- Giống DT84 (đối chứng): Do Viện di truyền Nông nghiệp chọn tạo bằng phương pháp đột biến và được công nhận giống quốc gia năm 1995 Đặc tính chủ
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.2.1- Mức độ nhiễm sâu bệnh hạ
Trong công tác chọn giống cũng như trong thực tế sản xuất đậu tương, một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất đậu tương là sâu bệnh hại. Sâu bệnh hại làm giảm năng suất một cách đáng kể vì nó làm giảm mật độ cây trên đồng ruộng, gây tổn thương đến tất cả các bộ phận của cây. Vì vậy đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại để đề xuất các biện pháp phòng trừ hợp lý là vấn đề rất được người dân quan tâm.
Điều kiện khí hậu thời tiết là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát sinh phát triển của sâu bệnh hại. Điều kiện thời tiết vụ đông nước ta là điều kiện lý tưởng cho các loại sâu bệnh phát triển. Cũng giống như nhiều loại cây trồng khác, đậu tương là loại cây có khá nhiều loài sâu bệnh hại như sâu ăn lá, ăn mầm, đục quả, bệnh do nấm, vi khuẩn, virus hại rễ, hại lá…
Mức độ nhiễm sâu bệnh hại đậu tương trên đồng ruộng trong vụ đông 2010, được chúng tôi tổng hợp và trình bày tại bảng 4.10.
Bảng 4.9. Mức độ nhiễm sâu hại của các giống đậu tương
STT Giống
Dòi đục thân thời kỳ cây
con (%)
Sâu cuốn lá thời kỳ ra hoa, làm quả (%) Sâu đục quả thời kỳ chín (%) 1 DT 84 (Đ/c) 2,00 11,00 7,00 2 ĐVN 6 2,33 12,67 7,45 3 DT 96 2,67 12,50 8,00 4 ĐT 20 2,47 13,00 7,50 5 ĐT 26 2,20 13,33 7,20
* Dòi đục thân: Đặc tính của loại sâu hại này là một loại ruồi rất nhỏ, con trưởng thành đẻ trứng vào bên trong lớp biểu bì mặt dưới của phiến lá gần gân chính. Sau khi nở ấu trùng đục thẳng vào gân lá qua cuống rồi đục vào trong thân của cây đậu, ăn thành đường hầm suốt từ gốc đến ngọn cây. Khi cây đậu còn nhỏ ấu trùng thường tấn công phần ngọn làm cho cây con bị héo rồi chết. Tác hại này đã làm giảm đáng kể mật độ cây thực tế trên đồng ruộng. Tỷ lệ cây bị hại biến động trong khoảng 2,00 - 2,67 %. Trong đó giống bị dòi hại mạnh nhất là DT 96 và thấp nhất là giống đối chứng.
* Sâu cuốn lá: chúng tôi theo dõi mức độ gây hại của sâu cuốn lá vào thời kỳ cây ra hoa, làm quả. Kết quả cho thấy đây là thời kỳ sâu phá hoại mạnh nhất, làm hỏng bộ lá nên ảnh hưởng đến quang hợp và vận chuyển chất dinh dưỡng. Tỷ lệ sâu cuốn lá gây hại các giống đậu tương là khá cao, biến động từ 11,00 - 13,33 %. Trong đó, giống đối chứng có tỷ lệ sâu hại thấp nhất (11,00 %), các giống còn lại đều bị có tỷ lệ bị hại cao hơn và cao nhất là giống ĐT 26 (13,33 %), tiếp đến là ĐT 20 (13,00
* Sâu đục quả thời kỳ chín: Chúng tôi theo dõi sự gây hại của sâu đục quả vào giai đoạn chín và thấy rằng sâu đục vào quả, nằm trong quả ăn hạt làm cho quả bị mục, thủng hoặc mất mầm. Tỷ lệ sâu đục quả ở các giống tham gia thí nghiệm từ 7,00 - 8,00 %. Giống đối chứng có tỷ lệ sâu đục quả thấp nhất với 7,00 %, cao nhất là DT 96 (8,00 %), tương đương với đối chứng là ĐT 20 (7,50 %), ĐVN 6 (7,45 %) và ĐT 26 (7,20 %).
Ngoài các loại sâu hại này còn có sâu khoang, ban miêu hại lá, rệp và bọ xít hại quả. Tuy nhiên mức độ nhiễm các loại sâu này trong vụ đông năm nay rất ít.