nhánh SeABank Hà Đông hoạt động theo mô hình ngân hàng bán lẻ, cung cấp các sản phẩn dịch vụ ngân hàng đa năng để thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong năm 2011, chi nhánh huy động lượng vốn khá cao từ các khách hàng lẻ là 105,45 tỷ đồng. Tuy nhiên con số này vẫn chưa thực sự là cao so với tiềm năng lượng khách hàng có thể gửi tiền vào ngân hàng. Đồng thời, nguy cơ thay thế của ngân hàng đối với khách hàng tiêu dùng là khá cao. Với chi phí chuyển đổi thấp, khách hàng rất dễ dàng chuyển đổi nguồn vốn của mình ra khỏi ngân hàng và đầu tư vào một nơi khác.

Mặt khác, trong năm 2011 vừa qua dư nợ tín dụng của chi nhánh đạt 995 tỷ đồng, dư nợ của khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao đạt 759 tỷ đồng. Để thu hút khách hàng về mình, chi nhánh đã tạo nhiều điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội vay vốn hơn với một cơ chế thông thoáng hơn.

Có thể thấy áp lực của khách hàng đối với chi nhánh là cao, bản thân khách hàng luôn có nhiều sự lựa chọn trước những ưu đãi từ phía bản thân ngân hàng hay từ những khoản thu nhập rất cao khi đầu tư vào những thị trường khác mà sự rủi ro lại cao hơn so với việc tìm đến ngân hàng nhưng họ vẫn đầu tư vào thị trường đem lại cho họ lợi nhuận cao hơn.

d, Cạnh tranh nội bộ ngành

Hiện nay, nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm của ngân hàng ngày một cao. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng tương đối lớn lớn, số lượng các đối thủ cạnh tranh ngày càng tăng lên do sức hấp dẫn của ngành. Điều này đã tạo ra sức ép đối với hoạt động, phát triển của chi nhánh SeABank Hà Đông, đòi hỏi chi nhánh cần phải có những đánh giá về cạnh tranh ngay chính nội bộ SeABank cũng như các chi nhánh ngân hàng khác.

So với các chi nhánh khác, SeABank Hà Đông sở hữu một nguồn nhân lực trẻ trung, năng động và có chuyên môn nghiệp vụ cao với 88% đã tốt ngiệp đại học và sau đại học. Ngoài ra, các nhân viên của SeABank Hà Đông đều làm việc với một thái độ tích cực, đam mê và chuyên nghiệp. Điều đó đã quyết định khả năng cạnh tranh tốt hơn của chi nhánh với các chi nhánh.

Về điều kiện địa lí, nằm trên trục đường Quan Trung, Hà Đông nơi có tiềm năng khai thác vốn rất lớn, đây là một điều rất thuận lợi đối với chi nhánh trong việc huy động và sử dụng vốn.

Thứ hai, đối với các chi nhánh ngân hàng khác, có thể thấy có rất nhiều chi nhánh xuất hiện trên địa bàn quận Hà Đông, các chi nhánh này nằm khá gần nhau trên trục đường Quang Trung, nơi khá thuận tiện cho giao dịch ngân hàng như Sacombank, HDBank, BIDV…. Sự xuất hiện của các chi nhánh mới cùng nhiều chương trình huy động vốn hấp dẫn đã thu hút được nhiều tổ chức và cá nhân ở địa bàn, làm cho nguồn vốn huy động của SeABank Hà Đông có những ảnh hưởng nhất định.

Đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, chi nhánh đã rất cố gắng thực hiện các biện pháp đa dạng hóa hình thức huy động vốn, thu hút lại những khách hàng đã bị mất.

So sánh tổng huy động vốn chi nhánh SeABank Hà Đông với chi nhánh BIDV, chi nhánh HDbank.

Bảng 8: Huy động vốn và dư nợ tín dụng của một số chi nhánh ngân hàng trên địa bàn Hà Đông năm 2011

Đơn vị: tỷ đồng

Tên ngân hàng Huy động vốn Dư nợ tín dụng

BIDV Hà Đông 792 870,1

SeABank Hà Đông 661,4 995

HDBank Hà Đông 520 797,4

Nguồn: ngân hàng BIDV Hà Đông, SeABank Hà Đông, HDBank Hà Đông

Ta có biểu đồ so sánh vốn huy động năm 2011 giữa 3 chi nhánh ngân hàng trên như sau:

Hình 4: Huy động vốn của một số chi nhánh ngân hàng trên địa bàn Hà Đông năm 2011

Nhìn vào bảng có thể thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng BIDV Hà Đông là 792 tỷ đồng, HDBank là 520 tỷ đồng. Như vậy, chi nhánh SeABank Hà Đông đã phải chia bớt thị phần của mình nên lượng huy động vốn của chi nhánh thu hẹp một phần.

Hình 5: Dư nợ tín dụng của một số chi nhánh ngân hàng trên địa bàn Hà Đông năm 2011

Còn về dư nợ tín dụng thì chi nhánh hơn hẳn chi nhánh BIDV Hà Đông và HDBank Hà Đông, với dư nợ tín dụng năm 2011 của chi nhánh là 995 tỷ, của BIDV là 870,1 tỷ và HDBank là 797,4 tỷ.

Có thể thấy được năm vừa qua chi nhánh đã làm khá tốt để khách hàng tin tưởng và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của mình. Nhưng để tiếp tục phát triển và tăng dư nợ tín dụng vào các năm tiếp theo thì chi nhánh cần phải có các biện pháp hiệu quả hơn nữa bởi các chi nhánh ngân hàng khác cũng không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của mình nhằm được khách hàng. Do đó, sức ép cạnh tranh từ các chi nhánh ngân hàng khác là tương đối lớn.

2.3.2 Các yếu tố môi trường bên trong

2.3.2.1 Tiềm lực tài chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như đã phân tích ở trên, nguồn vốn của SeABank Hà Đông dần được ổn định trong các năm qua. Thị trường vốn tương đối khả quan do chi nhánh đã thực hiện các chính sách phù hợp như tiếp thị, khuyến mại với các hình thức huy động hấp dẫn, đa dạng… Nhờ đó, chi nhánh tiếp tục có được mức tăng về nguồn huy động và một cơ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á – chi nhánh Hà Đông (Trang 48)