- Giống DT84 (đối chứng): Do Viện di truyền Nông nghiệp chọn tạo bằng phương pháp đột biến và được công nhận giống quốc gia năm 1995 Đặc tính chủ
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.3. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các giống đậu tương
Trong công tác nghiên cứu chọn tạo giống, các chỉ tiêu sinh trưởng của đậu tương cũng được chú ý như năng suất và chất lượng. Các chỉ tiêu sinh trưởng của các giống khác nhau là khác nhau nó phụ thuộc vào bản chất di truyền của từng giống. Bên cạnh đó việc nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng cho chúng ta biết khả năng chống chịu của giống, đặc biệt là tính chống đổ. Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng của 5 giống đậu tương được chúng tôi trình bày ở bảng sau:
Bảng 4.11. Một số chỉ tiêu sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương
STT Giống Chiều cao thân chính (cm) Chiều cao đóng quả (cm) Số cành cấp 1 (cành/cây) Số đốt hữu hiệu (đốt/thân) 1 DT 84 (Đ/c) 40,3 8,9 1,4 7,8 2 ĐVN 6 43,4 8,2 2,3 9,7 3 DT 96 52,5 9,5 1,3 8,7
5 ĐT 26 54,8 10,5 1,9 13,0
* Chiều cao thân chính: Được xác định khi thu hoạch, đây là giá trị cuối cùng đánh giá khả năng sinh trưởng của cây. Chiều cao thân chính được tạo nên bởi số đốt trên thân chính, chiều dài của lóng. Chiều cao có liên quan rất nhiều đến khả năng chống đổ của cây.
Qua bảng 4.11 cho thấy: Chiều cao thân chính của các giống biến động từ 40,3 - 61,2 cm, cao nhất là giống ĐT 20, thấp nhất là giống đối chứng, các giống còn lại đều có chiều cao cây cao hơn đối chứng .
* Chiều cao đóng quả: là chỉ tiêu cần quan tâm trong công tác chọn tạo giống vì là chỉ tiêu có ý nghĩa trong việc cơ giới hóa khi thu hoạch đậu tương. Chiều cao đóng quả cao sẽ thuận lợi cho thu hoạch bằng máy móc, giảm công lao động cho người nông dân. Tuy nhiên, chiều cao đóng quả quá cao thì cây dễ bị đổ, nếu quá thấp dễ làm cho quả dễ bị thối.
Chiều cao đóng quả của các giống từ 8,2 -11,7 cm. Giống ĐT 20 có chiều cao đống quả cao nhất, thấp nhất là giống ĐVN 6, giống đối chứng có chiều cao đóng quả là 8,9 cm, hai giống còn lại đều có chiều cao đóng quả cao hơn đối chứng.
* Số cành cấp 1: Là chỉ tiêu quan trọng được đặc biệt quan tâm trong công tác chọn giống, đồng thời là chỉ tiêu có liên quan mật thiết với năng suất. Những giống có số cành cấp 1 cao thì số quả trên cây thường nhiều, do đó năng suất cao. Các giống trong thí nghiệm có số cành cấp 1 biến động từ 1,2 - 2,3 cành/cây. Trong đó, giống ĐT20 có số cành cấp 1 thấp nhất và cao nhất là giống ĐVN 6.
* Số đốt hữu hiệu trên thân chính: Đây là một trong những chỉ tiêu có ý nghĩa với các yếu tố cấu thành năng suất đậu tương. Số đốt hữu hiệu càng nhiều thì khả năng mang quả trên cây càng lớn. Qua bảng trên cho ta thấy số đốt hữu hiệu của các
giống biến động từ 7,8 - 13,0 đốt/thân. Giống đối chứng có số đốt hữu hiệu thấp nhất (7,8 đốt/thân), các giống còn lại đều có sô đốt hữu hiệu cao hơn đối chứng và đạt cao nhất là giống ĐT 26 (13,0 đốt/thân).