Các hoạt động kinh doanh của PVFC

Một phần của tài liệu hoàn thiện việc phân tích Báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phục vụ phê duyệt cho vay tại Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (Trang 42 - 48)

a/ Huy đông vốn

- Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của các tổ chức, cá nhân theo quy định cùa Ngân hàng Nhà nước.

- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định cùa pháp luật hiện hành.

- Vay vốn của các tồ chức tài chính, tín dụng trong nước, ngoài nước và các tổ chức tài chính quốc tế.

- Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

b/ Hoạt động tín dụng

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn theo quy định cùa Ngân hàng Nhà nước; cho vay theo ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định hiện hành cùa Luật các Tổ chức tín dụng và hợp đồng ủy thác.

- Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác; cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với các tổ chức và cá nhân.

- Bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Việc bảo lãnh cùa Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam phải được thực hiện theo quy dinh tại Điều 5B. Điêu 59. Điều 60 Luật các Tổ chức tín dụng và quy định cùa NHNN.

c/ Mở tài khoản

- Được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, nơi Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam đặt trụ sở chính và các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Việc mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng ngoài lãnh thổ Việt Nam phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép. - Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam có nhận tiền gửi phải

mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì tại đó số dư bình quân không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.

d/ Dịch vụ ngân quỹ

- Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.

e/ Các hoạt động khác

- Góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác.

- Đầu tư cho các dự ăn theo hợp đồng. - Tham gia thị trường tiền tệ.

- Thực hiện các dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng.

- Làm đại lý phát hành trái phiếu, cố phiếu và các loại giấy tờ có giá cho các doanh nghiệp.

- Được quyền nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư, kể cà việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng.

- Cung cấp dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, đầu tư cho khách hàng.

- Cung cấp dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác.

- Thực hiện một số hoạt động ngoại hối theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.

- Thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán theo quy định của NHNN. - Các hoạt động khác theo quy định của NHNN.

2.1.3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của PVFC

Từ ngày đầu mới thành lập cho đến nay, do chuẩn bị tốt về nhân lực và công nghệ, cùng với sự lãnh đạo hiệu quả của NHNN, của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), PVFC đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được các kết quả rất đáng khích lệ. Vốn điều lệ của PVFC từ 100 tỷ đồng khi mới thành lập (tháng 6 năm 2000) đã tăng lên 5.000 tỷ đồng vào năm 2008. Tổng tài sản từ 360 tỷ đồng năm 2001 tăng lên 64.652 tỷ đồng vào năm 2009. Doanh thu từ 17 tỷ đồng năm 2001 đã tăng lên 5.058 tỷ đồng năm 2009. Lợi nhuận trước thuế năm 2009 đạt 611 tỷ đồng.

Sau gần 10 năm hoạt động, đến nay PVFC đã cơ bản hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bổ nhiệm các chức danh chủ chốt của Tổng Công ty. Với 9 Chi nhánh và 3 Công ty thành viên, phạm vi hoạt động của PVFC đã theo kịp mạng lưới hoạt động của Petrovietnam và các đơn vị thành viên tại các trung tâm kinh tế và dầu khí lớn của cả nước. PVFC đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác với đông đảo khách hàng cả trong và ngoài ngành Dầu khí. Thương hiệu PVFC đã có chỗ đứng trên thị trường với các giải thưởng uy tín như Sao Vàng Đất Việt, Cúp vàng thương hiệu và nhãn hiệu...

Đặc biệt, với vai trò là định chế tài chính của PVN, PVFC đã từng bước triển khai và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Sau gần 10 năm hoạt động, tổng số vốn PVFC thu xếp thành công cho các dự án của ngành đạt trên 11.900 tỷ VND và đang thực hiện các cam kết thu xếp vốn khác với giá trị 46.200 tỷ VND.

Nhìn lại hoạt động của các tổ chức tín dụng trong thời kỳ suy giảm kinh tế năm 2008, chúng ta thấy rõ những khó khăn, thách thức đó là: Suy giảm kinh tế đã làm cho cung cầu ngoại tệ căng thẳng, tỷ giá biến động liên tục, kéo theo đó là cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của toàn khối ngân hàng năm 2009 là 28,7%, nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng 37,7% là một thách thức và nguy cơ đối với bảo đảm an toàn về thanh khoản của các tổ chức tín dụng. Thêm vào đó sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cũng ngày càng khốc liệt. Tất cả những yếu tố trên đã tạo ra một môi trường hoạt động khó khăn và tiềm ẩn rủi ro.

