Hiện trạng sản xuất đậu tương của huyện Yên Lạc

Một phần của tài liệu nghiên cứu, xác định một số giống và loại phân bón lá thích hợp cho đậu tương vụ đông vùng đất huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 36)

- Giống DT84 (đối chứng): Do Viện di truyền Nông nghiệp chọn tạo bằng phương pháp đột biến và được công nhận giống quốc gia năm 1995 Đặc tính chủ

4.1.2.Hiện trạng sản xuất đậu tương của huyện Yên Lạc

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2.Hiện trạng sản xuất đậu tương của huyện Yên Lạc

Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương huyện Yên Lạc từ năm (2004 - 2010) STT Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1 2004 1.491 15,50 2.311 2 2005 2.245 15,75 3.536 3 2006 2.184 16,73 3.654 4 2007 1.437 14,70 2.113 5 2008 1.927 18,71 3.605 6 2009 645 16,31 1.052 7 2010 2.000 18,70 3.740

Qua bảng 4.2 cho thấy diện tích và sản lượng đậu tương của huyện Yên Lạc trong những năm gần đây có xu hướng giảm. Năm 2005 diện tích sản xuất đậu tương trên địa bàn huyện đạt 2.245 ha, năng suất đạt 15,75 tạ/ha và sản lượng đạt 3.536 tấn. Đến năm 2009 diện tích sản xuất đậu tương chỉ còn 645 ha, năng suất chỉ đạt 16,31 tạ/ha và sản lượng đạt 1.052 tấn. Năm 2010 diện tích đậu tương của huyện tăng lên là 2.000 ha, năng suất đạt 18,70 tạ/ha và sản lượng đạt 3.740 tấn.

Qua theo dõi hiện trạng sản xuất đậu tương của huyện Yên Lạc chúng tôi nhận thấy: diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của huyện trong những năm qua

thấp và không ổn định. Một số yếu tố làm hạn chế năng suất, sản lượng đậu tương của huyện là:

+ Do bộ giống đậu tương còn nghèo nàn, chủ yếu tập trung vào các giống cũ như DT84, DT96, AK06, ...

+ Kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, người dân chưa được tiếp cận nhiều với tiến bộ khoa học kỹ thuật nên chăm sóc còn dựa vào kinh nghiệm truyền thống là chủ yếu.

+ Do hiệu quả kinh tế của cây đậu tương còn thấp hơn một số cây trồng khác. + Hiện tại người dân chỉ coi cây đậu tương là cây trồng phụ, cây trồng có tính chất luôn canh tăng vụ nên chưa chú trọng đến áp dụng các biện pháp kỹ thuật.

Xác định được các yếu tố hạn chế đến sản xuất đậu tương từ đó chúng ta đưa ra được các biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất trên địa bàn huyện. Cây đậu tương với ưu điểm là ngắn ngày hơn, lại có giá trị cải tạo đất sẽ là cây trồng lý tưởng cho chân đất này. Vấn đề đặt ra là phải có các nghiên cứu để chọn ra các giống và biện pháp kỹ thuật thích hợp để nhằm nâng cao diện tích sản xuất và năng suất đậu tương cho huyện.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, xác định một số giống và loại phân bón lá thích hợp cho đậu tương vụ đông vùng đất huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 36)