Nâng cao năng lực cạnh tranh để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á – chi nhánh Hà Đông (Trang 29 - 30)

1.4.1 Thách thức đối với ngân hàng thương mại khi Việt Nam hội nhập kinh tế

quốc tế

Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Hội nhập kinh tế giúp cho các ngân hàng thương mại trong nước tiếp cận được với nguồn vốn khổng lồ, khoa học – công nghệ tiên tiến, đặc biệt là học tập được những kinh nghiệm quý báu trong công tác quản lí, vốn còn yếu ở Việt Nam.

Bên cạnh những cơ hội đó, thì hội nhập cũng đặt ra rất nhiều thách thức cho nền kinh tế còn non trẻ của nước ta.

Sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài với những lợi thế hơn hẳn đã góp phần làm cho môi trường cạnh tranh trong nước vốn đã gay gắt càng trở nên gay gắt hơn. Trong điều kiện đó, nếu ngân hàng trong nước không có những biện pháp để cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ không thể thu hút được khách hàng, không huy động được vốn, và có nguy cơ bị sụp đổ.

Để đối phó với những thách thức đó, nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành đòi hỏi cấp thiết đối với các ngân hàng thương mại trong nước.

1.4.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại ngân hàng thương mại

Trong thời buổi kinh tế tự do cạnh tranh như hiện nay thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn đối với tất cả các ngân hàng thương mại.

Ngành ngân hàng là một thị trường đầy hấp dẫn, có sức hút rất lớn. Điều này đã dẫn đến sự xuất hiện của những đối thủ cạnh tranh mới trong và ngoài ngành với những đổi mới trong chiến lược kinh doanh, lôi kéo khách hàng, xâm chiếm thị phần. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập như hiện nay, đối thủ cạnh tranh không chỉ ở trong nước mà còn có cả các đối thủ nước ngoài với lợi thế hơn hẳn về vốn, trình độ quản lí, chất lượng nguồn lực…

Trong hoàn cảnh đó, buộc các ngân hàng thương mại trong nước phải không ngừng sáng tạo, không ngừng đổi mới để phù hợp với tình hình kinh tế, nâng cao năng lực canh tranh, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triền của mình, trong điều kiện phát triển nhưng vẫn phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán của mình.

Mặt khác, nhu cầu khách hàng ngày một đa dạng, đòi hỏi khó tính hơn khi mà sự lựa chọn của họ được mở rộng và mức độ tiếp cận được với thông tin ngày càng dễ

dàng. Vì vậy, các ngân hàng thương mại muốn tiếp tục thu hút được khách hàng cần phải hoàn thiện bản thân, phát triển các sản phẩm, dịch vụ, nâng cao mức độ an toàn và năng lực tài chính, tạo được sự vượt trội hơn so với đối thủ. Thực hiện các biện pháp chiếm được sự tín nhiệm của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh. Có như vậy, ngân hàng mới có thể tồn tại và phát triển được.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đông Nam Á – chi nhánh Hà Đông (Trang 29 - 30)