Ngay từ những ngày đầu năm 2009, PVFC đã đưa ra các phương án cơ cấu danh mục đầu tư hợp lý, hiện thực hóa lợi nhuận để làm nền tảng cho hoạt động đầu tư trong các năm tiếp theo. Công tác cải cách hành chính và các chính sách nhân sự hợp lý, tái cấu trúc bộ máy cũng như cơ chế lương thưởng theo hiệu quả lao động, động viên, khuyến khích lao động sáng tạo đối với tất cả các thành viên toàn tổng công ty cũng được áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh.Với những thay đổi mang tính toàn diện nói trên, cùng với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia và Ngân hàng Nhà nước, sự hỗ trợ tích cực của khách hàng và sự đồng lòng chung sức của toàn thể cán bộ, nhân viên trong tổng công ty đã giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thử thách trong giai đoạn suy giảm kinh tế.

Năm 2009, PVFC đạt doanh thu 5.658 tỷ đồng, vượt 45% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế đạt 611 tỷ đồng, bằng 153% kế hoạch đã được đại hội đồng cổ đông thông qua; tổng tài sản tính đến ngày 31-12-2009 là 64.652 tỷ đồng. PVFC đã từng bước phục hồi sau khủng hoảng tài chính, ổn định các hoạt động, đồng thời xử lý cơ bản các tồn tại của những năm trước. Cơ cấu tổ chức có nhiều thay đổi theo hướng tinh gọn, chuyên môn hóa, hoàn thiện quy chế trả lương, thưởng theo hiệu quả công việc, khuyến khích mọi người nâng cao năng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

suất lao động. Các yếu tố nền tảng cho hoạt động của một đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính với quy mô lớn đã được triển khai xây dựng như hệ thống báo cáo theo thẻ điểm cân bằng đáp ứng nhu cầu quản trị; hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; chạy thử nghiệm phần mềm nghiệp vụ hiện đại corebanking.

Trong hoạt động tài chính, xác định mục tiêu đầu tư vào các lĩnh vực dầu khí, tạo nguồn lực thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng toàn ngành được xác định là lĩnh vực đầu tư chủ lực. Do đặc điểm các hoạt động đầu tư dầu khí đều đòi hỏi một lượng vốn rất lớn. Ðối với các công trình đầu tư trọng điểm của Nhà nước, của ngành, việc đáp ứng nguồn vốn kịp thời có ý nghĩa quan trọng quyết định đến tiến độ xây dựng. Với mục tiêu tham gia thu xếp vốn cho hầu hết các đơn vị thành viên trong tập đoàn, PVFC đã tập trung khai thác mọi nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư. Hình thức thu xếp cũng rất linh hoạt thông qua mời gọi các nhà đầu tư tham gia góp vốn trực tiếp để thực hiện dự án; hợp tác, thỏa thuận với các ngân hàng khác đồng tài trợ để thu xếp vốn; trong thời gian tới sẽ tổ chức phát hành trái phiếu quốc tế của PVN.

Năm 2009, PVFC đã cung ứng kịp thời nguồn vốn cho các dự án theo thứ tự ưu tiên, tổng giá trị cam kết thu xếp vốn là 1,8 tỷ USD và 2.300 tỷ đồng cho các dự án lớn như: tàu chở dầu của PVTrans 150 triệu USD; đường ống dẫn khí lô B - Ô Môn 500 triệu USD; dự án xây dựng Nhà máy thủy điện Ðác Dring 1.300 tỷ đồng... Ngày 12-1-2010, PVFC và Vietinbank đã ký thỏa thuận đầu tiên của năm mới, thu xếp vốn và đồng tài trợ vốn với Công ty liên doanh Pvkeezpte. Ltd (Singapore) với số vốn 252 triệu USD cho dự án đầu tư kho nổi chứa xuất dầu thô phục vụ khai thác mỏ Chim Sáo trong thời hạn sáu năm cộng hai năm ân hạn. Tổng giám đốc PVFC Tống Quốc Trường cho rằng: Năm 2009 là giai đoạn khó khăn đối với PVFC nhưng "lửa thử vàng, gian nan thử sức", với sự chỉ đạo điều hành của lãnh đạo PVN và sự ủng hộ tích cực, tạo điều kiện

