Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương

Một phần của tài liệu nghiên cứu, xác định một số giống và loại phân bón lá thích hợp cho đậu tương vụ đông vùng đất huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 38 - 41)

- Giống DT84 (đối chứng): Do Viện di truyền Nông nghiệp chọn tạo bằng phương pháp đột biến và được công nhận giống quốc gia năm 1995 Đặc tính chủ

4.2.1.2-Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.1.2-Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương

Chu kỳ sinh trưởng của đậu tương trải qua nhiều giai đoạn nhưng chia thành 2 giai đoạn chính là sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Tuy nhiên do đặc tính sinh học của đậu tương thì hai quá trình này là đan xen nhau nên rất khó phân

tương thường dùng chỉ tiêu thời gian sinh trưởng của cây mà thời gian sinh trưởng của đậu tương phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh, thời vụ,... Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương được chia thành các giai đoạn như: Giai đoạn từ gieo đến mọc, từ mọc đến ra hoa và từ ra hoa đến chín. Kết quả theo dõi thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm được tổng hợp tại bảng 4.4

* Thời gian từ mọc đến ra hoa của các giống đậu tương

Thời gian từ mọc đến ra hoa: còn gọi là thời kì sinh trưởng sinh dưỡng của cây, được tính từ khi cây mọc đến khi cây ra hoa đầu tiên.

Thời kì đầu cây con sinh trưởng rất chậm, trong khi đó bộ rễ của nó lại phát triển nhanh cả về chiều ngang và chiều sâu. Trên rễ lúc này, nốt sần bắt đầu được hình thành và phát triển, mở đầu cho hoạt động cố định đạm khí trời để cung cấp cho cây. Đến thời kì cây chuẩn bị ra nụ, ra hoa thì tốc độ sinh trưởng của cây tăng lên nhanh. Đây là giai đoạn hình thành kích thước và số lượng lá, số đốt và số hoa, quyết định quá trình phân hóa mầm hoa, tích lũy chất khô cho quá trình ra hoa tạo quả.

Đây là thời kỳ sinh trưởng quan trọng của cây đậu tương, được tính từ khi có 50% cây mọc đến 50% cây ra hoa hay còn gọi là thời kỳ cây con. Vào cuối thời kỳ này cây đậu tương xảy ra quá trình phân hoá mầm hoa, do đó có thể nói đây là thời kỳ quyết định đến tổng số đốt, số cành, số lá trên cây.

Kết quả theo dõi thời gian từ mọc đến ra hoa của các giống đậu tương trong thí nghiệm cho thấy thời gian từ mọc đến ra hoa của các giống đậu tương khác nhau.

Giống ĐVN6 và đối chứng có thời gian từ mọc đến ra hoa ngắn nhất (32 ngày).

Giống ĐT 20 có thời gian từ mọc đến ra hoa dài nhất với 36 ngày, các giống còn lại đều dài hơn đối chứng ĐT 26 (35 ngày) và DT 96 (34 ngày).

Kết quả thí nghiệm đã cho thấy, trong cùng một điều kiện canh tác thời gian từ mọc đến ra hoa giữa các giống có sự khác nhau, điều đó khẳng định rằng ngoài các

yếu tố ngoại cảnh thì bản chất giống cũng quyết định đến thời gian từ mọc đến ra hoa của cây đậu tương.

Bảng 4.4: Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương (ngày)

STT Giống Thời gian từ gieo đến mọc Thời gian từ mọc đến ra hoa Thời gian từ ra hoa đến chín Tổng thời gian sinh trưởng 1 DT 84 (Đ/c) 4 32 53 89 2 ĐVN 6 4 32 54 90 3 DT 96 4 34 54 92 4 ĐT 20 5 36 52 93 5 ĐT 26 4 35 53 92

* Thời gian từ ra hoa đến chín của các giống đậu tương

Đây được coi là thời kỳ sinh trưởng sinh thực của cây đậu tương, được tính từ khi 50% số cây ra hoa đến khi quả chín hoàn toàn. Là thời kỳ quyết định số hoa, số quả và năng suất của đậu tương. Tuy nhiên trong thời kỳ này, thân lá vẫn tiếp tục phát triển nhất là với các giống sinh trưởng vô hạn. Giai đoạn này cây yêu cầu phải được cung cấp đầy đủ nước và dinh dưỡng, nếu gặp điều kiện bất lợi sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh và hình thành quả.

Từ số liệu trên cho thấy: Thời gian từ ra hoa đến chín của đậu tương trong điều kiện vụ đông khá dài, dao động trong khoảng 52 - 54 ngày. Hai giống có thời gian từ ra hoa đến chín dài nhất là ĐVN 6 và DT 96 và đều bằng 54 ngày. Giống ĐT 26 có thời gian ra hoa đến chín tương đương với giống đối chứng và bằng 53 ngày. Giống ĐT 20 có thời gian ra hoa đến chín ngắn nhất (52 ngày).

* Tổng thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương

Thời gian sinh trưởng của cây được tính từ khi gieo đến khi chín hoàn toàn quả chuyển sang màu vàng, lá vàng rụng hết, thủy phần trong hạt khoảng từ 15-20%. Tổng TGST là một chỉ tiêu quan trọng, là cơ sở để bố trí thời vụ trồng và xây dựng công thức luôn canh hợp lý cho mỗi địa phương. Tổng thời gian sinh trưởng của các

Thời gian sinh trưởng của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 89 - 93 ngày. Giống có thời gian sinh trưởng dài nhất là ĐT 20 (93 ngày), các giống ĐT 26, DT 96 và ĐVN 6 đều dài hơn đối chứng. Giống đối chứng có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (89 ngày). Các giống tham gia thí nghiệm có xu hướng sinh trưởng dài hơn giống đôí chứng, các giống đều cho thu hoạch vào cuối tháng 12/2010 trước rét và mưa phùn nên không ảnh hưởng đến quá trình thu hoạch đậu tương.

Nhìn chung, các giống đậu tương thí nghiệm đều có tổng thời gian sinh trưởng từ sớm - trung bình (89 - 93 ngày) và có thể được bố trí vào các công thức luôn canh như:

Đậu tương xuân - Lúa mùa sớm - Cây vụ đông

Đậu tương xuân - Đậu tương hè - Cây vụ đông (đất vùng bãi)

Một phần của tài liệu nghiên cứu, xác định một số giống và loại phân bón lá thích hợp cho đậu tương vụ đông vùng đất huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc (Trang 38 - 41)