Phân tích tình hình vốn, nguồn vốn

Một phần của tài liệu hoàn thiện việc phân tích Báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phục vụ phê duyệt cho vay tại Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (Trang 29 - 30)

Phân tích tình hình vốn (nguồn vốn) tức là phân tích sự biến động và cơ cấu vốn (nguồn vốn) của doanh nghiêp.

Phân tích sự biến động của vốn (nguồn vốn) là việc xem xét đánh giá tình hình tăng, giảm của vốn (nguồn vốn) thông qua việc so sánh giữa số cuối kỳ và đầu kỳ của tổng vốn (tổng nguồn vốn) cũng như từng loại vốn (từng loại nguồn vốn) cả về số tương đối và số tuyệt đối qua đó đánh giá được quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp (doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không, chính sách huy động vốn của doanh nghiệp như thế nào). Khi phân tích sự biến động của vốn chú ý đến sự biến động của tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ảnh hưởng đến khả năng ứng phó với các khoản nợ đến hạn.

Phân tích cơ cấu vốn (nguồn vốn) là xem xét tỷ trọng của từng loại vốn (nguồn vốn) trong tổng quy mô. Quy mô có thể là tổng tài sản (tổng nguồn vốn) hoặc các khoản mục cấu thành nên tài sản (nguồn vốn) đó. Qua đó thấy được việc phân bổ vốn có phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Ví dụ với doanh nghiệp sản xuất tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản lớn thể hiện doanh nghiệp quan tâm đến đầu tư mở rộng sản xuất, nhưng nếu là một doanh nghiệp thương mại thì là không hợp lý. Phân tích cơ cấu phân bổ của nguồn vốn cho thấy mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tăng cường sử dụng vốn chủ tức là doanh nghiệp đang tăng cường tự chủ về mặt tài chính, nếu nợ phải trả tăng thì ngược lại doanh nghiệp tăng phụ thuộc vào bên ngoài.

Tỷ suất vốn chủ sở hữu (%) = Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Tỷ số cơ cấu vốn (%) = Tổng nợ x 100% Vốn chủ sở hữu

Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn ta chú ý đến tỷ suất vốn chủ sở hữu (hay còn gọi là hệ số tài trợ) của doanh nghiệp, tỷ suất này cho biết mức độ độc lập của doanh nghiệp về mặt tài chính hoặc tỷ sổ nợ trên tổng tài sản cho biết mức độ sử dụng vốn vay và áp lực trả nợ của doanh nghiệp. Tỷ suất vốn chủ sở hữu càng thấp hay tỷ số nợ trên tổng tài sản càng cao chứng tỏ mức độ phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp với các chủ nợ càng lớn, gánh nặng nợ cao, tiềm ẩn rủi ro trong thanh toán.

Một phần của tài liệu hoàn thiện việc phân tích Báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phục vụ phê duyệt cho vay tại Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (Trang 29 - 30)