hỗ trợ nhau vượt khó của các doanh nghiệp trong đại gia đình Petrovietnam, tổng công ty đã xoay chuyển được tình thế. Nghị quyết 233 ngày 17-3-2009 của tập đoàn khuyến khích các đơn vị thành viên trong tập đoàn ưu tiên sử dụng các sản phẩm dịch vụ trong ngành đã tạo cơ hội cho PVFC nhưng đồng thời cũng đòi hỏi doanh nghiệp tự phấn đấu nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ. Cùng với sự hỗ trợ từ bên ngoài, Ðảng ủy, HÐQT, Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, nhân viên PVFC đã đồng tâm hiệp lực cùng chèo lái con thuyền vượt qua khó khăn.

Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu lâu dài xây dựng PVFC trở thành định chế tài chính xương sống hiện đại, trở thành công cụ quan trọng để thu xếp và quản lý các nguồn vốn của tập đoàn, phấn đấu quốc tế hóa thương hiệu PVFC thì bên cạnh những thuận lợi vẫn còn những mặt yếu kém chủ quan phải khắc phục kịp thời, đó là: Trách nhiệm, trình độ cán bộ, công nhân viên và vai trò lãnh đạo, quản lý cấp trung chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Cần phát huy hơn nữa vai trò người lãnh đạo đứng đầu ở các bộ phận; công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm dịch vụ mới còn yếu..

Năm 2010 sẽ là năm mang ý nghĩa quan trọng đối với PVFC vì đây là năm thứ 10 khẳng định vị thế của một định chế tài chính mà lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia đặt nhiều niềm tin và kỳ vọng, góp phần quan trọng phục vụ yêu cầu tăng tốc phát triển của tập đoàn, nhất là trong giai đoạn kinh tế phục hồi. Năm 2010 cũng được PVFC xác định là năm bản lề để thực hiện thành công kế hoạch 5 năm 2010 - 2015 với tầm nhìn chiến lược: “là định chế tài chính của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tại khu vực, tạo lập thương hiệu có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế”.

Năm 2010, PVFC phấn đấu thực hiện những mục tiêu cơ bản: doanh thu đạt 5.059 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 1.032 tỷ đồng; tỷ lệ cổ tức tối thiểu 12,9%; và niêm yết thành công cổ phiếu PVFC trên Sàn giao dịch chứng khoán Singapore.

Bên cạnh đó, PVFC sẽ thực hiện quyết liệt cải cách thủ tục hành chính; áp dụng hiệu quả phần mềm CoreBanking trên toàn hệ thống. Ứng dụng thành công mô hình quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế và hệ thống báo cáo quản trị Thẻ điểm cân bằng (BSC - Balance Score Card), hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả (KPI - Key Performance Indicators)...

Cùng với việc phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, cán bộ, nhân viên toàn tổng công ty sẽ tập trung phấn đấu thực hiện 10 mục tiêu: Khắc phục triệt để các mặt yếu kém; phấn đấu doanh thu và lợi nhuận vượt mức 20%; niêm yết cổ phiếu PVFC trên sàn giao dịch chứng khoán Singapore và chuyển nhượng thành công 18% vốn góp của PVN tại PVFC, đồng thời đẩy mạnh hoạt động marketing trên thị trường quốc tế. Tiếp tục tái cơ cấu hoạt động kinh doanh để thực hiện tốt chức năng là một định chế tài chính của tập đoàn và đổi mới toàn diện công tác khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp sản phẩm dịch vụ đến tất cả các khách hàng trong tập đoàn và đáp ứng 100% nhu cầu thu xếp vốn của ngành...

Một phần của tài liệu hoàn thiện việc phân tích Báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phục vụ phê duyệt cho vay tại Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (Trang 42 - 48)