- Giống DT84 (đối chứng): Do Viện di truyền Nông nghiệp chọn tạo bằng phương pháp đột biến và được công nhận giống quốc gia năm 1995 Đặc tính chủ
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3.1.2- Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian sinh trưởng của giống đậu tương ĐT 26:
tương ĐT 26:
Để đánh giá chu kỳ sinh trưởng của đậu tương thường dùng chỉ tiêu thời gian sinh trưởng của cây mà thời gian sinh trưởng của đậu tương phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh, thời vụ,... Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương được chia thành các giai đoạn như: Giai đoạn từ gieo đến mọc, từ mọc đến ra hoa và từ ra hoa đến chín. Kết quả theo dõi thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm được tổng hợp tại bảng 4.16.
* Thời gian từ mọc đến ra hoa:
Đây là giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng của đậu tương, là giai đoạn tiền đề quyết định cho quá trình phân hóa mầm hoa nên là giai đoạn rất quan trọng.
Qua bảng 4.16 cho thấy ở công thức đối chứng (phun nước lã) có thời gian từ gieo đến ra hoa ngắn nhất (33 ngày), các công thức còn lại đều có thời gian gieo bằng nhau (34 ngày).
Thời gian từ ra hoa đến chín không có sự biến động ở các công thức thí nghiệm.
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian sinh trưởng của giống đậu tương ĐT 26
Công thức phun phân bón qua lá
Thời gian từ gieo đến ra hoa (ngày) Thời gian từ ra hoa đến chín (ngày) Tổng thời gian sinh trưởng (ngày) Phun nước lã (đ/c) 33 53 90 Phun phân K-H 34 54 92
Phun phân Komix 34 54 93
Phun phân đầu trâu 902 34 54 92
* Tổng thời gian sinh trưởng: Qua bảng 4.16 cho thấy thời gian sinh trưởng của giống đậu tương ở các công thức cũng không có sự chệnh lệch nhau nhiều. Ở CT 1 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (90 ngày), còn lại đều có thời gian sinh trưởng tương đương nhau (92 - 93 ngày).